VNPT trình diễn giải pháp đô thị thông minh “Make in Vietnam” tại ASEAN Smart Cities Summit & Expo 2020
Tham dự Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về Đô thị thông minh ASEAN (ASEAN Smart Cities Summit & Expo 2020), Tập đoàn VNPT đã giới thiệu nền tảng giải pháp công nghệ hiện đại, phong phú, giúp cho quan khách tại sự kiện có được cái nhìn toàn diện về một đô thị thông minh “Make in Vietnam”.
Bên cạnh việc giúp khách tham quan có thể một loạt các giải pháp mang tính nền tảng trong triển khai một đô thị thông minh, đó là Hệ thống IOC, Hệ thống VNPT AI Camera, Hệ thống iLIS, Hệ thống lễ tân điện tử, Hệ thống điểm danh và an ninh, IP Camera và giải pháp giám sát ngôi nhà thông minh mang tên Home Vision… tại Diễn đàn của ASEAN Smart Cities Summit & Expo 2020, đại diện của VNPT cũng đã tham gia chia sẻ kinh nghiệm và thông tin về “Một số nền tảng và ứng dụng thúc đẩy chuyển đổi số trong đô thị thông minh tại Việt Nam” và “Thanh toán không dùng tiền mặt - Mảnh ghép thiết yếu của đô thị thông minh”.
Với chủ đề “Một số nền tảng và ứng dụng thúc đẩy chuyển đổi số trong đô thị thông minh tại Việt Nam”, nội dung chia sẻ của đại diện VNPT cho thấy, để góp phần thúc đẩy chuyển đổi số giai đoạn 2020-2025, có một số nền tảng và ứng dụng thực tế có thể triển khai được ngay do phù hợp với hiện trạng của đa số các đô thị tại Việt Nam.
Đó là các nền tảng hạ tầng để thu thập thông tin và cung cấp năng lực xử lý cho các hệ thống CNTT như nền tảng vạn vận kết nối (IoT), nền tảng điện toán đám mây... Đó là các ứng dụng thúc đẩy và hỗ trợ thay đổi phương pháp làm việc, hướng đến chính quyền số phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, và cung cấp dịch vụ công trong đô thị như: Trục liên thông văn bản quốc gia; Hệ thống thông tin báo cáo chính phủ; Hệ thống thông tin một cửa kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia…
Các giải pháp cung cấp dịch vụ đô thị thông minh cơ bản, phục vụ việc quản lý điều hành và cải thiện điều kiện sống của người dân bao gồm: Trung tâm điều hành thông minh; Hệ thống phản ánh kiến nghị người dân; Hệ thống camera thông minh giám sát giao thông và an ninh; Hệ thống lắng nghe mạng xã hội; Trung tâm giám sát an toàn thông tin; Hệ thống quản lý tài nguyên môi trường...
Trên các nền tảng công nghệ 4.0 như AI, Blockchain, định danh xác thực… với các API mở, chia sẻ dùng chung, cho phép các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận và khai thác hiệu quả các công nghệ hiện đại với chi phí hợp lý. Từ đó, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi các công nghệ 4.0 trong tất cả mọi mặt của đời sống đô thị.
Với chủ đề “Thanh toán không dùng tiền mặt - Mảnh ghép thiết yếu của đô thị thông minh”, thông tin của VNPT tại hội thảo đã chia sẻ về lợi ích của Payment Platform cho Chính phủ và đô thị thông minh.
Theo đó, Payment Platform là nền tảng thanh toán tập trung, kết nối giữa cổng DVC Bộ/ngành/địa phương với các kênh thanh toán (Ngân hàng, cổng trung gian thanh toán…). Các đơn vị bộ ngành, Tỉnh/TP, các ngân hàng/ TGTT chỉ cần một kết nối tới PP, không phải kết nối nhiều đơn vị với nhau.
Payment Platform là cầu nối kỹ thuật, chuẩn hóa dữ liệu dùng chung cho tất cả các đơn vị Tỉnh/ TP, các bộ ngành, cơ quan như Tổng cục Thuế, Bảo hiểm xã hội, Kho bạc nhà nước… là cầu nối liên thông dữ liệu của các đơn vị, bộ ngành khác nhau. Payment Platform còn cung cấp dữ liệu đối soát giao dịch giữa cổng DVC Bộ/ngành/địa phương với đơn vị thanh toán. PP đóng vai trò giám sát, ghi lại lịch sử trao đổi giữa các đơn vị và cung cấp thông tin trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Đồng thời, cung cấp các công cụ quản lý, cấu hình kênh thanh toán, giám sát dịch vụ, thống kê báo cáo giao dịch và tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý của cơ quan nhà nước và khách hàng (cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ công).
Qua kinh nghiệm thực tiễn tư vấn và triển khai đô thị thông minh cho hơn 30 tỉnh/thành phố của VNPT, ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng Giám đốc VNPT chia sẻ, khi xây dựng đô thị thông minh thì cần ưu tiên triển khai một số nhóm dịch vụ tiêu biểu. Đó là các hệ thống nền tảng với hệ thống Trung tâm Điều hành thông minh (IOC - Intelligent Operation Center), trục dữ liệu.
Trong hệ thống nền tảng của đô thị thông minh, Hệ thống IOC được ví như “Bộ não số” để tập trung dữ liệu phục vụ chỉ đạo điều hành với các chức năng trọng tâm gồm: Giám sát, điều hành chỉ tiêu kinh tế - xã hội; chỉ tiêu báo cáo, thống kê; Giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền; Giám sát quản lý, sử dụng đất đai; Giám sát, điều hành an ninh trật tự công cộng; an toàn giao thông; Tương tác, giao tiếp phục vụ công dân; Giám sát chất lượng môi trường; Giám sát, điều hành lĩnh vực y tế; lĩnh vực giáo dục; lĩnh vực du lịch và Giám sát thông tin trên Internet.
IOC mang lại khả năng tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có cùng các phần mềm điều khiển trung tâm, từ đó tạo ra một cái nhìn toàn cảnh về tỉnh/thành phố trên mọi lĩnh vực. IOC sẽ giúp chính quyền địa phương thay đổi mô hình quản trị, kết nối được sức mạnh của các Cơ quan quản lý Nhà nước để phục vụ người dân được tốt hơn.
Là một trong số những dịch vụ quan trọng của mô hình đô thị thông minh, thời gian qua, Tập đoàn VNPT đã tập trung nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và triển khai Trung tâm điều hành và giám sát thông minh (IOC) cho Chính phủ và khoảng hơn 20 tỉnh, thành trên cả nước. Đây được xem là một trong những giải pháp trọng tâm góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia từ các cấp Chính quyền tới các Bộ ngành và địa phương.
Nếu IOC là “bộ não số” thì trục dữ liệu được ví như “hệ thống huyết mạch số” của đô thị thông minh. Trục dữ liệu này được liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ, cấp Tỉnh (LGSP) và Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP).
Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP) đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối giữa các hệ thống thông tin lớn (hệ thống thông Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương tin quốc gia; cơ sở dữ liệu quốc gia; hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương), giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan cấp Bộ, cấp tỉnh khác nhau hoặc giữa các LGSP. Trục dữ liệu sẽ hỗ trợ giải quyết bài toán về việc thu thập, xử lý dữ liệu, tích hợp vào kho dữ liệu dùng chung để thực hiện phân tích dữ liệu, tạo dựng nền tảng xây dựng các ứng dụng của thành phố thông minh, giải quyết các vấn đề đô thị hiện đại.
Tại ASEAN Smart Cities Summit & Expo 2020, khách tham quan có thể trải nghiệm những chức năng cơ bản của IOC tại gian trình diễn của VNPT.
Tham gia triển khai đề án quốc gia về “Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam”, Tập đoàn VNPT đã tập trung đưa các công nghệ tiên tiến nhất như IoT, AI, Big Data vào ứng dụng trong các lĩnh vực. Hướng tiếp cận của VNPT trong xây dựng đô thị thông minh là hướng mở: xây dựng đô thị thông minh phải được triển khai dưới các nhu cầu tất yếu để giải quyết các yêu cầu bức thiết của mỗi đô thị hay khu vực dân cư.
Mỗi tỉnh hay thành phố khi xây dựng đô thị thông minh cần có sự nghiên cứu thận trọng, chặt chẽ; bám sát sự chỉ đạo của Trung ương về phát triển đô thị thông minh; có sự chỉ đạo thống nhất giữa Lãnh đạo các cấp của Tỉnh, của Thành phố đảm bảo phù hợp với xu hướng chung, điều kiện của đô thị. Phải có kế hoạch và lộ trình cụ thể cùng các bước đi vững chắc nhằm phát huy tối đa các nguồn lực và hiệu quả trong việc xây dựng và phát triển đô thị theo hướng ngày càng thông minh hơn.
Những lĩnh vực trọng tâm được VNPT đề xuất đưa vào xây dựng đô thị thông minh cho nhiều tỉnh, thành phố trong thời gian vừa qua đã nhận được đánh giá rất cao từ các chuyên gia, các nhà lãnh đạo và người dân. Đó chính là chính quyền số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, môi trường và các lĩnh vực khác như an ninh an toàn, quy hoạch đô thị, giáo dục, y tế, giao thông.
Để ứng dụng các giải pháp công nghệ thông minh cho một thành phố, việc trước tiên VNPT bắt tay thực hiện đó chính là xây dựng, nâng cấp nền tảng cơ sở hạ tầng viễn thông - CNTT cho địa phương đó. VNPT xác định một đô thị được cho là thông minh là một đô thị phát triển bền vững, đổi mới và sáng tạo bên cạnh việc ứng dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai về các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa.
Cách tiếp cận này của VNPT trong xây dựng đô thị thông minh đã góp phần thay đổi cả chất và lượng ở nhiều lĩnh vực trọng yếu tại các thành phố thực hiện đề án xây dựng đô thị thông minh. Cách tiếp cận này cũng đã giúp VNPT được lựa chọn trở thành đối tác triển khai đô thị thông minh của gần 30 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, 3 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đều tham gia vào mạng lưới thành phố thông minh của Asean. Theo Phó Tổng giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm, vấn đề cốt lõi của quá trình phát triển đô thị thông minh là xây dựng mạng thông tin mở giữa chính quyền và người dân, minh bạch thông tin; nâng cao chất lượng sống của người dân bằng chính hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Nguồn: VNPT
Tham dự Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về Đô thị thông minh ASEAN (ASEAN Smart Cities Summit & Expo 2020), Tập đoàn VNPT đã giới thiệu nền tảng giải pháp công nghệ hiện đại, phong phú, giúp cho quan khách tại sự kiện có được cái nhìn toàn diện về một đô thị thông minh “Make in Vietnam”.
Bên cạnh việc giúp khách tham quan có thể một loạt các giải pháp mang tính nền tảng trong triển khai một đô thị thông minh, đó là Hệ thống IOC, Hệ thống VNPT AI Camera, Hệ thống iLIS, Hệ thống lễ tân điện tử, Hệ thống điểm danh và an ninh, IP Camera và giải pháp giám sát ngôi nhà thông minh mang tên Home Vision… tại Diễn đàn của ASEAN Smart Cities Summit & Expo 2020, đại diện của VNPT cũng đã tham gia chia sẻ kinh nghiệm và thông tin về “Một số nền tảng và ứng dụng thúc đẩy chuyển đổi số trong đô thị thông minh tại Việt Nam” và “Thanh toán không dùng tiền mặt - Mảnh ghép thiết yếu của đô thị thông minh”.
Với chủ đề “Một số nền tảng và ứng dụng thúc đẩy chuyển đổi số trong đô thị thông minh tại Việt Nam”, nội dung chia sẻ của đại diện VNPT cho thấy, để góp phần thúc đẩy chuyển đổi số giai đoạn 2020-2025, có một số nền tảng và ứng dụng thực tế có thể triển khai được ngay do phù hợp với hiện trạng của đa số các đô thị tại Việt Nam.
Đó là các nền tảng hạ tầng để thu thập thông tin và cung cấp năng lực xử lý cho các hệ thống CNTT như nền tảng vạn vận kết nối (IoT), nền tảng điện toán đám mây... Đó là các ứng dụng thúc đẩy và hỗ trợ thay đổi phương pháp làm việc, hướng đến chính quyền số phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, và cung cấp dịch vụ công trong đô thị như: Trục liên thông văn bản quốc gia; Hệ thống thông tin báo cáo chính phủ; Hệ thống thông tin một cửa kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia…
Các giải pháp cung cấp dịch vụ đô thị thông minh cơ bản, phục vụ việc quản lý điều hành và cải thiện điều kiện sống của người dân bao gồm: Trung tâm điều hành thông minh; Hệ thống phản ánh kiến nghị người dân; Hệ thống camera thông minh giám sát giao thông và an ninh; Hệ thống lắng nghe mạng xã hội; Trung tâm giám sát an toàn thông tin; Hệ thống quản lý tài nguyên môi trường...
Trên các nền tảng công nghệ 4.0 như AI, Blockchain, định danh xác thực… với các API mở, chia sẻ dùng chung, cho phép các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận và khai thác hiệu quả các công nghệ hiện đại với chi phí hợp lý. Từ đó, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi các công nghệ 4.0 trong tất cả mọi mặt của đời sống đô thị.
Với chủ đề “Thanh toán không dùng tiền mặt - Mảnh ghép thiết yếu của đô thị thông minh”, thông tin của VNPT tại hội thảo đã chia sẻ về lợi ích của Payment Platform cho Chính phủ và đô thị thông minh.
Theo đó, Payment Platform là nền tảng thanh toán tập trung, kết nối giữa cổng DVC Bộ/ngành/địa phương với các kênh thanh toán (Ngân hàng, cổng trung gian thanh toán…). Các đơn vị bộ ngành, Tỉnh/TP, các ngân hàng/ TGTT chỉ cần một kết nối tới PP, không phải kết nối nhiều đơn vị với nhau.
Payment Platform là cầu nối kỹ thuật, chuẩn hóa dữ liệu dùng chung cho tất cả các đơn vị Tỉnh/ TP, các bộ ngành, cơ quan như Tổng cục Thuế, Bảo hiểm xã hội, Kho bạc nhà nước… là cầu nối liên thông dữ liệu của các đơn vị, bộ ngành khác nhau. Payment Platform còn cung cấp dữ liệu đối soát giao dịch giữa cổng DVC Bộ/ngành/địa phương với đơn vị thanh toán. PP đóng vai trò giám sát, ghi lại lịch sử trao đổi giữa các đơn vị và cung cấp thông tin trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Đồng thời, cung cấp các công cụ quản lý, cấu hình kênh thanh toán, giám sát dịch vụ, thống kê báo cáo giao dịch và tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý của cơ quan nhà nước và khách hàng (cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ công).
Qua kinh nghiệm thực tiễn tư vấn và triển khai đô thị thông minh cho hơn 30 tỉnh/thành phố của VNPT, ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng Giám đốc VNPT chia sẻ, khi xây dựng đô thị thông minh thì cần ưu tiên triển khai một số nhóm dịch vụ tiêu biểu. Đó là các hệ thống nền tảng với hệ thống Trung tâm Điều hành thông minh (IOC - Intelligent Operation Center), trục dữ liệu.
Trong hệ thống nền tảng của đô thị thông minh, Hệ thống IOC được ví như “Bộ não số” để tập trung dữ liệu phục vụ chỉ đạo điều hành với các chức năng trọng tâm gồm: Giám sát, điều hành chỉ tiêu kinh tế - xã hội; chỉ tiêu báo cáo, thống kê; Giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền; Giám sát quản lý, sử dụng đất đai; Giám sát, điều hành an ninh trật tự công cộng; an toàn giao thông; Tương tác, giao tiếp phục vụ công dân; Giám sát chất lượng môi trường; Giám sát, điều hành lĩnh vực y tế; lĩnh vực giáo dục; lĩnh vực du lịch và Giám sát thông tin trên Internet.
IOC mang lại khả năng tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có cùng các phần mềm điều khiển trung tâm, từ đó tạo ra một cái nhìn toàn cảnh về tỉnh/thành phố trên mọi lĩnh vực. IOC sẽ giúp chính quyền địa phương thay đổi mô hình quản trị, kết nối được sức mạnh của các Cơ quan quản lý Nhà nước để phục vụ người dân được tốt hơn.
Là một trong số những dịch vụ quan trọng của mô hình đô thị thông minh, thời gian qua, Tập đoàn VNPT đã tập trung nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và triển khai Trung tâm điều hành và giám sát thông minh (IOC) cho Chính phủ và khoảng hơn 20 tỉnh, thành trên cả nước. Đây được xem là một trong những giải pháp trọng tâm góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia từ các cấp Chính quyền tới các Bộ ngành và địa phương.
Nếu IOC là “bộ não số” thì trục dữ liệu được ví như “hệ thống huyết mạch số” của đô thị thông minh. Trục dữ liệu này được liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ, cấp Tỉnh (LGSP) và Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP).
Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP) đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối giữa các hệ thống thông tin lớn (hệ thống thông Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương tin quốc gia; cơ sở dữ liệu quốc gia; hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương), giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan cấp Bộ, cấp tỉnh khác nhau hoặc giữa các LGSP. Trục dữ liệu sẽ hỗ trợ giải quyết bài toán về việc thu thập, xử lý dữ liệu, tích hợp vào kho dữ liệu dùng chung để thực hiện phân tích dữ liệu, tạo dựng nền tảng xây dựng các ứng dụng của thành phố thông minh, giải quyết các vấn đề đô thị hiện đại.
Tại ASEAN Smart Cities Summit & Expo 2020, khách tham quan có thể trải nghiệm những chức năng cơ bản của IOC tại gian trình diễn của VNPT.
Tham gia triển khai đề án quốc gia về “Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam”, Tập đoàn VNPT đã tập trung đưa các công nghệ tiên tiến nhất như IoT, AI, Big Data vào ứng dụng trong các lĩnh vực. Hướng tiếp cận của VNPT trong xây dựng đô thị thông minh là hướng mở: xây dựng đô thị thông minh phải được triển khai dưới các nhu cầu tất yếu để giải quyết các yêu cầu bức thiết của mỗi đô thị hay khu vực dân cư.
Mỗi tỉnh hay thành phố khi xây dựng đô thị thông minh cần có sự nghiên cứu thận trọng, chặt chẽ; bám sát sự chỉ đạo của Trung ương về phát triển đô thị thông minh; có sự chỉ đạo thống nhất giữa Lãnh đạo các cấp của Tỉnh, của Thành phố đảm bảo phù hợp với xu hướng chung, điều kiện của đô thị. Phải có kế hoạch và lộ trình cụ thể cùng các bước đi vững chắc nhằm phát huy tối đa các nguồn lực và hiệu quả trong việc xây dựng và phát triển đô thị theo hướng ngày càng thông minh hơn.
Những lĩnh vực trọng tâm được VNPT đề xuất đưa vào xây dựng đô thị thông minh cho nhiều tỉnh, thành phố trong thời gian vừa qua đã nhận được đánh giá rất cao từ các chuyên gia, các nhà lãnh đạo và người dân. Đó chính là chính quyền số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, môi trường và các lĩnh vực khác như an ninh an toàn, quy hoạch đô thị, giáo dục, y tế, giao thông.
Để ứng dụng các giải pháp công nghệ thông minh cho một thành phố, việc trước tiên VNPT bắt tay thực hiện đó chính là xây dựng, nâng cấp nền tảng cơ sở hạ tầng viễn thông - CNTT cho địa phương đó. VNPT xác định một đô thị được cho là thông minh là một đô thị phát triển bền vững, đổi mới và sáng tạo bên cạnh việc ứng dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai về các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa.
Cách tiếp cận này của VNPT trong xây dựng đô thị thông minh đã góp phần thay đổi cả chất và lượng ở nhiều lĩnh vực trọng yếu tại các thành phố thực hiện đề án xây dựng đô thị thông minh. Cách tiếp cận này cũng đã giúp VNPT được lựa chọn trở thành đối tác triển khai đô thị thông minh của gần 30 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, 3 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đều tham gia vào mạng lưới thành phố thông minh của Asean. Theo Phó Tổng giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm, vấn đề cốt lõi của quá trình phát triển đô thị thông minh là xây dựng mạng thông tin mở giữa chính quyền và người dân, minh bạch thông tin; nâng cao chất lượng sống của người dân bằng chính hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Nguồn: VNPT