Sau một thời gian ngâm cứu mấy cái loa để mua về trang trí phòng khách, mình đã quyết định xúc một em Harman Kardon Soundstick III wireless. Nay viết vài dòng cảm nhận sau một ngày sử dụng cho bác nào có ý định tậu loa đón năm mới tham khảo.
Mình mua cái loa Harman Kardon này giá 6 triệu đúng từ shop @store bên Sương Nguyệt Ánh gần nhà mình. Tham khảo trên mạng thì thấy @store bán giá cũng khá tốt tiện gần nhà nên xúc luôn. Bản mình mua là Soundstick III bản Wireless, đắt hơn bản tiêu chuẩn 1,5 củ, được cái tiện hơn là có thể kết nối với mấy cái thiết bị qua Bluetooth.
Thông số kỹ thuật:
Công suất: 4W idle, 65W maximum
Tần số: 44 Hz – 20 kHz
Subwoofer: Subwoofer Transducers: 1" full-range per channel; Subwoofer Apmlifier Output: 10W RMS per channel
Satellite Speaker: Satellite Transducers: 6" woofer; Satellite Amplifier Output: 20W RMS
Về mặt thiết kế, Soundstick III gồm 1 subwoofer tròn trịa với một lỗ dẫn âm chính giữa và 2 satellite ( mỗi satellite gồm 4 loa), tất cả đều được bao bọc bởi một lớp nhựa trong suốt, tạo nên vẻ trang nhã cho sản phẩm này. Nếu không phải là dân chuyên âm thanh, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy kiểu thiết kế của Soundstick III trông rất lạ, có gì đó giống như cái “nồi cơm điện” trong suốt vậy.
Tuy nhiên, Soundstick không phải là một sản phẩm quá mới và kiểu thiết kế này cũng đã trở thành phổ biến đối với Harman Kardon. Kiểu thiết kế này, đặc biệt là của Subwoofer sẽ giúp khả năng lan tỏa âm thanh theo nhiều hướng tốt hơn, ví dụ bạn đặt loa ở giữa phòng thì âm thanh sẽ phát ra các hướng đều nhau mang đến trải nghiệm âm thanh tốt.
Về phần Satellite, không phải dòng loa di động nên Harman Kardon đã để rời 2 Satellite hai bên trái và phải. Satellite của Soundstick III Wireless có thiết kế đơn giản, một khối trụ trong suốt bao bọc 4 loa nhỏ phía bên trong. Phần đế có dễ dàng điều chỉnh gập/mở để điều chỉnh độ nghiêng của Satellite.
Có hai điều mà mình không thích ở Satellite, đó là việc Harman Kardon chạy dây cho loa trông khá rườm rà. Điều chưa hài lòng nữa và cụm phím điều chỉnh âm lượng đặt phía chân của Satellite phải là dạng cảm ứng, nhưng không hề có đèn báo, đây là điểm yếu chung của hãng thì phải, bởi Harman Kardon Aura cũng gặp tình trạng tương tự, do đó sẽ phần nào gây khó khăn cho quá trình sử dụng.
Nhiều bạn sẽ thắc mắc nếu thiết kế trong suốt như vậy thì có dải đèn led chạy dọc nháy theo nhịp hay không, câu trả lời là hoàn toàn không. Đối với cá nhân mình, một người thích sự màu mè, thì cảm thấy đó là một thiếu sót lớn. Nếu Soundstick III Wireless được tích hợp dải đèn led nháy theo nhịp sẽ lung linh và đẹp hơn rất nhiều.Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, khi lắp những bóng led màu mè nhấp nháy sẽ làm cho độ ổn định chung của loa bị ảnh hưởng ít nhiều, do đó rất ít nhà sản xuất lớn mang dải đèn màu mè lên những chiếc loa cao cấp.
Trước đây mình từng được nghe khá nhiều trang công nghệ khen ngợi chất lượng âm thanh của loa từ Harman Kardon nhưng giờ với được trải nghiệm, trăm nghe không bằng một thấy. Mình thử với một vài bản nhạc điện tử như bài Virus – Martin Garrix, tất nhiên không quên tăng bass trên Subwoofer. Ngay từ những giai điệu intro vào bài hát mình đã bị ân thanh của Soundstick thu hút, quả thực rất ấn tượng. Nhờ vào kích thước lớn mà Subwoofer mang đến nhịp bass với lực khỏe, căng và có độ impact tốt. Đặc biệt là những đoạn nhạc vào cao trào, mid bass và sub bass có sự hòa quyền, phân bổ hợp lý tạo nên nhịp điều tốt. Mình kéo max volume trong một căn phòng khoảng 50 mét vuông, mọi thứ dường như đều rung theo điệu nhạc.
