Luật nghĩa vụ quân sự 2013 mới

Luật nghĩa vụ quân sự 2013 mới

Theo luật nghĩ vụ Quân sự mới được sửa đổi thì luật nghĩa vụ quân sự 2013 có một số sửa đổi so với luật nghĩa vụ quân sự trước đây đặc biệt là việc hoãn nhập ngụ trong thời bình.

Nhiều học sinh lớp 12 và phụ huynh băn khoăn về thông tin thí sinh trúng tuyển ĐH vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS).

Thực ra, đây là nội dung Thông tư số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ban hành ngày 13-9-2011 của Bộ Quốc phòng và Bộ GD-ĐT hướng dẫn một số điều của Nghị định 38/2007/NĐ-CP ngày 15-3-2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn nhập ngũ trong thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Thông tư số 13 có hiệu lực từ ngày 7-3-2013 có những thay đổi đáng chú ý:
- Công dân khi nhận được lệnh gọi nhập ngũ cùng với giấy báo nhập học thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trước. Kết quả tuyển sinh được bảo lưu để sau khi nam công dân hoàn thành NVQS trở về tiếp tục học lại.
- Khi làm thủ tục nhập học, nam công dân trong độ tuổi NVQS phải xuất trình giấy chứng nhận đăng ký NVQS do ban chỉ huy quân sự cấp huyện cấp và giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã nơi cư trú cấp.
Theo đại tá Nguyễn Minh Diệp, Cục Quân lực (Bộ Quốc phòng), trong quá trình thực hiện Thông tư 175, nhiều tiêu cực đã xảy ra. Nhiều địa phương đã phản đối với nguồn tuyển quân khó, chất lượng thấp. Theo đại tá Diệp, hiện cả nước có hơn 400 trường ĐH, CĐ, trung cấp... nên số thí sinh trúng tuyển rất lớn. Thậm chí, nhiều em chỉ cần có giấy báo nhập học (nhưng không học) nộp cho địa phương vẫn được hoãn thi hành NVQS. Số lượng thí sinh trúng tuyển ĐH, CĐ cao, đồng nghĩa với số lượng hoãn thi hành NVQS cũng rất cao nên chất lượng thanh niên nhập ngũ thấp, không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa quân đội. Thông tư 13 giải quyết công bằng xã hội, không để người học giỏi chỉ biết vào ĐH, đến khi học xong lại hết tuổi NVQS, còn người không đỗ phải đi bộ đội.
Thực hiện NVQS là nhiệm vụ thiêng liêng và ưu tiên đối với Tổ quốc. Việc học tập là suốt đời. Hơn nữa, quân đội là một trường học lớn, giúp thanh niên trưởng thành. Đa số các quốc gia có thời hạn thực hiện NVQS là 2 năm (như Thái Lan); Israel 3 năm với nam, 2 năm với nữ; Hàn Quốc 21 tháng (lục quân), 23-24 tháng đối với hải quân, không quân… Nhiều nước phát triển xem việc thi hành NVQS là nét văn hóa đẹp để thể hiện lòng yêu nước. Ở Hàn Quốc, mọi thanh niên dưới 35 tuổi đều phải thực hiện NVQS, hầu hết đều hoàn thành NVQS trước tuổi 20. Ngay cả ngôi sao ca nhạc - nam diễn viên nổi tiếng Bi Rain cũng phải nhập ngũ ở tuổi 29 năm 2012. Hoàng tử Anh Harry cũng phải nhập ngũ và chiến đấu ở Iraq…
Ở nước ta, thanh niên dưới 25 tuổi phải thực hiện NVQS trong thời bình có thời hạn là 18 tháng (lục quân) và 24 tháng đối với các binh chủng kỹ thuật. Thời gian đó, theo Bộ Quốc phòng là hợp lý, đủ để quân nhân hoàn thiện trình độ tác chiến, trình độ kỹ thuật làm chủ khí tài quân sự ngày càng hiện đại và cũng phù hợp để những quân nhân thi hành xong NVQS trở về học lại.

Đối tượng được tạm hoãn NVQS
- Người chưa đủ sức khỏe (theo kết luận của hội đồng khám sức khỏe).
- Là lao động duy nhất nuôi những người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đủ tuổi lao động.
- Có anh, chị, em là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ…
* Điểm lưu ý khác: Ở nước ta, mỗi năm có 2 đợt tuyển quân vào tháng 1 và tháng 8 hằng năm. Đặc biệt, đợt tuyển quân vào tháng 8 trùng với thời điểm các trường ĐH, CĐ, THCN, trung cấp nghề gửi giấy báo trúng tuyển nhập học cho thí sinh. Thông tư 175 quy định nam công dân trong độ tuổi nhập ngũ xác định trường hợp đã nhận được lệnh nhập ngũ và nhận giấy báo nhập học ĐH, CĐ trở lên phải báo với ban chỉ huy quân sự cấp xã trước 10 ngày kể từ thời điểm giao nhận quân quy định tại lệnh gọi nhập ngũ để được tạm hoãn nhập ngũ. Trường hợp không báo cáo hoặc báo cáo sau thời hạn trên thì không được tạm hoãn nhập ngũ. Đối với thí sinh có giấy nhập học trình độ CĐ nghề, TCCN, trung cấp nghề phải báo với ban chỉ huy quân sự xã chậm nhất sau 3 ngày để được tạm hoãn nhập ngũ.

