Nguồn: dulichhoanggia.com.vn
History Lịch sử
Trước khi đến 1893, các cao nguyên Lang Biang đã được nhà cho các nhóm dân tộc khác nhau. Tiếng Pháp the governor của Đông Dương Paul Dommer, cùng với Bác sĩ Alexandre Yersin, quyết định thành lập một sanatorium trên cao mát mẻ của Lang Biang trong 1899. Trong 1916, Emperor Duy Tân đã quyết định để hình thành Đà Lạt, thị trấn (centre urbain), thị trấn của tỉnh Lâm Viên. Đầu tiên của đồng bào dân tộc Việt những người định cư ở Đà Lạt, tù nhân đã được gửi lên đây để xây dựng các tuyến đường và các cơ sở hạ tầng.
Người Pháp đã xây dựng mới các tuyến đường dẫn hai từ Sài Gòn và Phan Thiết đến Đà Lạt, cung cấp các quyền Đà Lạt, điều kiện để chuyển từ một khu vực hoang dã gần 1,500 người đến một thị trấn trong 1923. Đó là Hoàng Đế Khải Định h người đã quyết định rằng cần phải đi Đà Lạt không chỉ là một thành phố, nhưng là một trung tâm du lịch. Trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhiều người Pháp không thể quay trở lại đất nước của họ.
Họ vẫn ở Đà Lạt, cho thành phố của nó Tiếng Pháp thành phố xem xét mà nó lên cho đến khi tổ chức ngay bây giờ. Năm 1975, Đà Lạt đã trở thành một trong bốn chính phủ của Việt Nam thành phố (cùng với Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh).
Chợ Đà Lạt:
Năm 1929, một ngôi chợ bằng cây, lợp tôn gọi là “Chợ cây” được dựng lên tại vị trí Rạp chiếu bóng 3 tháng 4 ở Khu Hòa Bình hiện nay.
Năm 1937, sau một trận hỏa hoạn lớn, Công ty SIDEC xây dựng một ngôi chợ mới bằng gạch để thay thế “Chợ cây”.
Năm 1958, chợ Đà Lạt hiện nay được khởi công xây dựng trên một vùng đất sình lầy trồng xà-lách-son (cresson), do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế, nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu thi công, hoàn thành vào năm 1960. Về sau, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tham gia chỉnh trang chợ Đà Lạt.
Ngày 3.4.1993, khởi công xây dựng khối B chợ Đà Lạt do kiến trúc sư Lê Văn Rọt và Trần Hùng thiết kế. Công trình do Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt và Ngân hàng Việt Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác đầu tư.
Chợ Đà Lạt có 3 tầng, là một trong những chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam.
Chùa Linh Phong:
Chùa Sư nữ Linh Phong cách thành phố Đà Lạt khoảng 4km về hướng Đông Nam (Trại Hầm). Chùa được xây dựng trên một đỉnh núi nhỏ cao vút ẩn hiện giữa ngàn thông vi vu lộng gió.
Khởi đầu, năm 1944, chùa là một niệm Phật đường mái tôle vách ván đơn sơ, cheo leo trên chóp núi, do Hòa thượng Thích Bích Nguyên chủ trì.
Năm 1948 đến 1962, Sư bà Thích Nữ Từ Hương trùng tu và xây dựng nên Linh Phong Ni Tự, một ngôi chùa trang nghiêm, tráng lệ như ngày nay... Cổng Tam quan được xây dựng bằng đá xanh, tạo nên nét uy nghi cho ngôi tịnh đường theo triết lý Tam quán "Không, Giả, Trung". Chùa (16x25m) chia làm 5 gian kiến trúc theo kiểu những đình làng ở miền Trung. Mái kép cong được trang trí bằng tứ linh (long, lân, qui, phụng) uốn lượn giữa gió núi mây ngàn.
Chánh điện thờ Đức Phật A Di Đà cao 1,8m. Ở hai bên, phần trước thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và Đức Đại Thế Chí Bồ Tát bằng đồng bóng loáng, phần sau thờ Tổ và Linh. Phía sau chùa, trên đồi có một ngôi tháp nhỏ cao 3 tầng, hình lục giác sẽ là nơi an nghỉ khi Sư bà viên tịch.
Đến viếng chùa Linh Phong, du khách sẽ gặp Sư bà Từ Hương, một Ni trưởng cao niên, tuổi ngoại thất tuần, dáng người tao nhã. Ta vẫn có thể hình dung được một người con gái nhan sắc năm xưa, tuổi vừa đôi mươi đã rời bỏ một gia đình thượng lưu giàu có để xuất gia đầu Phật, lãng quên việc đời, tu hành chánh quả.
Chùa Linh Sơn:
Cách Hòa Bình hơn 700m về hướng Tây Bắc, chùa Linh Sơn được xây dựng trên một ngọn đồi rộng khoảng 4ha trồng trà, cà phê, bạch đàn, thông, tùng, trắc bách diệp, mai anh đào... Cảnh chùa trang nghiêm, cổ kính. Phía trước sân chùa là bãi cỏ xanh với những luống hoa, tảng đá lớn, cụm sơn giả giữa các hồ nước nhỏ.
Hai bên bậc cấp dẫn vào chánh điện là hai con rồng uốn khúc. Ở giữa điện Phật thờ tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 1.250 kg đúc năm 1952. Bên phải tiền đường là tháp hình bát giác có vẻ đẹp kiến trúc phương Đông.Chùa được xây dựng từ năm 1936, hoàn thành năm 1940.
Dinh I:
Dinh I nguyên là sở chăn nuôi của một người Pháp tên là Bourgery. Bảo Đại mua lại và sửa chữa thành nơi làm việc của các quan chức Hoàng triều cương thổ. Về sau, Ngô Đình Diệm dùng làm nơi nghỉ dưỡng.
Dinh I có một đường hầm bí mật do lính Nhật đào và một sân bay dành cho máy bay lên thẳng xây dựng dưới thời Ngô Đình Diệm.
Dinh ở cuối đường Trần Quang Diệu trong một khu yên tĩnh.
Dinh II:
Dinh II nằm trên một đồi thông có độ cao 1.539m, ở góc đường Trần Hưng Đạo và Khởi nghĩa Bắc Sơn.
Dinh được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1937 do các kiến trúc sư A. Léonard, P. Veysseyre, A. Kruze thiết kế và P. Foinet trang trí nội thất.
Từ năm 1942, Toàn quyền Decoux đã làm việc tại đây từ tháng 5 đến tháng 10, do đó dinh được gọi là “Dinh thự mùa hè” hay “Dinh Toàn quyền”.
Hiện nay, dinh II được sử dụng làm nhà khách của Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng.
Dinh III:
Dinh III là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh 3 là một tòa dinh thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây-Nam.
Do một may mắn của lịch sử, Biệt điện Quốc trưởng còn được bảo tồn gần như nguyên trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không khí vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc căn phòng làm việc của vua Bảo Đại với những ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bản thân của vua Bảo Đại và vua cha Khải Định, phòng của hoàng hậu Nam Phương, hoàng tử Bửu Long. Phương Mai công chúa, hình ảnh gia đình và những vật dụng thường ngày… tất cả đều như mới hôm qua một chút gì đó se sắt chạnh lòng gợi nhớ một thuở vàng son nay đã không còn !
Hồ Xuân Hương:
Là hồ đẹp nhất nằm ở trung tâm thành phố Ðà Lạt. Ðây là hồ lớn ở Ðà Lạt, chu vi 5.000m rộng khoảng 8 ha. Hồ Xuân Hương có hình mảnh trăng lưỡi liềm, là nơi thơ mộng, cuốn hút khách nhàn du, cũng là nơi hò hẹn của những đôi bạn tâm tình. Mặt hồ phẳng lặng như tấm kính pha lê, soi bóng những hàng thông reo hát suốt ngày đêm. Những con đường quanh hồ rợp bóng cây tùng, tạo thêm vẻ thơ mộng cho hồ.
Khi xưa hồ chỉ là con suối chảy giữa thung lũng, từ đó mà phát sinh tên gọi Đà Lạt (dòng suối của người Lạch). Đập đá ngăn suối tạo hồ mang tên Cầu Ông Đạo (Quản Đạo Phạm Khắc Hòe). Còn tên Xuân Hương là do ông Nguyễn Vỹ, Chủ tịch Hội đồng thị xã Đà Lạt vào năm 1953 đổi từ tên Grand Lac do người Pháp đặt trước kia. Ven hồ là bờ cỏ xanh mướt điểm những cây thông, tùng, anh đào, liễu rủ...xinh đẹp tạo thành một khung cảnh thơ mộng cho những cuộc hẹn hò.
Chiều tàn hay đêm đến, du khách có thể tản bộ hay lọc cọc xe ngựa quanh hồ để lâng lâng cùng chút se se lạnh cao nguyên hoặc ngồi nhâm nhi ly rượu, tách cà phê ở các nhà hàng Thủy Tạ, thanh Thủy ven hồ và thả hồn lăn tăn cùng mặt nước Xuân Hương. Ngoài ra du khách còn có thể đạp pedalo, đi xuồng máy hay chèo thuyền cao su trên hồ.
Hồ Tuyền Lâm:
Từ một thung lũng hoang vu ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển bị bao bọc bởi bốn bề rừng núi và dòng suối tía huyền thoại bắt nguồn từ những ngọn núi cao ngất và đại ngàn hùng vĩ ở nam Tây Nguyên; cuối những năm 80, những người thợ xây dựng Bộ Thủy lợi đã tạo nên hồ Tuyền Lâm, với diện tích 365 ha, chỗ sâu nhất 36m, cung cấp nước tưới cho hơn 1.400 ha hoa màu, lúa và cây công nghiệp ở các xã tây bắc huyện Ðức Trọng.
Ðiều kỳ thú ở hồ Tuyền Lâm là dù mùa khô, đằng đẵng suốt sáu tháng trời không một hạt mưa, hồ vẫn đầy ắp nước. Mặt hồ quanh năm xanh biếc, kể cả những ngày mưa, nhận nước tuôn như thác từ các dòng suối và khe núi. Mặt hồ ngày đêm lăn tăn gợn sóng lung linh, soi bóng những hàng cây xanh ngắt ven hồ, hiếm khi có sóng lớn. Quanh hồ, những rừng thông ba lá tự nhiên và mới trồng phủ kín những ngọn núi, quả đồi, trải ngút ngàn tầm mắt. Tất cả cùng hòa quyện, vẽ nên bức tranh thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình và thơ mộng lạ kỳ.
Ðến giữa những năm 90, hồ Tuyền Lâm rộng gần mười lần hồ Xuân Hương, lọt giữa rừng thông mênh mông và chỉ cách trung tâm Ðà Lạt 6km trở thành tâm điểm chú ý của du khách. Cũng có người dành hẳn một khoảng thời gian du ngoạn trên mặt hồ để tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ và sự tĩnh lặng quý báu. Ðiều này khơi dậy tiềm năng mới của hồ Tuyền Lâm, đó là du lịch sinh thái. Sơ khai là những cá nhân tự đóng tàu cho khách thuê và chở khách tham quan mặt hồ, rừng thông và thác Bảo Ðại.
Không lâu sau, cuối hồ xuất hiện các khu dã ngoại Nam Qua và Ðá Tiên của Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Phương Nam, mở đầu cho việc khai thác du lịch sinh thái và văn hóa một cách có tổ chức. Du lịch trên mặt hồ ngày càng mở ra rộng hơn; hướng tới nét đặc sắc của nền văn hóa các dân tộc thiểu số nam Tây Nguyên. Khách có thể thưởng thức thịt nướng, cơm lam, rượu cần, đốt lửa trại, tham gia lễ hội cồng chiêng, ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ, thư giãn trên những ngôi nhà sàn, nhà dài lộng gió, bắn cung tên và thám hiểm rừng sâu. Khách đến Tuyền Lâm đông dần và hình ảnh từng đoàn du khách dã ngoại trên hồ và các khu du lịch kề liền đã trở nên phổ biến. Năm 1998, Khu du lịch hồ Tuyền Lâm chính thức thành lập và cũng thời gian này, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận hồ Tuyền Lâm là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Vào xuân, hồ Tuyền Lâm, lấp lánh mầu xanh ngọc bích, khắc họa thêm nét thơ mộng, lãng mạn của Ðà Lạt vốn đã xinh đẹp. Ðây là danh thắng của Tây Nguyên nằm trong 20 khu du lịch trọng điểm ở Việt Nam.
Thiền Viện Trúc Lâm:
Nằm trong khu vực khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, du khách đến Thiền Viện Trúc Lâm sẽ được chiêm ngưỡng một kiến trúc Tôn giáo được tọa lạc trên một đỉnh đồi.
Từ Thiền Viện Trúc Lâm, có thể nhìn thấy toàn cảnh hồ Tuyền Lâm. Tại đây, quý khách có thể cúng bái, vãng cảnh chùa hoặc nghiên cứu về các truyền thuyết tôn giáo từ thời Vua Trần Nhân Tông.
Có các điểm buôn bán quà lưu niệm, các đặc sản của Đà Lạt
Hồ Than Thở:
Xưa chỉ là một hồ nhỏ, về sau người Pháp cho ngăn đập nước tạo thành hồ và đặt tên la Las des Suopirs. Sau đó, năm 1956 lại trở về với tên cũ Than Thở.
Hồ cách trung tâm thành phố 6km về phía đông, trên đường đi Thái Phiên hoặc Chi Lăng. Hồ nằm trên đồi ao giữa một vùng rừng thông tĩnh mịch. Trước đây hồ cung cấp nước cho thành phố. Cảnh vật quanh hồ thật im vắng, mặt hồ trầm ngâm phẳng lặng. Con đường đất nhỏ hẹp quanh hồ mất hút xa xa.
Gió lên, thông reo, lời ru khi êm ái, khi như nức nở khóc than. Quanh hồ có bao nhiêu truyền thuyết, tình sử…Hồ Than Thở là một trong những thắng cảnh nổi tiếng ở Đà Lạt do tên gọi khá hấp dẫn và cảnh quan quanh hồ. Sau một thời kỳ khu rừng thông quanh hồ bị đào bới để khai thác thiếc, hồ Than Thở được Công ty trách nhiệm hữu hạn Thùy Dương chỉnh trang lại để thu hút du khách. Đến đây, du khách dạo chơi dưới rừng thông, cưỡi ngựa, đi trên chiếc cầu gỗ, chụp ảnh...
Núi Lang Biang:
Nói đến núi non Đà Lạt, nhiều nhà nghiên cứu địa lý, lịch sử, dân tộc học và cả khách du lịch đều nghĩ đến hai ngọn Lang Bian mà người Việt gọi là Núi Bà và Núi Khổng Lồ (Nhút) cùng rặng Biđúp, mặc dù ngày nay Lang Bian (Núi Bà) thuộc huyện Lạc Dương. Ông Khổng Lồ (Nhút) cũng thế, còn rặng Biđúp thực tế ở Lạc Dương giáp giới với Thuận Hải. Riêng với hai ngọn Lang Bian, các nhà nghiên cứu Pháp đã tìm hiểu khá nhiều, người Việt đặt tên Núi Bà là về sau này.
Trong các truyền thuyết thần thoại, truyền thuyết của các dân tộc ít người Đà Lạt, ba rặng núi Lang Bian (Lâm Viên - Núi Bà), Khổng Lồ (Nhút) và Biđúp quan hệ rất mật thiết với nhau và thường là nguồn cảm hứng sáng tạo của các thi ca.
Đỉnh Lang Bian cao 2.167m và Biđúp cao 2.287m. Du khách ở Đà Lạt có thể thấy hai ngọn Lang Bian (Núi Bà) như bộ ngực tràn căng sức sống của một phụ nữ xinh đẹp khỏa thân nằm ngửa nhìn trời xanh mênh mang trong những ngày đông nắng lạnh. Nhìn từ Đà Lạt, du khách ngỡ rằng hai đỉnh Lang Bian liền nhau có thể đi từ đỉnh này sang đỉnh kia. Nhưng sự thật lại khác. Hai đỉnh núi được đi hai con đường khác nhau: Một theo hướng Lạc Dương, một theo ngả Thái Phiên. Hồi trước, nối liền hai đỉnh núi này có một con đường mòn quanh co qua một thung lũng, nhưng bây giờ cây rừng đã che mất.
Suối Vàng:
Suối Vàng nằm về phía Bắc Đà Lạt, cách trung tâm thành phố 12km. Khu vực trầm mặc và thơ mộng này với những đồi cỏ thênh thang là nơi bác sĩ Yersin đã đề nghị thành lập trung tâm thành phố nghỉ mát. Nhưng sau khi khảo sát địa thế vùng này không thấy thuận lợi; hơn nữa gần chân núi, độ ẩm cao, không thoáng khí như ở Đà Lạt nên vùng này vẫn còn khá hoang sơ như ngày nay.
Tuy vậy gần đây đã có bao dự kiến xây dựng Suối Vàng thành khu du lịch thứ 2 sau Đà Lạt. Vùng đất tuyệt đẹp này với những mặt hồ lãng đãng khói sương đã thu hút không biết bao nhiêu du khách. Dưới chân đồi ven hồ là một rừng thông non xanh thẳm nổi lên trên những cụm đồi tròn nhấp nhô chạy tít đến chân núi Lang Biang. Đó là những sân cù lý tưởng trong tương lai.
Suối Vàng có 1 thác nước và 2 hồ lớn. Hồ Ankroet ở dưới và hồ Dankia ở trên. Hai hồ này được tạo bởi 2 đập nước cùng tên chắn sông Đa Dung, phát nguyên từ núi Lang Biang. Sức chứa 2 hồ khoảng 21 triệu khối nước, được dùng để chạy máy phát điện tại nhà máy thủy điện Ankroet. Công trình này được xây dựng hai giai đoạn 1945 và 1953, công suất thiết kế 3.100 kW/h, nhưng do máy móc cũ, gần đây chỉ đạt 2.400 kW/h.
Thác Cam Ly:
Thác Cam Ly là thác gần trung tâm thành phố Đà Lạt nhất, chỉ cách khu Hòa Bình 2,3 km về phía Đông - Nam, ở gần nhà số 68 đường Hoàng Văn Thụ. Lộ trình đến thác Cam Ly: Khu Hòa Bình - Đường 3 tháng 2 - Hoàng Văn Thụ.
Thác không đẹp và thường ít nước vào mùa khô nhưng nhờ vị trí gần trung tâm thành phố nên du khách thường ghé thăm. Một chiếc cầu bắc ngang qua suối Cam Ly phía trên thác giúp du khách đi từ bên này sang bên kia dòng suối. Dưới chân thác là một vườn hoa nhỏ. Phong cảnh chung quanh thác không còn hoang vu như ngày xưa.
Thác Cam Ly do Công ty dịch vụ du lịch Đà Lạt quản lý và khai thác, với tổng diện tích sử dụng là 16,5 ha.
Người Lạch gọi thác Cam Ly là Liêng Tô Sra, về sau đổi thành thác Cam Ly mang tên đoạn suối chảy từ Liêng Tô Sra đến sông Đạ Đờng.
Thác Datanla:
Thác Đa Tăng La (Datanla) ở ven quốc lộ 20 gần đèo Prenn, cách Đà Lạt gần 5 km. Nằm trong khu rừng dự trữ nên Đa Tăng La còn có vẻ đẹp hoang dã. Nước đổ mạnh trên những tảng đá nhiều tầng chồng chất giữa hai triền dốc tạo thành nhiều thác liên tiếp, có chỗ nước chảy giữa khe nứt tạo thành hố sâu gọi là “Vực tử thần”.
Du khách muốn xuống tham quan thác phải đi bộ theo một trong hai con đường dốc quanh co với trên 200 bậc cấp.
Phía dưới thác Đa Tăng La là một chuỗi thác khác, hùng vĩ nhất là thác Đoong Nham, đường khó đi.
Đa Tăng La là biến âm của tên dòng suối Đa Pơrla, người Lạch gọi thác Đa Tăng La là Liêng Đu Rpu Kwăng (con trâu đực té) vì theo truyền thuyết, ngày xưa có một con trâu đực té xuống thác này.
Thác Pongour:
Nằm trên địa bàn xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt 45km, cách đường quốc lộ 20 khoảng 7 km. Thác thuộc loại đẹp, hùng vĩ nhất Tây Nguyên với chiều cao hơn 20m, bề mặt thác dài hàng trăm mét và một thềm thác rộng hàng chục ha có thể tổ chức vui chơi cho hàng ngàn người một lúc. Các nhà du lịch đã không ngần đặt cho Pongour biệt hiệu “Nam Phương đệ nhất thác”.
Theo truyền thuyết của đồng bào dân tộc thì thác gắn liền với câu chuyện về nàng Ka Nai - một Tù trưởng xinh đẹp đã có công xây dựng nên cuộc sông thịnh vượng của đồng bào K’ho. Tương truyền Ka Nai có 4 con tê giác và Ponguor là dấu vết các con tê giác cắm sừng xuống đất.
Từ nhiều năm nay, Ponguor có ngày hội thác vào rằm tháng giêng hàng năm và ngay này đã trở thành một ngày vui chơi xuân của thanh niên Đà Lạt - Lâm Đồng với nhiều trò chơi dân gian, các nghi lễ văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa. Thác hiện do công ty TNHH Đất Nam (thành phố Hồ Chí Minh) quản lý và khai thác.
Thác Prenn:
Trên đường từ TP. Hồ Chí Minh lên Đà Lạt, vừa qua khỏi ranh giới của thành phố Đà Lạt với huyện Đức Trọng, du khách gặp thác Prenn.
Thác Prenn nằm sát ngay bên cạnh quốc lộ 20, dưới chân đèo Prenn.
Từ trên cao, nước đổ qua một vòm đá huyền vũ rơi xuống, trải đều như một bức rèm trắng xóa đẹp tựa như mái tóc của nàng tiên, do đó thác còn có tên là Tiên Sa.
Khách đến tham quan thác Prenn thích thú đi qua chiếc cầu nhỏ bắc trong lòng thác, để mặc cho bụi nước tung tóe bám vào người, mang lại một cảm giác sảng khoái đặc biệt.
Trong những năm 1960, thác Prenn có một vườn thú nhỏ với voi, cọp, gấu, hươu, nai, khỉ, trăn, công...
Khu du lịch thác Prenn do Công ty dịch vụ du lịch Đà Lạt quản lý và khai thác.
Trước đây, phía trên thác Prenn có buôn Prền, nên thác mang tên gọi phổ biến là Prenn. Người Lạch gọi thác Prenn là Liêng Tarding.
Trong ngôn ngữ Lạch, Prền là tên gọi của cây cà đắng, nhưng buôn Prền là một địa danh không thể giải thích được như một số địa danh khác của người Lạch.
Thác Hang Cọp:
Vài năm trở lại đây, du khách đến Đà Lạt có nghe nói đến thác Hang Cọp, một thắng cảnh mới khai thác ở vùng Trại Mát thuộc phường 11, thành phố Đà Lạt. Nhưng đi đến thác để tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp này thì còn ít người đi tới được bởi đường đến thác tuy không xa nhưng lại khó đi.
Từ trung tâm thành phố Đà Lạt đi về phía Trại Mát theo quốc lộ 20 (quốc lộ 11 cũ) đến nhà thờ Trại Mát, khoảng non 10 cây số, có một ngã rẽ đi vào một con đường đất ở phía tay trái, đó là đường vào thác Hang Cọp.
Qua hơn 5 km đường đất quanh co dưới tán rừng thông, qua những con dốc xuôi thoai thoải chằng chịt rễ cây, khách đã nghe tiếng thác chảy réo rắt từ xa xa. Không gian ở đây rất im vắng, không bị khuấy động bởi tiếng ồn ào của phố thị. Nắng vàng xuyên qua lá thông chiếu xuống một thứ ánh sáng làm mát dịu con đường đi.
Sau khi lội qua một con suối nhỏ nước chảy trong veo là đã đến đầu ngọn thác. Từ đó, theo một bậc cấp bằng xi măng đi xuống vực sâu, hai bên cây lá chen chúc dày đặc. Đến chân thác, hơi nước tỏa mù như sương, khí đá bốc ra lạnh ngắt và ẩm ướt. Từ chân thác ngước mắt nhìn lên: một cột nước trắng xóa từ núi đá cao đổ xuống, dội ầm ì vào một hố nước sâu rồi thoát đi theo một dòng suối ngoằn ngoèo qua các tảng đá lớn và lặng lờ chìm lẫn vào rừng cây rậm rạp.
Thác cao ước khoảng 25m, rộng hơn 10m. Đến mùa mưa, nước nhiều, dòng thác trải rộng khoảng hơn 5m, mùa nắng thì dòng thác hẹp hơn nhưng vẫn đổ xuống với tốc độ rất nhanh và mạnh tạo thành những mảng bọt trắng xóa tràn lên các tảng đá hoa cương lớn nằm dưới chân thác. Cảnh vật quanh thác còn hoang sơ: rừng thông ở trên đồi cao thẳng đứng dưới bầu trời xanh trong, ở dưới lũng sâu là nhiều loại cây tạp, cây lá rộng khác chen chúc rậm rạp, cành lá đan xen mà ánh nắng mặt trời không chiếu xuyên qua được. Nếu như không có những bậc cấp bằng xi măng dẫn xuống thác thì đứng ở đây khách sẽ ngỡ như đứng giữa khoảng rừng núi âm u chưa có dấu chân người.
Thung lũng tình yêu:
Năm 1972, hồ Đa Thiện rộng 6 ha được hình thành sau khi một đập nước được xây dựng ngăn giữa hai ngọn đồi để giữ nước phục vụ sản xuất và tạo nên một thắng cảnh thơ mộng với mặt hồ phẳng lặng giữa những đồi thông trùng điệp.
Năm 1972, hồ Đa Thiện rộng 6 ha được hình thành sau khi một đập nước được xây dựng ngăn giữa hai ngọn đồi để giữ nước phục vụ sản xuất và tạo nên một thắng cảnh thơ mộng với mặt hồ phẳng lặng giữa những đồi thông trùng điệp.
Đập nước này thường gọi là Đập III Đa Thiện. Trước đó, Đa Thiện đã xây dựng 2 đập nước khác, nhỏ hơn dùng cho trồng rau.
Thung lũng hồ Đa Thiện được mang tên Thung lũng Tình yêu (Vallée d’Amour) và giải thích theo hai cách:
Trong nửa đầu thế kỷ 20, thung lũng gần Dinh Bảo Đại (Dinh III) được gọi là Vallée d’Amour (Thung lũng Tình yêu), sinh viên Viện Đại học Đà Lạt nhận thấy thung lũng gần ấp Đa Thiện là nơi hẹn hò lý tưởng của thanh niên nên cũng đặt tên là Thung lũng Tình yêu.
Hướng đạo sinh thường cắm trại ở thung lũng Đa Thiện và đặt tên Thung lũng Tình yêu với ý nghĩa tình yêu thiên nhiên, đất nước.
Cách Khu Hoà Bình 4,6 km về hướng Bắc theo đường chim bay. Thung lũng Tình yêu là một trung tâm du lịch thanh thiếu niên do Công ty dịch vụ du lịch thanh niên Đà Lạt quản lý, với diện tích 342 ha. Du khách đến tham quan thường dừng lại trên đồi cao, chụp ảnh, ngắm nhìn toàn cảnh đồi núi chập chùng, đỉnh núi Lang Biang án ngữ phía Bắc, cưỡi ngựa, đi xe đạp nước, dùng du thuyền lướt trên mặt hồ, mua đặc sản hay tổ chức những bữa ăn dã ngoại nhẹ nhàng.
History Lịch sử
Trước khi đến 1893, các cao nguyên Lang Biang đã được nhà cho các nhóm dân tộc khác nhau. Tiếng Pháp the governor của Đông Dương Paul Dommer, cùng với Bác sĩ Alexandre Yersin, quyết định thành lập một sanatorium trên cao mát mẻ của Lang Biang trong 1899. Trong 1916, Emperor Duy Tân đã quyết định để hình thành Đà Lạt, thị trấn (centre urbain), thị trấn của tỉnh Lâm Viên. Đầu tiên của đồng bào dân tộc Việt những người định cư ở Đà Lạt, tù nhân đã được gửi lên đây để xây dựng các tuyến đường và các cơ sở hạ tầng.
Người Pháp đã xây dựng mới các tuyến đường dẫn hai từ Sài Gòn và Phan Thiết đến Đà Lạt, cung cấp các quyền Đà Lạt, điều kiện để chuyển từ một khu vực hoang dã gần 1,500 người đến một thị trấn trong 1923. Đó là Hoàng Đế Khải Định h người đã quyết định rằng cần phải đi Đà Lạt không chỉ là một thành phố, nhưng là một trung tâm du lịch. Trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhiều người Pháp không thể quay trở lại đất nước của họ.
Họ vẫn ở Đà Lạt, cho thành phố của nó Tiếng Pháp thành phố xem xét mà nó lên cho đến khi tổ chức ngay bây giờ. Năm 1975, Đà Lạt đã trở thành một trong bốn chính phủ của Việt Nam thành phố (cùng với Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh).
Chợ Đà Lạt:
Năm 1929, một ngôi chợ bằng cây, lợp tôn gọi là “Chợ cây” được dựng lên tại vị trí Rạp chiếu bóng 3 tháng 4 ở Khu Hòa Bình hiện nay.
Năm 1937, sau một trận hỏa hoạn lớn, Công ty SIDEC xây dựng một ngôi chợ mới bằng gạch để thay thế “Chợ cây”.
Năm 1958, chợ Đà Lạt hiện nay được khởi công xây dựng trên một vùng đất sình lầy trồng xà-lách-son (cresson), do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế, nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu thi công, hoàn thành vào năm 1960. Về sau, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tham gia chỉnh trang chợ Đà Lạt.
Ngày 3.4.1993, khởi công xây dựng khối B chợ Đà Lạt do kiến trúc sư Lê Văn Rọt và Trần Hùng thiết kế. Công trình do Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt và Ngân hàng Việt Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác đầu tư.
Chợ Đà Lạt có 3 tầng, là một trong những chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam.
Chùa Linh Phong:
Chùa Sư nữ Linh Phong cách thành phố Đà Lạt khoảng 4km về hướng Đông Nam (Trại Hầm). Chùa được xây dựng trên một đỉnh núi nhỏ cao vút ẩn hiện giữa ngàn thông vi vu lộng gió.
Khởi đầu, năm 1944, chùa là một niệm Phật đường mái tôle vách ván đơn sơ, cheo leo trên chóp núi, do Hòa thượng Thích Bích Nguyên chủ trì.
Năm 1948 đến 1962, Sư bà Thích Nữ Từ Hương trùng tu và xây dựng nên Linh Phong Ni Tự, một ngôi chùa trang nghiêm, tráng lệ như ngày nay... Cổng Tam quan được xây dựng bằng đá xanh, tạo nên nét uy nghi cho ngôi tịnh đường theo triết lý Tam quán "Không, Giả, Trung". Chùa (16x25m) chia làm 5 gian kiến trúc theo kiểu những đình làng ở miền Trung. Mái kép cong được trang trí bằng tứ linh (long, lân, qui, phụng) uốn lượn giữa gió núi mây ngàn.
Chánh điện thờ Đức Phật A Di Đà cao 1,8m. Ở hai bên, phần trước thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và Đức Đại Thế Chí Bồ Tát bằng đồng bóng loáng, phần sau thờ Tổ và Linh. Phía sau chùa, trên đồi có một ngôi tháp nhỏ cao 3 tầng, hình lục giác sẽ là nơi an nghỉ khi Sư bà viên tịch.
Đến viếng chùa Linh Phong, du khách sẽ gặp Sư bà Từ Hương, một Ni trưởng cao niên, tuổi ngoại thất tuần, dáng người tao nhã. Ta vẫn có thể hình dung được một người con gái nhan sắc năm xưa, tuổi vừa đôi mươi đã rời bỏ một gia đình thượng lưu giàu có để xuất gia đầu Phật, lãng quên việc đời, tu hành chánh quả.
Chùa Linh Sơn:
Cách Hòa Bình hơn 700m về hướng Tây Bắc, chùa Linh Sơn được xây dựng trên một ngọn đồi rộng khoảng 4ha trồng trà, cà phê, bạch đàn, thông, tùng, trắc bách diệp, mai anh đào... Cảnh chùa trang nghiêm, cổ kính. Phía trước sân chùa là bãi cỏ xanh với những luống hoa, tảng đá lớn, cụm sơn giả giữa các hồ nước nhỏ.
Hai bên bậc cấp dẫn vào chánh điện là hai con rồng uốn khúc. Ở giữa điện Phật thờ tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 1.250 kg đúc năm 1952. Bên phải tiền đường là tháp hình bát giác có vẻ đẹp kiến trúc phương Đông.Chùa được xây dựng từ năm 1936, hoàn thành năm 1940.
Dinh I:
Dinh I nguyên là sở chăn nuôi của một người Pháp tên là Bourgery. Bảo Đại mua lại và sửa chữa thành nơi làm việc của các quan chức Hoàng triều cương thổ. Về sau, Ngô Đình Diệm dùng làm nơi nghỉ dưỡng.
Dinh I có một đường hầm bí mật do lính Nhật đào và một sân bay dành cho máy bay lên thẳng xây dựng dưới thời Ngô Đình Diệm.
Dinh ở cuối đường Trần Quang Diệu trong một khu yên tĩnh.
Dinh II:
Dinh II nằm trên một đồi thông có độ cao 1.539m, ở góc đường Trần Hưng Đạo và Khởi nghĩa Bắc Sơn.
Dinh được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1937 do các kiến trúc sư A. Léonard, P. Veysseyre, A. Kruze thiết kế và P. Foinet trang trí nội thất.
Từ năm 1942, Toàn quyền Decoux đã làm việc tại đây từ tháng 5 đến tháng 10, do đó dinh được gọi là “Dinh thự mùa hè” hay “Dinh Toàn quyền”.
Hiện nay, dinh II được sử dụng làm nhà khách của Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng.
Dinh III:
Dinh III là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh 3 là một tòa dinh thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây-Nam.
Do một may mắn của lịch sử, Biệt điện Quốc trưởng còn được bảo tồn gần như nguyên trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không khí vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc căn phòng làm việc của vua Bảo Đại với những ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bản thân của vua Bảo Đại và vua cha Khải Định, phòng của hoàng hậu Nam Phương, hoàng tử Bửu Long. Phương Mai công chúa, hình ảnh gia đình và những vật dụng thường ngày… tất cả đều như mới hôm qua một chút gì đó se sắt chạnh lòng gợi nhớ một thuở vàng son nay đã không còn !