Vì cho phép chúng ta điều chỉnh bass thủ công, nên việc tận hưởng những bản nhạc nhẹ nhàng hơn như POP, hòa tấu đàn ghi, âm thanh tổng thể vẫn có sự hài hòa về các dải âm. Nhưng dù điều chỉnh thế nào thì Soundstick III Wireless thể hiện treble không chói và không quá khô, nhưng đối với một dải âm tầng cao như treble, mình vẫn chưa cảm nhận được hết độ “phiêu” cần có.
Nói một chút về khả năng kết nối, máy hỗ trợ bluetooth, smartphone chỉ việc dò tìm và kết nối và đã có thể phát nhạc được ngay, nhanh gọn lẹ. Khả năng truyền tải tốt, không gặp vấn đề rè, đứt đoạn khi đang phát nhạc. Cái này khá tiện, vì chẳng cần phải cứ gắn liên tục với laptop hay tivi, nên bạn đặt Soundstick III Wireless ở đâu cũng dễ.
Nhìn chung, Soundstick III Wireless là một thiết bị có thiết kế đẹp, sang trọng tinh tế, bên cạnh là một thiết bị âm thanh, thì nó còn có thể trở thành một món đồ trang trí trong phòng trong rất đẹp mắt. Chất âm đạt mức tốt, đặc biệt là khả năng thể hiện bass tuyệt vời, ấn tượng ngay từ những giai điệu đầu tiên. Vẫn còn một vài nhược điểm về mặt thiết kế như không có dải đèn led hay việc chạy dây quá làng nhằng, tuy nhiên với mức giá 6 triệu đồng, mình chọn chất âm nhiều hơn. Các bác thấy thế nào? Soundstick III Wireless ra mắt khá lâu rồi, chắc nhiều bác cũng đã từng xài qua, cảm nhận của các bác có giống mình không?
Một số hình ảnh khác về em nó:
Mình mua cái loa Harman Kardon này giá 6 triệu đúng từ shop @store bên Sương Nguyệt Ánh gần nhà mình. Tham khảo trên mạng thì thấy @store bán giá cũng khá tốt tiện gần nhà nên xúc luôn. Bản mình mua là Soundstick III bản Wireless, đắt hơn bản tiêu chuẩn 1,5 củ, được cái tiện hơn là có thể kết nối với mấy cái thiết bị qua Bluetooth.
Thông số kỹ thuật:
Công suất: 4W idle, 65W maximum
Tần số: 44 Hz – 20 kHz
Subwoofer: Subwoofer Transducers: 1" full-range per channel; Subwoofer Apmlifier Output: 10W RMS per channel
Satellite Speaker: Satellite Transducers: 6" woofer; Satellite Amplifier Output: 20W RMS
Về mặt thiết kế, Soundstick III gồm 1 subwoofer tròn trịa với một lỗ dẫn âm chính giữa và 2 satellite ( mỗi satellite gồm 4 loa), tất cả đều được bao bọc bởi một lớp nhựa trong suốt, tạo nên vẻ trang nhã cho sản phẩm này. Nếu không phải là dân chuyên âm thanh, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy kiểu thiết kế của Soundstick III trông rất lạ, có gì đó giống như cái “nồi cơm điện” trong suốt vậy.
Tuy nhiên, Soundstick không phải là một sản phẩm quá mới và kiểu thiết kế này cũng đã trở thành phổ biến đối với Harman Kardon. Kiểu thiết kế này, đặc biệt là của Subwoofer sẽ giúp khả năng lan tỏa âm thanh theo nhiều hướng tốt hơn, ví dụ bạn đặt loa ở giữa phòng thì âm thanh sẽ phát ra các hướng đều nhau mang đến trải nghiệm âm thanh tốt.