Luật tạm hoãn Nghĩa Vụ Quân sự trước đây:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi. Công dân nam được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ, nếu tình nguyện thì có thể được gọi nhập ngũ.
Điều 3. Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ
Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
1. Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ.
2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.
3. Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.
5. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.
6. Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
7. Cán bộ, viên chức, công chức quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên.
8. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận.
9. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 bao gồm:
a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;
b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề;
c) Trường cao đẳng, đại học;
d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
10. Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên.
11. Công dân đang học tập tại các trường quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khoá đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Điều 4. Miễn gọi nhập ngũ
Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:
1. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1.
2. Một người anh trai hoặc em trai của liệt sĩ.
3. Một con trai của thương binh hạng 2.
4. Cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.
Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo và hướng dẫn việc thực hiện tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ trong phạm vi cả nước; quy định chế độ báo cáo, chế độ kiểm tra cho đơn vị thuộc quyền và cơ quan quân sự địa phương các cấp.
Điều 6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xem xét, đăng ký, quản lý danh sách công dân ở địa phương thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định; căn cứ quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức niêm yết công khai danh sách công dân được tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, xét duyệt, quyết định danh sách công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và kiểm tra thực hiện ở địa phương; chỉ đạo cơ quan quân sự cấp huyện đăng ký, quản lý người được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ theo quy định của Nghị định này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, xem xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân đối với quyết định của cấp huyện về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
1. Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các cấp phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp quản lý những công dân thuộc diện tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ, công dân di chuyển nơi ở, công dân được cấp hộ khẩu hoặc cấp giấy tạm vắng, tạm trú để thuận tiện cho kiểm tra hàng năm; kịp thời xử lý những hành vi vi phạm các quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ.
2. Bộ Nội vụ hướng dẫn cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức phối hợp với cơ quan quân sự cấp huyện tổ chức đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với cán bộ, công chức trong độ tuổi gọi nhập ngũ làm cơ sở thực hiện tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ đối với những người quy định tại khoản 7 Điều 3, khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
3. Các nhà trường quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định này phối hợp với cơ quan quân sự cấp huyện nơi trường đặt trụ sở tổ chức đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với học sinh, sinh viên trong độ tuổi gọi nhập ngũ, làm cơ sở thực hiện việc tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ đối với học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường theo quy định; tổ chức niêm yết công khai danh sách đối với học sinh, sinh viên được tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ tại trường. Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường nước ngoài do Bộ Quốc phòng quy định.
4. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm kiểm tra, thực hiện và tạo điều kiện để công dân chấp hành đầy đủ những quy định của pháp luật về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 03/CP ngày 16 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với học sinh, sinh viên và đối với thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước làm việc ở các khu vực có nhiều khó khăn. Các quy định khác trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Theo MOJ.gov.vn

Vĩnh Hy
 
  • Chủ đề
    2013 hoan nghia vu luật luat nghia vu nghia vu nhap ngu quan su
  • Forever Alone

    Em là cô gái nông thôn
    Ðề: Luật nghĩa vụ quân sự 2013 mới

    BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


    Số: 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2013
    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13 tháng 9
    năm 2011 của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
    số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn
    gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ
    ___________________________​



    Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1990; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1994; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005;
    Căn cứ Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ;
    Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
    Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2011 của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ (sau đây viết tắt là Thông tư số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT).
    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT
    1. Bổ sung Điểm đ vào Khoản 1 Điều 2 như sau:
    “đ) Công dân đang học tập tại các trường quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này được tính từ ngày công dân đã làm xong thủ tục nhập học và đang học tập tại trường. Trường hợp công dân nhận được Lệnh gọi nhập ngũ và Giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ”.
    2. Điểm a Khoản 3 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
    “a) Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này;”
    3. Bổ sung Điểm e vào Khoản 3 Điều 2 như sau:
    “e) Đang theo học khóa đào tạo tập trung đầu tiên nhưng bỏ học để chuyển sang học khóa đào tạo của trường khác”.
    4. Điểm e Khoản 1 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
    “e) Tiếp nhận vào học đối với các công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ có Giấy báo nhập học trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự”.
    5. Khoản 6 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
    “6. Trách nhiệm của công dân:
    a) Công dân đến trường làm thủ tục nhập học phải mang theo Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện cấp, Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú cấp;
    b) Công dân đã nhập ngũ vào Quân đội, nếu có Giấy báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ thì báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành Giấy báo nhập học) bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự”.
    Điều 2. Điều khoản thi hành
    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 3 năm 2013.
    2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; giám đốc các đại học vùng, đại học quốc gia, học viện, hiệu trưởng các trường, viện trưởng viện nghiên cứu, chỉ huy các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    BỘ QUỐC PHÒNG
    THỨ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG - THƯỢNG TƯỚNG
    (Đã ký)
    (Đã ký)
    Bùi Văn Ga
    Đỗ Bá Tỵ



    Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn)
     

    Forever Alone

    Em là cô gái nông thôn
    Ðề: Luật nghĩa vụ quân sự 2013 mới

    [h=1]Thông tin thêm về luật nghĩa vụ quân sự 2013
    'Không để tình trạng học dốt mới đi bộ đội'[/h][h=2]"Việc sửa đổi quy định tuyển quân vừa để tăng chất lượng, số lượng bộ đội vừa giải quyết công bằng xã hội, không chỉ công dân trượt CĐ, ĐH mới đi bộ đội", đại tá Nguyễn Minh Diệp, Cục Quân lực (Bộ Quốc phòng) cho biết.

    - Tại sao thời điểm này Bộ Quốc phòng và Bộ GD&ĐT lại ban hành thông tư 13 sửa đổi đối tượng tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự?
    [/h]
    - Hiện nay, thông tư 175 hướng dẫn thi hành luật, xác định đối tượng tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không phù hợp với Luật Nghĩa vụ quân sự và nghị định 38 - quy định không tạm hoãn cho đối tượng có giấy báo nhập học mà chỉ hoãn cho các em đang học.​
    Trong quá trình thực hiện thông tư 175 nhiều tiêu cực đã xảy ra. Hiện nay các trường đại học mọc lên nhiều, thậm chí một số cao đẳng, trung cấp thí sinh không cần thi vẫn có giấy báo trúng tuyển. Một số em đã dùng những giấy báo này nộp lên địa phương (thực chất không đi học) để qua đợt tuyển quân.​
    Mặt khác, phần lớn học sinh tốt nghiệp trung học đều đi học đại học, cao đẳng, thanh niên tòng quân nhập ngũ ít, chất lượng lại không cao. Việc sửa đổi vừa tăng chất lượng, số lượng bộ đội vừa giải quyết công bằng xã hội, không để người học giỏi đi học đại học, chỉ người học dốt đi bộ đội, đến khi học xong thì hết tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.​
    Nhiều địa phương cũng đã phản đối thông tư 175 vì nguồn tuyển ít, việc gọi công dân đi bộ đội cũng khó khăn. Họ đề nghị không mở rộng đối tượng tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nữa. Thông tư 13 vừa rồi mới sửa đổi đã đáp ứng đề nghị ấy. Theo đó, số học sinh đã trúng tuyển đại học, cao đẳng, có giấy gọi đi bộ đội thì phải tòng quân, bảo lưu kết quả, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì đi học tiếp, các trường có nghĩa vụ nhận những em này vào học.​
    Thực chất thông tư 13 bãi bỏ đối tượng hoãn nhập ngũ theo thông tư 175 hướng dẫn chứ không phải là quy định mới.​
    quan_doi_6.jpg
    Học sinh đỗ đại học phải tòng quân để đảm bảo công bằng và nâng cao chất lượng bộ đội. Ảnh: Hoàng Hà.
    - Theo quy định mới, những học sinh đỗ đại học sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự như thế nào?
    - Theo Luật Nghĩa vụ quân sự, công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ. Độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 đến hết 25 tuổi. Đối với học sinh đỗ đại học vẫn bị gọi bình thường, trừ khi các em đi học rồi thì được tạm hoãn.​
    Thông tư 175 hướng dẫn tạm hoãn nhập ngũ cho đối tượng đã trúng tuyển vào học đại học nhưng với điều kiện khi trúng tuyển phải báo cáo với ban chỉ huy quân sự xã trước 10 ngày kể từ ngày giao quân (nhập ngũ), báo sau 10 ngày thì không được tạm hoãn. Đây là quy định mở rộng đối tượng tạm hoãn nên bộ đội chất lượng cao thiếu vì học sinh trúng tuyển nhiều, lại sai quy định của luật.​
    - Thời điểm nhập ngũ trong năm cũng trùng với thời điểm kết quả thi. Nếu các em đỗ đại học mà chưa nhận giấy trúng tuyển thì khả năng nhập ngũ thế nào?
    - Mỗi năm có hai đợt tuyển quân là vào tháng 1 và tháng 8, sau đó một tháng thì công dân nhập ngũ. Thông thường sẽ gọi những thanh niên đủ tiêu chuẩn trước 15 ngày, có nơi gọi trước 1 tháng. Tháng 8 là thời gian các trường gọi nhập học, cũng là thời điểm địa phương gọi thanh niên đi bộ đội. Nếu trong tháng ấy, các em vừa nhận được giấy báo nhập học, vừa nhận được giấy gọi nhập ngũ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.​
    Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thiện Minh cho biết: "Không thể vì hai năm đi bộ đội mà mai một kiến thức, bởi học tập là suốt đời, dù ở môi trường nào vