(Thư viện pháp lý) Ở đời, có lẽ chẳng có quan hệ nào không kẻ xướng – người tùy mà có thể vận động trơn tru.
Chẳng hạn như dàn nhạc kia: Có nhạc trưởng chỉ huy, các nhạc công nếu không tùy theo sự chỉ huy của nhạc trưởng mà chơi đàn, thì dàn nhạc chỉ còn là thứ hổ lốn hỗn độn. Từ thời cổ đại, triết gia Aristote đã nói: Muốn có trật tư, quy củ, thì phải biết phân biệt cái trên – cái dưới.
Trong gia đình chẳng hạn, nếu con cái không biết vâng lời cha mẹ thì gia đình đó liệu có êm ấm, hay chỉ là thứ con nghịch tử? Trong cơ quan hay các tổ chức xã hội nếu nhân viên không biết phục tùng cấp trên, thử hỏi bộ máy có vận động được không?Vậy một cặp vợ – chồng thì sao? Ai là kẻ trên, ai là người dưới đây? Tất nhiên lịch sử, các tôn giáo, các dân tộc, các truyền thống (trừ vài nơi mẫu hệ) đều ưu tiên người chồng là kẻ trên, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Chàng ở trên cả chiều cao cơ sở, thường tầm vóc của đàn ông cao hơn phụ nữ 10 cm, mới đây các nhà bác học phát hiện ra bộ não của đàn ông nặng hơn của chị em từ 15-20%, trong không ít kỳ thi thể thao phụ nữ chẳng hạn người ta đã tước bỏ huy chương của vài vận động viên chuyển giới, tức là “cô ta” nặng máu đàn ông hơn mà lại đăng ký thi với đàn bà, kết quả cô cứ nốc ao chị em như thò tay vào túi, như vậy chứng tỏ thể chất của đàn ông vượt trội hơn hẳn đàn bà. Đấy, chúng ta đã thấy những gì, đàn ông cao to hơn, óc nặng hơn, khỏe mạnh hơn phụ nữ, vậy thì chàng nên được tấn phong lên địa vị chỉ huy gia đình là phải lắm rồi! Người Việt có câu “Xấu chàng hổ ai?” để răn chị em rằng, chớ có bóc mẽ làm xấu mặt vị chỉ huy nhà mình, kẻo mình cũng phải chịu lấy tiếng xấu. Người Ý còn có phong tục, ở nhà vợ muốn bắt nạt chồng cỡ nào cũng được, nhưng khi ra ngoài đường, dứt khoát phải tỏ vẻ tuân thủ chồng, để cả hai đều có sĩ diện. Người Việt cũng rất đề cao việc này, đến mức có một chuyện tiếu lâm rằng: anh chàng kia sợ vợ lắm, đến một hôm nhà anh có khách, anh liền bàn với vợ, “Tôi sợ bà nhiều rồi, nay có khách, để cho tôi ít thể diện, bà hãy thuần phục nghe tôi sai bảo một hôm!”. Bà vợ đồng ý. Khách đến, chồng ở nhà trên, bảnh chọe gác chân tiếp khách, vợ hì hục nấu các món ở dưới nhà bếp bưng lên, hẹ mình chẳng khác gì một “con sen kiểu mẫu”. Mọi việc đều răm rắp chu toàn, khách khứa tấm tắc khen anh chồng có phúc lấy được cô vợ khéo tay hay làm giỏi phục tùng chồng đến vậy! Thế là thấy mình vẫn chưa có đủ cơ hội để tỏ rõ oai phong, anh chồng liền lớn giọng, “Bà nó thật đoảng, tại sao mắm còn chưa hâm lại”, thế là bà vợ không còn kìm được lòng mình nữa, ba máu sáu cơn bà nhảy ra “Này thì mắm hâm này!” anh chồng vốn đã nhút nhát sẵn, thỏ mượn lông cáo, liền lộ nguyên hình là thỏ, mặt tái xanh tái xám, mồm lắp bắp chẳng nói lên lời…