Về phần Satellite, không phải dòng loa di động nên Harman Kardon đã để rời 2 Satellite hai bên trái và phải. Satellite của Soundstick III Wireless có thiết kế đơn giản, một khối trụ trong suốt bao bọc 4 loa nhỏ phía bên trong. Phần đế có dễ dàng điều chỉnh gập/mở để điều chỉnh độ nghiêng của Satellite.
Có hai điều mà mình không thích ở Satellite, đó là việc Harman Kardon chạy dây cho loa trông khá rườm rà. Điều chưa hài lòng nữa và cụm phím điều chỉnh âm lượng đặt phía chân của Satellite phải là dạng cảm ứng, nhưng không hề có đèn báo, đây là điểm yếu chung của hãng thì phải, bởi Harman Kardon Aura cũng gặp tình trạng tương tự, do đó sẽ phần nào gây khó khăn cho quá trình sử dụng.
Nhiều bạn sẽ thắc mắc nếu thiết kế trong suốt như vậy thì có dải đèn led chạy dọc nháy theo nhịp hay không, câu trả lời là hoàn toàn không. Đối với cá nhân mình, một người thích sự màu mè, thì cảm thấy đó là một thiếu sót lớn. Nếu Soundstick III Wireless được tích hợp dải đèn led nháy theo nhịp sẽ lung linh và đẹp hơn rất nhiều.Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, khi lắp những bóng led màu mè nhấp nháy sẽ làm cho độ ổn định chung của loa bị ảnh hưởng ít nhiều, do đó rất ít nhà sản xuất lớn mang dải đèn màu mè lên những chiếc loa cao cấp.
Trước đây mình từng được nghe khá nhiều trang công nghệ khen ngợi chất lượng âm thanh của loa từ Harman Kardon nhưng giờ với được trải nghiệm, trăm nghe không bằng một thấy. Mình thử với một vài bản nhạc điện tử như bài Virus – Martin Garrix, tất nhiên không quên tăng bass trên Subwoofer. Ngay từ những giai điệu intro vào bài hát mình đã bị ân thanh của Soundstick thu hút, quả thực rất ấn tượng. Nhờ vào kích thước lớn mà Subwoofer mang đến nhịp bass với lực khỏe, căng và có độ impact tốt. Đặc biệt là những đoạn nhạc vào cao trào, mid bass và sub bass có sự hòa quyền, phân bổ hợp lý tạo nên nhịp điều tốt. Mình kéo max volume trong một căn phòng khoảng 50 mét vuông, mọi thứ dường như đều rung theo điệu nhạc.
Vì cho phép chúng ta điều chỉnh bass thủ công, nên việc tận hưởng những bản nhạc nhẹ nhàng hơn như POP, hòa tấu đàn ghi, âm thanh tổng thể vẫn có sự hài hòa về các dải âm. Nhưng dù điều chỉnh thế nào thì Soundstick III Wireless thể hiện treble không chói và không quá khô, nhưng đối với một dải âm tầng cao như treble, mình vẫn chưa cảm nhận được hết độ “phiêu” cần có.
Nói một chút về khả năng kết nối, máy hỗ trợ bluetooth, smartphone chỉ việc dò tìm và kết nối và đã có thể phát nhạc được ngay, nhanh gọn lẹ. Khả năng truyền tải tốt, không gặp vấn đề rè, đứt đoạn khi đang phát nhạc. Cái này khá tiện, vì chẳng cần phải cứ gắn liên tục với laptop hay tivi, nên bạn đặt Soundstick III Wireless ở đâu cũng dễ.
Nhìn chung, Soundstick III Wireless là một thiết bị có thiết kế đẹp, sang trọng tinh tế, bên cạnh là một thiết bị âm thanh, thì nó còn có thể trở thành một món đồ trang trí trong phòng trong rất đẹp mắt. Chất âm đạt mức tốt, đặc biệt là khả năng thể hiện bass tuyệt vời, ấn tượng ngay từ những giai điệu đầu tiên. Vẫn còn một vài nhược điểm về mặt thiết kế như không có dải đèn led hay việc chạy dây quá làng nhằng, tuy nhiên với mức giá 6 triệu đồng, mình chọn chất âm nhiều hơn. Các bác thấy thế nào? Soundstick III Wireless ra mắt khá lâu rồi, chắc nhiều bác cũng đã từng xài qua, cảm nhận của các bác có giống mình không?
Một số hình ảnh khác về em nó:
Sửa lần cuối: