Viết một kết thúc mới cho một tác phẩm tắt đèn hay nhất

Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã khép lại nhưng trong lòng của độc giả vẫn còn không ít những băn khoăn và trăn trở. Bạn nghĩ sao nếu “Tắt đèn” có một kết thúc mới. Hôm nay hãy cùng với Wiki viết kết thúc mới cho tác phẩm “Tắt đèn” nhé
“Tắt đèn” được Ngô Tất Tố viết bằng cảm quan hiện thực với những điều đã và đang diễn ra trong một xã hội đã thối nát và suy đồi đến trầm trọng, khi mà con người không có quyền được sống hạnh phúc. Kết thúc tác phẩm, cũng là một cái nhìn hết sức hiện thực về màu đen như chính cuộc đời của con người bấy giờ. Nhưng nó lại gây sức ám ảnh, nặng nề cho người đọc. Có lẽ khi ấy, ánh sáng của Đảng và Cách mạng vẫn chưa đến được với nhà văn để ông có thể đủ tin tưởng vào tương lai phía trước của nhân vật mình. Vậy nếu chúng ta có niềm tin vào con người, vào những điều lịch sử đã làm được thì sao? Nếu kết thúc của “Tắt đèn” không còn là một màu tối đen như mực? Các bạn cũng có thể thử sức làm nhà văn để viết lên một câu chuyện mới mà mình thích. Nhưng khi viết, nên lưu ý về tính logic, hợp lí với phần trước của câu chuyện và những sự kiện có khả năng xảy ra để phù hợp với khuynh hướng hiện thực của tác phẩm. Nếu vẫn chưa tìm được cho mình một cái kết ưng ý, các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu kết thúc mới cho “Tắt đèn” dưới đây. Chúc các bạn học tập tốt!

BÀI MẪU VIẾT KẾT THÚC MỚI CHO TÁC PHẨM “TẮT ĐÈN”- NGÔ TẤT TỐ
Xã hội phong kiến thối nát cùng những sưu cao thuế nặng như một chiếc áo tù đọng ngàn năm nhấn chìm cuộc sống của những con người nghèo khổ. Để níu giữ một chút ánh sáng leo lét của hạnh phúc gia đình, để cứu lấy chông, chị Dậu- người phụ nữ nông dân đã phải bán con, bán chó rồi lên tỉnh ở vú để có tiền chạy chữa cho chồng. Nhưng trong đêm, cụ cố lại muốn giở trò với chị. Chị Dậu vùng vẫy chống trả rồi lao ra ngoài. Trời tối đen như mực, tối như cái tiền đồ của chị.
Chị chạy đi trong đêm không biết mệt mỏi. Bóng tối bao trùm xung quanh. Chị chỉ còn biết nhờ vào cảm giác mà bước đi. Bỗng “huỵch”, chị vừa đâm phải một cái gì đó. Chị sợ hãi:
-Ai đó?
Không có ai trả lời, chỉ có tiếng thở hổn hển.
-Ai đó?
Chị hỏi lại lần nữa. Có tiếng “giúp tôi” vang lên khe khẽ. Chị lặng im.
Đám mây bay qua, để lộ vầng trăng tròn vành vạnh. Không còn bị che bởi mây mù dày đặc, trăng tỏa sáng khắp đường làng, lấp lành trên mặt ao, khi những con cá đớp mồi tạo thành những làn sóng. Chị Dậu cố nheo mắt nhìn. Một người đàn ông gầy gò đang nằm dưới đất, hình như anh ta đang bị thương. Khuôn mặt có những giọt máu còn đang chảy.
Tấm lòng nhân ái khiến chi quên đi nỗi sợ và nguy cơ của mình mà chú ý đến người gặp nạn trước mặt. Nhưng chị vẫn không biết mình phải làm gì.
-Anh có làm sao không? Anh có đi được không?
Anh ta lắc đầu. Chị nhìn xung quanh, lấy một vài phiến lá to để đắp, cầm máu cho người đàn ông rồi dìu anh ta về nhà mình.
Khó nhọc lắm chị mới đưa được người đàn ông về nhà. Trước sự ngỡ ngàng của chồng, chị dìu anh ta lên giường rồi kể lại câu chuyện. Gia đình dẫu lo ăn cho mình còn chưa đủ nhưng hai người nông dân hiền lành ấy vẫn quyết định chăm sóc cho người đàn ông không quen biết kia.
Sáng hôm sau, người đàn ông đã tỉnh, nhưng còn hơi yếu. Anh ta cho biết mình tên là Minh, một người làng khác vì không có tiền nộp sưu thuế mà phải trốn khỏi làng, bị đuổi đánh nên mới ngất ở đó. Vì mối đồng cảm nhưng hơn hết, họ cảm thấy người này sẽ là nguồn sáng mới của mình, anh chị Dậu đã giữ anh Minh ở lại mà chăm sóc.
Hôm sau ở làng bên, khi đang làm thuê cho một gia đình, chị Dậu bỗng nghe thấy tiếng ồn ào phía xa. Nhìn lên trên, thấy một đám người đang đi trên đê với lá cờ đỏ sao vàng phấp phới. Khuôn mặt ai cũng phấn khởi lạ lùng. Người ta bảo đó là những người đi theo Việt Minh, chống lại chính quyền, không nên dây dưa. Nhưng chị Dậu vẫn thầm mong, lúc nào đó sẽ có được khuôn mặt rạng rỡ như họ.
Trên đường về, chị bỗng nhớ ra, lá cờ khi nãy rất quen, có lẽ chị gặp ở đâu rồi. Ở đâu đó mà chị không nhớ ra. Về đến nhà, nhìn thấy anh Minh ở trên chiếc giường, chị mới chợt giật mình. Đó là hình chị đã thấy trên một mảnh áo của người đàn ông đó, nhưng hôm nay đã không thấy đâu rồi. Chị chợt hiểu ra, nhưng chị không nói gì. Đêm đến, chị kể với lại chồng. Rồi hai người cùng im lặng nhìn ra ngoài trời, bên trong màn trời tối đen như mực lại thấp thoáng ánh sáng. Một nguồn sáng lạ kì. Trong đầu họ, cùng hiện lên cảnh gia đình hạnh phúc. Họ cũng nhau cày ruộng, làm vườn. Ở đó, có cái Tý, có cả đàn chó đang vui đùa ngoài sân.
Sáng hôm sau, có người từ trên xuống đi kiểm tra các gia đình. Chị Dậu đã nhanh chóng giấu anh Minh phía sau nhà đi. Cuộc kiểm tra không có gì bất thường. Nhờ hành động ấy, anh Minh đã nhận ra ở hai con người nông dân này sự nhân hậu và tiềm năng cách mạng.
Không lâu sau, căn nhà ọp ẹp, xơ xác của anh Dậu đã vắng người ở. Và cả làng ấy nữa. Những con người hôm qua còn khóc lóc van xin, chịu đòn nay đã chắc tay cầm lá cờ đỏ sao vàng để chiến đấu giành lại hạnh phúc cho mình, giành lại quyền sống của mình. Trong đoàn người ấy, có anh Dậu, có chị Dậu và cả 3 đứa con cả chị. Khuôn mặt ai cũng hớn hở, hạnh phúc nhìn về phía trước.
 
  • Chủ đề
    ket thuc tắt đèn
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,656
    Bài viết
    467,423
    Thành viên
    339,831
    Thành viên mới nhất
    TuanShinhanbank
    Top