“Sống chết mặc bay” - một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của Phạm Duy Tốn, là những bông hoa đầu mùa cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam, bởi vậy những tác phẩm của ông vừa mang nét mới cùng nét cũ hòa quyện sâu sắc, được bạn đọc đón nhận và tìm hiểu kĩ càng cho đến tận bây giờ. Không chỉ nội dung và nghệ thuật, phần nhan đề của tác phẩm “Sống chết mặc bay” cũng là phần ta cần phân tích rõ bởi nó cũng mang những giá trị nghệ thuật và nội dung đáng chú ý. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng hiểu được rõ ràng và nắm bắt hết được tầng ý nghĩa của nhan đề, đặc biệt là các bạn học sinh. Nhiều bạn đã từng nói gặp khó khăn rất nhiều trong quá trình đọc hiểu và phân tích, các bạn ấy không nói ra được hết tầng ý nghĩa của nhan đề. Hiểu được điều đó và với suy nghĩ, mong muốn giúp đỡ các bạn phần nào trong quá trình học tập môn Ngữ văn này, chúng tôi đã dẫn ra dưới đây hai đoạn văn ngắn phân tích nhan đề tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Hi vọng rằng nó sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình học tập của bản thân mình.
ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ SỐNG CHẾT MẶC BAY SỐ 1
“Sống chết mặc bay” – nhan đề tác phẩm của Phạm Duy Tốn hẳn đã để lại trong người đọc chúng ta ấn tượng sâu sắc khó phai. Nhan đề ấy được lấy từ câu tục ngữ: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” – một câu tục ngữ mang hàm ý phê phán cùng mỉa mai những con người hám lợi, vô lương tâm mặc kệ người khác. Phạm Duy Tốn chỉ lấy vế đầu của câu tục ngữ, khiến nhan đề càng thêm sâu sắc, mang ý nghĩa khái quát rộng hơn rất nhiều so với câu tục ngữ ban đầu. Bởi “sống chết mặc bay” không chỉ đơn giản là thái độ đáng khinh miệt với đám quan tham, chỉ ham mê thú vui cờ bạc, giữa đêm bão lũ mặc kệ dân tình mà cùng đám người của mình chơi tổ tôm trong tác phẩm mà còn muốn nói ra rộng hơn nữa giới là quan trên, mang danh quan phụ mẫu, phải chăm lo đời sống của người dân, đem lại hạnh phúc và công bằng ấy nhưng lại không hề thực hiện. Bọn chúng chỉ ham lợi cho riêng mình, có tiền mới để ý tới, không có gì quan trọng hơn là bản thân được vui vẻ. Nhan đề dường như còn mang theo thái độ thờ ơ, mặc kệ, khiến ta không khỏi hình dung tới hình ảnh một đám quan phụ mẫu phía trên, mặt vô cảm nhìn đám dân đen vất vả, sống chết không rõ ra sao, phất tay quay lưng đi. Phạm Duy Tốn chỉ dùng tới 4 chữ, nhưng lại mở ra được cả một khung cảnh sống đáng thương của người dân ta, cách làm việc đáng lên án của đám quan lại lúc bấy giờ; đồng thời gợi được sự tò mò cho bạn đọc về tác phẩm phía sau nhan đề ấy. Thật sâu sắc và tuyệt làm sao!
ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ SỐNG CHẾT MẶC BAY SỐ 2
Tác phẩm của Phạm Duy Tốn được coi là những bông hoa đầu mùa mở đầu cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Bởi vậy, có thể nói, nhan đề các tác phẩm của ông cũng mang đậm những ý nghĩa sâu sắc gửi gắm tới bạn đọc. “Sống chết mặc bay” là một nhan đề như vậy. Nhan đề tác phẩm đã gợi ra được phần nào cho người đọc hình dung về chủ đề, tư tưởng mà tác giả muốn đề cập tới. 4 chữ “sống chết mặc bay” mang theo thái độ thờ ơ vô cảm, mặc kệ mạng sống của người khác, không khỏi làm ta thấy ớn lạnh nhân tâm, lòng người đáng sợ. Đi sâu tìm hiểu, Phạm Duy Tốn đã thông qua nhan đề ấy giúp ta hiểu sâu hơn về một xã hội suy tàn, đáng lên án với những bậc quan phụ mẫu không lo lắng cho tính mạng của con dân, chỉ ham vui hám lợi cho mình. Giữa tiếng kêu khóc than thảm thiết đêm khuya, mưa gió bão bùng, nước không ngừng tràn vào, đê vỡ thì các bậc quan, thầy lại tụ tập tổ tôm, xóc đĩa. Hai không gian đối lập hoàn toàn, một bên là cao sang quyền quý, một bên là đau khổ lầm than, khiến người đọc bất bình không thôi. Với nhan đề này, tác giả đã lên án bọn quan lại ích kỷ chỉ biết nghĩ đến chính mình, làm quan nhưng không xứng với danh quan, đồng thời thể hiện niềm xót thương cho số phận của những con dân khốn khổ ngoài kia. Nhan đề đã xoáy sâu vào lòng người đọc, để lại trong ta ấn tượng và những suy ngẫm đáng nhớ.
ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ SỐNG CHẾT MẶC BAY SỐ 1
“Sống chết mặc bay” – nhan đề tác phẩm của Phạm Duy Tốn hẳn đã để lại trong người đọc chúng ta ấn tượng sâu sắc khó phai. Nhan đề ấy được lấy từ câu tục ngữ: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” – một câu tục ngữ mang hàm ý phê phán cùng mỉa mai những con người hám lợi, vô lương tâm mặc kệ người khác. Phạm Duy Tốn chỉ lấy vế đầu của câu tục ngữ, khiến nhan đề càng thêm sâu sắc, mang ý nghĩa khái quát rộng hơn rất nhiều so với câu tục ngữ ban đầu. Bởi “sống chết mặc bay” không chỉ đơn giản là thái độ đáng khinh miệt với đám quan tham, chỉ ham mê thú vui cờ bạc, giữa đêm bão lũ mặc kệ dân tình mà cùng đám người của mình chơi tổ tôm trong tác phẩm mà còn muốn nói ra rộng hơn nữa giới là quan trên, mang danh quan phụ mẫu, phải chăm lo đời sống của người dân, đem lại hạnh phúc và công bằng ấy nhưng lại không hề thực hiện. Bọn chúng chỉ ham lợi cho riêng mình, có tiền mới để ý tới, không có gì quan trọng hơn là bản thân được vui vẻ. Nhan đề dường như còn mang theo thái độ thờ ơ, mặc kệ, khiến ta không khỏi hình dung tới hình ảnh một đám quan phụ mẫu phía trên, mặt vô cảm nhìn đám dân đen vất vả, sống chết không rõ ra sao, phất tay quay lưng đi. Phạm Duy Tốn chỉ dùng tới 4 chữ, nhưng lại mở ra được cả một khung cảnh sống đáng thương của người dân ta, cách làm việc đáng lên án của đám quan lại lúc bấy giờ; đồng thời gợi được sự tò mò cho bạn đọc về tác phẩm phía sau nhan đề ấy. Thật sâu sắc và tuyệt làm sao!
ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ SỐNG CHẾT MẶC BAY SỐ 2
Tác phẩm của Phạm Duy Tốn được coi là những bông hoa đầu mùa mở đầu cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Bởi vậy, có thể nói, nhan đề các tác phẩm của ông cũng mang đậm những ý nghĩa sâu sắc gửi gắm tới bạn đọc. “Sống chết mặc bay” là một nhan đề như vậy. Nhan đề tác phẩm đã gợi ra được phần nào cho người đọc hình dung về chủ đề, tư tưởng mà tác giả muốn đề cập tới. 4 chữ “sống chết mặc bay” mang theo thái độ thờ ơ vô cảm, mặc kệ mạng sống của người khác, không khỏi làm ta thấy ớn lạnh nhân tâm, lòng người đáng sợ. Đi sâu tìm hiểu, Phạm Duy Tốn đã thông qua nhan đề ấy giúp ta hiểu sâu hơn về một xã hội suy tàn, đáng lên án với những bậc quan phụ mẫu không lo lắng cho tính mạng của con dân, chỉ ham vui hám lợi cho mình. Giữa tiếng kêu khóc than thảm thiết đêm khuya, mưa gió bão bùng, nước không ngừng tràn vào, đê vỡ thì các bậc quan, thầy lại tụ tập tổ tôm, xóc đĩa. Hai không gian đối lập hoàn toàn, một bên là cao sang quyền quý, một bên là đau khổ lầm than, khiến người đọc bất bình không thôi. Với nhan đề này, tác giả đã lên án bọn quan lại ích kỷ chỉ biết nghĩ đến chính mình, làm quan nhưng không xứng với danh quan, đồng thời thể hiện niềm xót thương cho số phận của những con dân khốn khổ ngoài kia. Nhan đề đã xoáy sâu vào lòng người đọc, để lại trong ta ấn tượng và những suy ngẫm đáng nhớ.
- Chủ đề
- sống chết mặc bay ý nghĩa nhan đề