Hồ Xuân Hương:
Là hồ đẹp nhất nằm ở trung tâm thành phố Ðà Lạt. Ðây là hồ lớn ở Ðà Lạt, chu vi 5.000m rộng khoảng 8 ha. Hồ Xuân Hương có hình mảnh trăng lưỡi liềm, là nơi thơ mộng, cuốn hút khách nhàn du, cũng là nơi hò hẹn của những đôi bạn tâm tình. Mặt hồ phẳng lặng như tấm kính pha lê, soi bóng những hàng thông reo hát suốt ngày đêm. Những con đường quanh hồ rợp bóng cây tùng, tạo thêm vẻ thơ mộng cho hồ.
Khi xưa hồ chỉ là con suối chảy giữa thung lũng, từ đó mà phát sinh tên gọi Đà Lạt (dòng suối của người Lạch). Đập đá ngăn suối tạo hồ mang tên Cầu Ông Đạo (Quản Đạo Phạm Khắc Hòe). Còn tên Xuân Hương là do ông Nguyễn Vỹ, Chủ tịch Hội đồng thị xã Đà Lạt vào năm 1953 đổi từ tên Grand Lac do người Pháp đặt trước kia. Ven hồ là bờ cỏ xanh mướt điểm những cây thông, tùng, anh đào, liễu rủ...xinh đẹp tạo thành một khung cảnh thơ mộng cho những cuộc hẹn hò.
Chiều tàn hay đêm đến, du khách có thể tản bộ hay lọc cọc xe ngựa quanh hồ để lâng lâng cùng chút se se lạnh cao nguyên hoặc ngồi nhâm nhi ly rượu, tách cà phê ở các nhà hàng Thủy Tạ, thanh Thủy ven hồ và thả hồn lăn tăn cùng mặt nước Xuân Hương. Ngoài ra du khách còn có thể đạp pedalo, đi xuồng máy hay chèo thuyền cao su trên hồ.
Hồ Tuyền Lâm:
Từ một thung lũng hoang vu ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển bị bao bọc bởi bốn bề rừng núi và dòng suối tía huyền thoại bắt nguồn từ những ngọn núi cao ngất và đại ngàn hùng vĩ ở nam Tây Nguyên; cuối những năm 80, những người thợ xây dựng Bộ Thủy lợi đã tạo nên hồ Tuyền Lâm, với diện tích 365 ha, chỗ sâu nhất 36m, cung cấp nước tưới cho hơn 1.400 ha hoa màu, lúa và cây công nghiệp ở các xã tây bắc huyện Ðức Trọng.
Ðiều kỳ thú ở hồ Tuyền Lâm là dù mùa khô, đằng đẵng suốt sáu tháng trời không một hạt mưa, hồ vẫn đầy ắp nước. Mặt hồ quanh năm xanh biếc, kể cả những ngày mưa, nhận nước tuôn như thác từ các dòng suối và khe núi. Mặt hồ ngày đêm lăn tăn gợn sóng lung linh, soi bóng những hàng cây xanh ngắt ven hồ, hiếm khi có sóng lớn. Quanh hồ, những rừng thông ba lá tự nhiên và mới trồng phủ kín những ngọn núi, quả đồi, trải ngút ngàn tầm mắt. Tất cả cùng hòa quyện, vẽ nên bức tranh thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình và thơ mộng lạ kỳ.
Ðến giữa những năm 90, hồ Tuyền Lâm rộng gần mười lần hồ Xuân Hương, lọt giữa rừng thông mênh mông và chỉ cách trung tâm Ðà Lạt 6km trở thành tâm điểm chú ý của du khách. Cũng có người dành hẳn một khoảng thời gian du ngoạn trên mặt hồ để tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ và sự tĩnh lặng quý báu. Ðiều này khơi dậy tiềm năng mới của hồ Tuyền Lâm, đó là du lịch sinh thái. Sơ khai là những cá nhân tự đóng tàu cho khách thuê và chở khách tham quan mặt hồ, rừng thông và thác Bảo Ðại.
Không lâu sau, cuối hồ xuất hiện các khu dã ngoại Nam Qua và Ðá Tiên của Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Phương Nam, mở đầu cho việc khai thác du lịch sinh thái và văn hóa một cách có tổ chức. Du lịch trên mặt hồ ngày càng mở ra rộng hơn; hướng tới nét đặc sắc của nền văn hóa các dân tộc thiểu số nam Tây Nguyên. Khách có thể thưởng thức thịt nướng, cơm lam, rượu cần, đốt lửa trại, tham gia lễ hội cồng chiêng, ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ, thư giãn trên những ngôi nhà sàn, nhà dài lộng gió, bắn cung tên và thám hiểm rừng sâu. Khách đến Tuyền Lâm đông dần và hình ảnh từng đoàn du khách dã ngoại trên hồ và các khu du lịch kề liền đã trở nên phổ biến. Năm 1998, Khu du lịch hồ Tuyền Lâm chính thức thành lập và cũng thời gian này, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận hồ Tuyền Lâm là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Vào xuân, hồ Tuyền Lâm, lấp lánh mầu xanh ngọc bích, khắc họa thêm nét thơ mộng, lãng mạn của Ðà Lạt vốn đã xinh đẹp. Ðây là danh thắng của Tây Nguyên nằm trong 20 khu du lịch trọng điểm ở Việt Nam.
Thiền Viện Trúc Lâm:
Nằm trong khu vực khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, du khách đến Thiền Viện Trúc Lâm sẽ được chiêm ngưỡng một kiến trúc Tôn giáo được tọa lạc trên một đỉnh đồi.
Từ Thiền Viện Trúc Lâm, có thể nhìn thấy toàn cảnh hồ Tuyền Lâm. Tại đây, quý khách có thể cúng bái, vãng cảnh chùa hoặc nghiên cứu về các truyền thuyết tôn giáo từ thời Vua Trần Nhân Tông.
Có các điểm buôn bán quà lưu niệm, các đặc sản của Đà Lạt
Hồ Than Thở:
Xưa chỉ là một hồ nhỏ, về sau người Pháp cho ngăn đập nước tạo thành hồ và đặt tên la Las des Suopirs. Sau đó, năm 1956 lại trở về với tên cũ Than Thở.
Hồ cách trung tâm thành phố 6km về phía đông, trên đường đi Thái Phiên hoặc Chi Lăng. Hồ nằm trên đồi ao giữa một vùng rừng thông tĩnh mịch. Trước đây hồ cung cấp nước cho thành phố. Cảnh vật quanh hồ thật im vắng, mặt hồ trầm ngâm phẳng lặng. Con đường đất nhỏ hẹp quanh hồ mất hút xa xa.
Gió lên, thông reo, lời ru khi êm ái, khi như nức nở khóc than. Quanh hồ có bao nhiêu truyền thuyết, tình sử…Hồ Than Thở là một trong những thắng cảnh nổi tiếng ở Đà Lạt do tên gọi khá hấp dẫn và cảnh quan quanh hồ. Sau một thời kỳ khu rừng thông quanh hồ bị đào bới để khai thác thiếc, hồ Than Thở được Công ty trách nhiệm hữu hạn Thùy Dương chỉnh trang lại để thu hút du khách. Đến đây, du khách dạo chơi dưới rừng thông, cưỡi ngựa, đi trên chiếc cầu gỗ, chụp ảnh...
Núi Lang Biang:
Nói đến núi non Đà Lạt, nhiều nhà nghiên cứu địa lý, lịch sử, dân tộc học và cả khách du lịch đều nghĩ đến hai ngọn Lang Bian mà người Việt gọi là Núi Bà và Núi Khổng Lồ (Nhút) cùng rặng Biđúp, mặc dù ngày nay Lang Bian (Núi Bà) thuộc huyện Lạc Dương. Ông Khổng Lồ (Nhút) cũng thế, còn rặng Biđúp thực tế ở Lạc Dương giáp giới với Thuận Hải. Riêng với hai ngọn Lang Bian, các nhà nghiên cứu Pháp đã tìm hiểu khá nhiều, người Việt đặt tên Núi Bà là về sau này.
Trong các truyền thuyết thần thoại, truyền thuyết của các dân tộc ít người Đà Lạt, ba rặng núi Lang Bian (Lâm Viên - Núi Bà), Khổng Lồ (Nhút) và Biđúp quan hệ rất mật thiết với nhau và thường là nguồn cảm hứng sáng tạo của các thi ca.
Đỉnh Lang Bian cao 2.167m và Biđúp cao 2.287m. Du khách ở Đà Lạt có thể thấy hai ngọn Lang Bian (Núi Bà) như bộ ngực tràn căng sức sống của một phụ nữ xinh đẹp khỏa thân nằm ngửa nhìn trời xanh mênh mang trong những ngày đông nắng lạnh. Nhìn từ Đà Lạt, du khách ngỡ rằng hai đỉnh Lang Bian liền nhau có thể đi từ đỉnh này sang đỉnh kia. Nhưng sự thật lại khác. Hai đỉnh núi được đi hai con đường khác nhau: Một theo hướng Lạc Dương, một theo ngả Thái Phiên. Hồi trước, nối liền hai đỉnh núi này có một con đường mòn quanh co qua một thung lũng, nhưng bây giờ cây rừng đã che mất.
Suối Vàng:
Suối Vàng nằm về phía Bắc Đà Lạt, cách trung tâm thành phố 12km. Khu vực trầm mặc và thơ mộng này với những đồi cỏ thênh thang là nơi bác sĩ Yersin đã đề nghị thành lập trung tâm thành phố nghỉ mát. Nhưng sau khi khảo sát địa thế vùng này không thấy thuận lợi; hơn nữa gần chân núi, độ ẩm cao, không thoáng khí như ở Đà Lạt nên vùng này vẫn còn khá hoang sơ như ngày nay.
Tuy vậy gần đây đã có bao dự kiến xây dựng Suối Vàng thành khu du lịch thứ 2 sau Đà Lạt. Vùng đất tuyệt đẹp này với những mặt hồ lãng đãng khói sương đã thu hút không biết bao nhiêu du khách. Dưới chân đồi ven hồ là một rừng thông non xanh thẳm nổi lên trên những cụm đồi tròn nhấp nhô chạy tít đến chân núi Lang Biang. Đó là những sân cù lý tưởng trong tương lai.
Suối Vàng có 1 thác nước và 2 hồ lớn. Hồ Ankroet ở dưới và hồ Dankia ở trên. Hai hồ này được tạo bởi 2 đập nước cùng tên chắn sông Đa Dung, phát nguyên từ núi Lang Biang. Sức chứa 2 hồ khoảng 21 triệu khối nước, được dùng để chạy máy phát điện tại nhà máy thủy điện Ankroet. Công trình này được xây dựng hai giai đoạn 1945 và 1953, công suất thiết kế 3.100 kW/h, nhưng do máy móc cũ, gần đây chỉ đạt 2.400 kW/h.
Thác Cam Ly:
Thác Cam Ly là thác gần trung tâm thành phố Đà Lạt nhất, chỉ cách khu Hòa Bình 2,3 km về phía Đông - Nam, ở gần nhà số 68 đường Hoàng Văn Thụ. Lộ trình đến thác Cam Ly: Khu Hòa Bình - Đường 3 tháng 2 - Hoàng Văn Thụ.
Thác không đẹp và thường ít nước vào mùa khô nhưng nhờ vị trí gần trung tâm thành phố nên du khách thường ghé thăm. Một chiếc cầu bắc ngang qua suối Cam Ly phía trên thác giúp du khách đi từ bên này sang bên kia dòng suối. Dưới chân thác là một vườn hoa nhỏ. Phong cảnh chung quanh thác không còn hoang vu như ngày xưa.
Thác Cam Ly do Công ty dịch vụ du lịch Đà Lạt quản lý và khai thác, với tổng diện tích sử dụng là 16,5 ha.
Người Lạch gọi thác Cam Ly là Liêng Tô Sra, về sau đổi thành thác Cam Ly mang tên đoạn suối chảy từ Liêng Tô Sra đến sông Đạ Đờng.
Thác Datanla:
Thác Đa Tăng La (Datanla) ở ven quốc lộ 20 gần đèo Prenn, cách Đà Lạt gần 5 km. Nằm trong khu rừng dự trữ nên Đa Tăng La còn có vẻ đẹp hoang dã. Nước đổ mạnh trên những tảng đá nhiều tầng chồng chất giữa hai triền dốc tạo thành nhiều thác liên tiếp, có chỗ nước chảy giữa khe nứt tạo thành hố sâu gọi là “Vực tử thần”.
Du khách muốn xuống tham quan thác phải đi bộ theo một trong hai con đường dốc quanh co với trên 200 bậc cấp.
Phía dưới thác Đa Tăng La là một chuỗi thác khác, hùng vĩ nhất là thác Đoong Nham, đường khó đi.
Đa Tăng La là biến âm của tên dòng suối Đa Pơrla, người Lạch gọi thác Đa Tăng La là Liêng Đu Rpu Kwăng (con trâu đực té) vì theo truyền thuyết, ngày xưa có một con trâu đực té xuống thác này.
Thác Pongour:
Nằm trên địa bàn xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt 45km, cách đường quốc lộ 20 khoảng 7 km. Thác thuộc loại đẹp, hùng vĩ nhất Tây Nguyên với chiều cao hơn 20m, bề mặt thác dài hàng trăm mét và một thềm thác rộng hàng chục ha có thể tổ chức vui chơi cho hàng ngàn người một lúc. Các nhà du lịch đã không ngần đặt cho Pongour biệt hiệu “Nam Phương đệ nhất thác”.
Theo truyền thuyết của đồng bào dân tộc thì thác gắn liền với câu chuyện về nàng Ka Nai - một Tù trưởng xinh đẹp đã có công xây dựng nên cuộc sông thịnh vượng của đồng bào K’ho. Tương truyền Ka Nai có 4 con tê giác và Ponguor là dấu vết các con tê giác cắm sừng xuống đất.
Từ nhiều năm nay, Ponguor có ngày hội thác vào rằm tháng giêng hàng năm và ngay này đã trở thành một ngày vui chơi xuân của thanh niên Đà Lạt - Lâm Đồng với nhiều trò chơi dân gian, các nghi lễ văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa. Thác hiện do công ty TNHH Đất Nam (thành phố Hồ Chí Minh) quản lý và khai thác.
Thác Prenn:
Trên đường từ TP. Hồ Chí Minh lên Đà Lạt, vừa qua khỏi ranh giới của thành phố Đà Lạt với huyện Đức Trọng, du khách gặp thác Prenn.
Thác Prenn nằm sát ngay bên cạnh quốc lộ 20, dưới chân đèo Prenn.
Từ trên cao, nước đổ qua một vòm đá huyền vũ rơi xuống, trải đều như một bức rèm trắng xóa đẹp tựa như mái tóc của nàng tiên, do đó thác còn có tên là Tiên Sa.
Khách đến tham quan thác Prenn thích thú đi qua chiếc cầu nhỏ bắc trong lòng thác, để mặc cho bụi nước tung tóe bám vào người, mang lại một cảm giác sảng khoái đặc biệt.
Trong những năm 1960, thác Prenn có một vườn thú nhỏ với voi, cọp, gấu, hươu, nai, khỉ, trăn, công...
Khu du lịch thác Prenn do Công ty dịch vụ du lịch Đà Lạt quản lý và khai thác.
Trước đây, phía trên thác Prenn có buôn Prền, nên thác mang tên gọi phổ biến là Prenn. Người Lạch gọi thác Prenn là Liêng Tarding.
Trong ngôn ngữ Lạch, Prền là tên gọi của cây cà đắng, nhưng buôn Prền là một địa danh không thể giải thích được như một số địa danh khác của người Lạch.
Thác Hang Cọp:
Vài năm trở lại đây, du khách đến Đà Lạt có nghe nói đến thác Hang Cọp, một thắng cảnh mới khai thác ở vùng Trại Mát thuộc phường 11, thành phố Đà Lạt. Nhưng đi đến thác để tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp này thì còn ít người đi tới được bởi đường đến thác tuy không xa nhưng lại khó đi.
Từ trung tâm thành phố Đà Lạt đi về phía Trại Mát theo quốc lộ 20 (quốc lộ 11 cũ) đến nhà thờ Trại Mát, khoảng non 10 cây số, có một ngã rẽ đi vào một con đường đất ở phía tay trái, đó là đường vào thác Hang Cọp.
Qua hơn 5 km đường đất quanh co dưới tán rừng thông, qua những con dốc xuôi thoai thoải chằng chịt rễ cây, khách đã nghe tiếng thác chảy réo rắt từ xa xa. Không gian ở đây rất im vắng, không bị khuấy động bởi tiếng ồn ào của phố thị. Nắng vàng xuyên qua lá thông chiếu xuống một thứ ánh sáng làm mát dịu con đường đi.
Sau khi lội qua một con suối nhỏ nước chảy trong veo là đã đến đầu ngọn thác. Từ đó, theo một bậc cấp bằng xi măng đi xuống vực sâu, hai bên cây lá chen chúc dày đặc. Đến chân thác, hơi nước tỏa mù như sương, khí đá bốc ra lạnh ngắt và ẩm ướt. Từ chân thác ngước mắt nhìn lên: một cột nước trắng xóa từ núi đá cao đổ xuống, dội ầm ì vào một hố nước sâu rồi thoát đi theo một dòng suối ngoằn ngoèo qua các tảng đá lớn và lặng lờ chìm lẫn vào rừng cây rậm rạp.
Thác cao ước khoảng 25m, rộng hơn 10m. Đến mùa mưa, nước nhiều, dòng thác trải rộng khoảng hơn 5m, mùa nắng thì dòng thác hẹp hơn nhưng vẫn đổ xuống với tốc độ rất nhanh và mạnh tạo thành những mảng bọt trắng xóa tràn lên các tảng đá hoa cương lớn nằm dưới chân thác. Cảnh vật quanh thác còn hoang sơ: rừng thông ở trên đồi cao thẳng đứng dưới bầu trời xanh trong, ở dưới lũng sâu là nhiều loại cây tạp, cây lá rộng khác chen chúc rậm rạp, cành lá đan xen mà ánh nắng mặt trời không chiếu xuyên qua được. Nếu như không có những bậc cấp bằng xi măng dẫn xuống thác thì đứng ở đây khách sẽ ngỡ như đứng giữa khoảng rừng núi âm u chưa có dấu chân người.
Thung lũng tình yêu:
Năm 1972, hồ Đa Thiện rộng 6 ha được hình thành sau khi một đập nước được xây dựng ngăn giữa hai ngọn đồi để giữ nước phục vụ sản xuất và tạo nên một thắng cảnh thơ mộng với mặt hồ phẳng lặng giữa những đồi thông trùng điệp.
Năm 1972, hồ Đa Thiện rộng 6 ha được hình thành sau khi một đập nước được xây dựng ngăn giữa hai ngọn đồi để giữ nước phục vụ sản xuất và tạo nên một thắng cảnh thơ mộng với mặt hồ phẳng lặng giữa những đồi thông trùng điệp.
Đập nước này thường gọi là Đập III Đa Thiện. Trước đó, Đa Thiện đã xây dựng 2 đập nước khác, nhỏ hơn dùng cho trồng rau.
Thung lũng hồ Đa Thiện được mang tên Thung lũng Tình yêu (Vallée d’Amour) và giải thích theo hai cách:
Trong nửa đầu thế kỷ 20, thung lũng gần Dinh Bảo Đại (Dinh III) được gọi là Vallée d’Amour (Thung lũng Tình yêu), sinh viên Viện Đại học Đà Lạt nhận thấy thung lũng gần ấp Đa Thiện là nơi hẹn hò lý tưởng của thanh niên nên cũng đặt tên là Thung lũng Tình yêu.
Hướng đạo sinh thường cắm trại ở thung lũng Đa Thiện và đặt tên Thung lũng Tình yêu với ý nghĩa tình yêu thiên nhiên, đất nước.
Cách Khu Hoà Bình 4,6 km về hướng Bắc theo đường chim bay. Thung lũng Tình yêu là một trung tâm du lịch thanh thiếu niên do Công ty dịch vụ du lịch thanh niên Đà Lạt quản lý, với diện tích 342 ha. Du khách đến tham quan thường dừng lại trên đồi cao, chụp ảnh, ngắm nhìn toàn cảnh đồi núi chập chùng, đỉnh núi Lang Biang án ngữ phía Bắc, cưỡi ngựa, đi xe đạp nước, dùng du thuyền lướt trên mặt hồ, mua đặc sản hay tổ chức những bữa ăn dã ngoại nhẹ nhàng.