Ý nghĩa truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Hướng dẫn làm bài:
Trong vô vàn những câu chuyện cổ tích thế giới, chắc hẳn không mấy ai còn xa lạ với câu chuyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Những chi tiết huyền ảo kết hợp đan xen với chi tiết thực tạo nên bức tranh cuộc sống mờ mờ ảo ảo nhưng lại vô cùng quen thuộc, cốt truyện độc đáo cùng với tuyến nhân vật có các tính cách đặc trưng đã tạo nên sự hấp dẫn, thu hút với người đọc,… Tuy nhiên đến với truyện, thứ cuốn hút đâu chỉ là nghệ thuật viết truyện tài hoa của một nhà văn nổi tiếng mà còn là những ý nghĩa nhân sinh sâu sa ẩn chứa bên trong câu chữ. Thông điệp mà nhà văn gửi tới người đọc sau câu chuyện của mình đã tạo nên hồi chuông làm lay động tâm hồn mỗi người. Nó đem đến bài học giúp cho người đọc có thể tự suy ngẫm, từ đó thay đổi cách nghĩ, cách sống của mỗi người, tự hoàn thiện bản thân. Đó là mong muốn sâu kín mà mỗi tác giả đều muốn tác phẩm của mình có thể truyền đạt được. Bài văn mẫu dưới đây sẽ đem đến một số ý nghĩa tiêu biểu mà câu chuyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” chứa đựng.

BÀI VĂN MẪU: Ý nghĩa truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của Puskin, chúng ta hẳn quý chú cá vàng đáng yêu, ông lão hiền lành hay căm ghét bà vợ ghê gớm, tham lam, nhưng có lẽ những cảm xúc chưa phải là tất cả, khi trang sách gấp lại thì vô vàn bài học, chiêm nghiệm trong cuộc sống được mở ra. “Ông lão đánh ca và con cá vàng” không chỉ là câu chuyện cổ tích đơn thuần để giúp trẻ em đi vào giấc mộng đẹp mà còn đọng lại nhiều ý nghĩa.

Chuyện kể về ông lão già thiện lương tình cờ bắt được một con cá vàng ngoài biển, cá cầu xin ông xin hãy thả nó về đại dương, ông mủi lòng thả nó đi. Về đến nhà, ông bị bà vợ mắng, bà bắt ông ra biển đòi cá trả ơn. Lần thứ nhất ra biển, bà đòi một cái máng lợn mới,lần thứ hai, bà lại đòi một cái nhà mới, lần thứ ba, bà muốn làm nhất phẩm phu nhân, lần thứ tư, bà lại muốn trở thành nữ hoàng. Cả bốn lần ra biển, cá vàng đều đáp ứng. Đến lần thứ 5, khi ông lão gọi cá và kể bà muốn làm Long vương ngự trên biển cho cá vàng hầu hạ suốt đời, cá quẫy đuôi lặn mất. Tất cả cung điện kẻ hầu người hạ của bà vợ biến mất, chỉ còn căn nhà xập xệ và cái máng lợn mẻ…

Ấn tượng đầu tiên của mọi người sau khi câu chuyện kết thúc hầu hết là tặc lưỡi, lắc đầu ngao ngán trước lòng tham vô đáy và sự vong ân bội nghĩa của bà vợ, khi đứng trên đỉnh cao quyền lực bà đã đuổi người chồng của mình ra ngoài. Đó cũng là thông điệp chính mà Puskin muốn gửi đến bạn đọc những kẻ tham lam,bội bạc như bà vợ sẽ bị trừng trị thích đáng, kết cục của lòng tham được Puskin thể hiện tinh tế sâu sắc qua từng đợt sóng mỗi lần ông lão ra biển, những ước mơ nhỏ bé – biển êm ả, những ham muốn lớn lao – biển động và tham vọng tối cao – biển nổi giông tố. Càng “tham” thì càng “thâm”.

Nhưng bên cạnh đó, ta có thể tìm kiếm khám phá nhiều bài học sâu sắc thông qua từng tình tiết truyện, tấm lòng thiện lương, nhân hậu của ông lão đã giúp ông gặp được cá vàng và thực hiện những điều ước của vợ, điều này chứng minh sự tốt bụng hiền lành sẽ luôn được báo đáp và dạy ta biết biết ơn khi được giúp đỡ. Tuy nhiên, truyện còn cho thấy trí tuệ và con mắt tinh đời của tác giả khi đã đưa ra mắt còn lại của vấn đề, ông lão hiền lành song quá nhu nhược chỉ biết nghe theo bà vợ mà không hề can ngăn và cuối cùng cũng không còn gì trong tay, sự hiền lành đến yếu đuối là con dao hai lưỡi.
Qua truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ta học được rất nhiều bài học ý mà lớn nhất chính là sự nguy hiểm vô cùng của lòng tham vô đáy và luôn sống lương thiện nhưng không nhu nhược, trong nhu luôn có cương.
Hana-vfo.vn
 
  • Chủ đề
    ông lão đánh cá và con càng y nghia
  • Top