Câu chuyện trên muốn nói rằng, mọi việc ở đời nếu có giới hạn của nó, anh chớ có “được đằng chân lân đằng đầu”, kết cục sẽ phải nhận lấy sự phản ứng, chẳng đáng tiếc sao! Nhưng dù sao đi nữa, ngày nay trong quan hệ vợ chồng, việc phân ra kẻ trên – người dưới là cách nghĩ cổ hủ rồi, mặc dù giờ đây khoa học chứng minh nhiều mặt đàn ông ưu thắng hơn chị em, nhưng như vậy không phải để tiến đến phân biệt bất bình đẳng giới, ngược lại có một nguyên tắc quốc tế đã hình thành: ở đâu không tiến hành bình đẳng giới, với tỉ lệ phụ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo cao cấp nhất, thì ở đó vẫn còn lạc hậu và chưa thể giầu mạnh. Tại sao? Đơn giản, vì ở đó, công việc xã hội thay vì đặt lên vai hai người, lại chỉ đặt lên vai mỗi đàn ông, tiến độ công việc do vậy cũng giảm đi một nửa…
Trong tương quan bình đẳng ngày nay, thể diện của đàn ông khác xưa nhiều lắm. Đàn ông bây giờ không thể là thứ ăn mặc đẹp, đút tay vào túi, ngồi nhà trên tiếp khách, hay ra ngoai làm ngoại giao; mà giờ đây hình ảnh người đàn ông vào bếp nấu ăn rửa bát cùng vợ, là một chuyện rất thường thấy ở khắp thế giới. Tại sao? Vì xưa kia, chỉ có đàn ông đi làm kiếm lương về nuôi cả nhà, hiển nhiên việc bếp núc cô vợ phải đảm đang, nhưng giờ đây chàng đi làm, thiếp cũng đi làm, như vậy quỹ tiền lương của nhà mình đã tăng gấp đôi không phải như xưa kia mọi việc chỉ chăm chắm nhìn vào chiếc ví của chàng, về đến nhà chàng mệt nhoài, thiếp cũng mệt nhoài, cả hai sẽ sắn tay áo nấu cơm, làm món ăn, như vậy cả hai đều có lợi. Vì nếu chàng cứ mặc kệ thiếp làm, ăn xong thiếp mệt nhoài, lên giường lăn ra ngủ, khi đó chàng có rủ xem tivi cũng mặc; trái lại nếu chàng làm cùng thiếp, giữ sức khỏe cho thiếp, thiếp sẽ có sức để vui vẻ chăm sóc chàng, có thể lực tốt mới được huyaán luyện viên cho vào sân đá bóng chứ, lại còn được đá cả hiệp phụ nữa, và cả phạt đền cũng không bỏ được; nhưng không có thể lực thì chỉ bọ xếp xó ngoài sân làm cầu thủ dự bị thôi. Đây không chỉ là hình ảnh hài hước, mà một cặp vợ chồng hiện đại, quả là rất cần chia sẻ mọi việc. Đi làm về, nàng có thể rất căng thẳng, đang tích lũy trong mình những cơn giông stress, chàng cũng vậy, nhưng người ta bảo “yếu trâu hơn khỏe bò”, vả lại, sức chịu đựng tâm lý của đàn ông kiên định hơn, vì thế, nếu người chồng không biết chia sẻ công việc bếp núc với vợ mình, thì sẽ đẩy cô vợ vào một trạng thái stress thứ hai, rồi thứ ba, thứ tư, đến lúc không chịu nổi, cô ta sẽ bung ra như một quả bom không còn giữ được kíp nổ nữa… thế là gia đình bỗng tung lên trời. Nhưng nói chia sẻ bếp núc với vợ, cũng chỉ là biểu tượng thôi, chúng ta nên biết vận dụng nó, không nhất thiết vợ vào bếp nấu nồi cơm, ta lại chen vào luộc nồi rau, mà nên làm theo cách sở trường của mình, nào giặt giũ, nào dọn dẹp, trong nhà thiếu gì việc để làm…
Có thể nói về hôn nhân hiện đại thế này: đó là một hôn nhân có chức năng phối hợp. Xưa kia, đàn ông làm chồng, đàn bà làm vợ, cưới nhau rồi thì việc ai người ấy làm, việc của đàn ông khó mà lẫn với việc của đàn bà, đàn ông bổ củi, đàn bà khâu vá, làm sao trộn lẫn được! Nhưng giờ đây, củi cũng không còn, người ta đã đun ga, đun điện, may vá kiểu xâu kim cũng hết đường tỉ mẩn rồi, vì thế chức năng của vợ chồng là luôn phối hợp. Ngày nay có rất nhiều phụ nữ đảm trách và thay thế ngay cả những việc tưởng rằng đó chỉ là độc quyền của đàn ông, như chức tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng, chị em làm được tuốt.
Nhưng bình đẳng không có nghĩa là: chẳng ai chịu kém cạnh ai, chẳng ai thèm nhường ai; mà bình đẳng chính là mỗi người sẵn sàng tự hạ mình để nâng bạn đời lên. Giữ thể diện, tức là làm đẹp cho bạn đời, và qua đó ta cũng đẹp lên. Nói thì nhanh như vậy, nhưng hiện thực, đây đang là việc khó làm hàng đầu của hôn nhân. Hiện nay không nghi ngờ gì, nhìn vào những cái tên “nổi như cồn” của chị em, nhìn vào những con số, thấy rõ phụ nữ đã mắc và vướng phải sự thất bại trong vấn đề gia đình cũng rất nhiều, mà trong đó, nguyên nhân chính – là sự bình đẳng thành đạt của chị em. Qua một nghiên cứu mới đây cho thấy: ở khắp nơi, số chị em để ý đến sự nghiệp “thăng quan tiến chức” mỗi ngày một nhiều và cũng tự nhiên họ hạ thấp vai trò của gia đình xuống vị trí thứ hai.
Thành đạt không có nghĩa là đi một chân, nhưng lò cò chân sự nghiệp mà quặp chiếc chân gia đình lại, nếu chỉ là một sự thành đạt méo mó. Vậy thì để làm một phụ nữ toàn diện, ta vừa phải tiến bộ vừa biết hạ vai trò bình đẳng của mình xuống để nâng thể diện của chồng lên. Bà thủ tướng anh Thatcher đã từng nói: “Sức mạnh của người phụ nữ là biết làm cho mình thành yếu đuối”. Chắc hẳn, duyên dáng, nhu mì, thương mến sẽ là sức mạnh cao nhất của phụ nữ.
Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức
Chẳng hạn như dàn nhạc kia: Có nhạc trưởng chỉ huy, các nhạc công nếu không tùy theo sự chỉ huy của nhạc trưởng mà chơi đàn, thì dàn nhạc chỉ còn là thứ hổ lốn hỗn độn. Từ thời cổ đại, triết gia Aristote đã nói: Muốn có trật tư, quy củ, thì phải biết phân biệt cái trên – cái dưới.
Trong gia đình chẳng hạn, nếu con cái không biết vâng lời cha mẹ thì gia đình đó liệu có êm ấm, hay chỉ là thứ con nghịch tử? Trong cơ quan hay các tổ chức xã hội nếu nhân viên không biết phục tùng cấp trên, thử hỏi bộ máy có vận động được không?Vậy một cặp vợ – chồng thì sao? Ai là kẻ trên, ai là người dưới đây? Tất nhiên lịch sử, các tôn giáo, các dân tộc, các truyền thống (trừ vài nơi mẫu hệ) đều ưu tiên người chồng là kẻ trên, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Chàng ở trên cả chiều cao cơ sở, thường tầm vóc của đàn ông cao hơn phụ nữ 10 cm, mới đây các nhà bác học phát hiện ra bộ não của đàn ông nặng hơn của chị em từ 15-20%, trong không ít kỳ thi thể thao phụ nữ chẳng hạn người ta đã tước bỏ huy chương của vài vận động viên chuyển giới, tức là “cô ta” nặng máu đàn ông hơn mà lại đăng ký thi với đàn bà, kết quả cô cứ nốc ao chị em như thò tay vào túi, như vậy chứng tỏ thể chất của đàn ông vượt trội hơn hẳn đàn bà. Đấy, chúng ta đã thấy những gì, đàn ông cao to hơn, óc nặng hơn, khỏe mạnh hơn phụ nữ, vậy thì chàng nên được tấn phong lên địa vị chỉ huy gia đình là phải lắm rồi! Người Việt có câu “Xấu chàng hổ ai?” để răn chị em rằng, chớ có bóc mẽ làm xấu mặt vị chỉ huy nhà mình, kẻo mình cũng phải chịu lấy tiếng xấu. Người Ý còn có phong tục, ở nhà vợ muốn bắt nạt chồng cỡ nào cũng được, nhưng khi ra ngoài đường, dứt khoát phải tỏ vẻ tuân thủ chồng, để cả hai đều có sĩ diện. Người Việt cũng rất đề cao việc này, đến mức có một chuyện tiếu lâm rằng: anh chàng kia sợ vợ lắm, đến một hôm nhà anh có khách, anh liền bàn với vợ, “Tôi sợ bà nhiều rồi, nay có khách, để cho tôi ít thể diện, bà hãy thuần phục nghe tôi sai bảo một hôm!”. Bà vợ đồng ý. Khách đến, chồng ở nhà trên, bảnh chọe gác chân tiếp khách, vợ hì hục nấu các món ở dưới nhà bếp bưng lên, hẹ mình chẳng khác gì một “con sen kiểu mẫu”. Mọi việc đều răm rắp chu toàn, khách khứa tấm tắc khen anh chồng có phúc lấy được cô vợ khéo tay hay làm giỏi phục tùng chồng đến vậy! Thế là thấy mình vẫn chưa có đủ cơ hội để tỏ rõ oai phong, anh chồng liền lớn giọng, “Bà nó thật đoảng, tại sao mắm còn chưa hâm lại”, thế là bà vợ không còn kìm được lòng mình nữa, ba máu sáu cơn bà nhảy ra “Này thì mắm hâm này!” anh chồng vốn đã nhút nhát sẵn, thỏ mượn lông cáo, liền lộ nguyên hình là thỏ, mặt tái xanh tái xám, mồm lắp bắp chẳng nói lên lời…
Câu chuyện trên muốn nói rằng, mọi việc ở đời nếu có giới hạn của nó, anh chớ có “được đằng chân lân đằng đầu”, kết cục sẽ phải nhận lấy sự phản ứng, chẳng đáng tiếc sao! Nhưng dù sao đi nữa, ngày nay trong quan hệ vợ chồng, việc phân ra kẻ trên – người dưới là cách nghĩ cổ hủ rồi, mặc dù giờ đây khoa học chứng minh nhiều mặt đàn ông ưu thắng hơn chị em, nhưng như vậy không phải để tiến đến phân biệt bất bình đẳng giới, ngược lại có một nguyên tắc quốc tế đã hình thành: ở đâu không tiến hành bình đẳng giới, với tỉ lệ phụ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo cao cấp nhất, thì ở đó vẫn còn lạc hậu và chưa thể giầu mạnh. Tại sao? Đơn giản, vì ở đó, công việc xã hội thay vì đặt lên vai hai người, lại chỉ đặt lên vai mỗi đàn ông, tiến độ công việc do vậy cũng giảm đi một nửa…
Trong tương quan bình đẳng ngày nay, thể diện của đàn ông khác xưa nhiều lắm. Đàn ông bây giờ không thể là thứ ăn mặc đẹp, đút tay vào túi, ngồi nhà trên tiếp khách, hay ra ngoai làm ngoại giao; mà giờ đây hình ảnh người đàn ông vào bếp nấu ăn rửa bát cùng vợ, là một chuyện rất thường thấy ở khắp thế giới. Tại sao? Vì xưa kia, chỉ có đàn ông đi làm kiếm lương về nuôi cả nhà, hiển nhiên việc bếp núc cô vợ phải đảm đang, nhưng giờ đây chàng đi làm, thiếp cũng đi làm, như vậy quỹ tiền lương của nhà mình đã tăng gấp đôi không phải như xưa kia mọi việc chỉ chăm chắm nhìn vào chiếc ví của chàng, về đến nhà chàng mệt nhoài, thiếp cũng mệt nhoài, cả hai sẽ sắn tay áo nấu cơm, làm món ăn, như vậy cả hai đều có lợi. Vì nếu chàng cứ mặc kệ thiếp làm, ăn xong thiếp mệt nhoài, lên giường lăn ra ngủ, khi đó chàng có rủ xem tivi cũng mặc; trái lại nếu chàng làm cùng thiếp, giữ sức khỏe cho thiếp, thiếp sẽ có sức để vui vẻ chăm sóc chàng, có thể lực tốt mới được huyaán luyện viên cho vào sân đá bóng chứ, lại còn được đá cả hiệp phụ nữa, và cả phạt đền cũng không bỏ được; nhưng không có thể lực thì chỉ bọ xếp xó ngoài sân làm cầu thủ dự bị thôi. Đây không chỉ là hình ảnh hài hước, mà một cặp vợ chồng hiện đại, quả là rất cần chia sẻ mọi việc. Đi làm về, nàng có thể rất căng thẳng, đang tích lũy trong mình những cơn giông stress, chàng cũng vậy, nhưng người ta bảo “yếu trâu hơn khỏe bò”, vả lại, sức chịu đựng tâm lý của đàn ông kiên định hơn, vì thế, nếu người chồng không biết chia sẻ công việc bếp núc với vợ mình, thì sẽ đẩy cô vợ vào một trạng thái stress thứ hai, rồi thứ ba, thứ tư, đến lúc không chịu nổi, cô ta sẽ bung ra như một quả bom không còn giữ được kíp nổ nữa… thế là gia đình bỗng tung lên trời. Nhưng nói chia sẻ bếp núc với vợ, cũng chỉ là biểu tượng thôi, chúng ta nên biết vận dụng nó, không nhất thiết vợ vào bếp nấu nồi cơm, ta lại chen vào luộc nồi rau, mà nên làm theo cách sở trường của mình, nào giặt giũ, nào dọn dẹp, trong nhà thiếu gì việc để làm…
Có thể nói về hôn nhân hiện đại thế này: đó là một hôn nhân có chức năng phối hợp. Xưa kia, đàn ông làm chồng, đàn bà làm vợ, cưới nhau rồi thì việc ai người ấy làm, việc của đàn ông khó mà lẫn với việc của đàn bà, đàn ông bổ củi, đàn bà khâu vá, làm sao trộn lẫn được! Nhưng giờ đây, củi cũng không còn, người ta đã đun ga, đun điện, may vá kiểu xâu kim cũng hết đường tỉ mẩn rồi, vì thế chức năng của vợ chồng là luôn phối hợp. Ngày nay có rất nhiều phụ nữ đảm trách và thay thế ngay cả những việc tưởng rằng đó chỉ là độc quyền của đàn ông, như chức tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng, chị em làm được tuốt.
Nhưng bình đẳng không có nghĩa là: chẳng ai chịu kém cạnh ai, chẳng ai thèm nhường ai; mà bình đẳng chính là mỗi người sẵn sàng tự hạ mình để nâng bạn đời lên. Giữ thể diện, tức là làm đẹp cho bạn đời, và qua đó ta cũng đẹp lên. Nói thì nhanh như vậy, nhưng hiện thực, đây đang là việc khó làm hàng đầu của hôn nhân. Hiện nay không nghi ngờ gì, nhìn vào những cái tên “nổi như cồn” của chị em, nhìn vào những con số, thấy rõ phụ nữ đã mắc và vướng phải sự thất bại trong vấn đề gia đình cũng rất nhiều, mà trong đó, nguyên nhân chính – là sự bình đẳng thành đạt của chị em. Qua một nghiên cứu mới đây cho thấy: ở khắp nơi, số chị em để ý đến sự nghiệp “thăng quan tiến chức” mỗi ngày một nhiều và cũng tự nhiên họ hạ thấp vai trò của gia đình xuống vị trí thứ hai.
Thành đạt không có nghĩa là đi một chân, nhưng lò cò chân sự nghiệp mà quặp chiếc chân gia đình lại, nếu chỉ là một sự thành đạt méo mó. Vậy thì để làm một phụ nữ toàn diện, ta vừa phải tiến bộ vừa biết hạ vai trò bình đẳng của mình xuống để nâng thể diện của chồng lên. Bà thủ tướng anh Thatcher đã từng nói: “Sức mạnh của người phụ nữ là biết làm cho mình thành yếu đuối”. Chắc hẳn, duyên dáng, nhu mì, thương mến sẽ là sức mạnh cao nhất của phụ nữ.
Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức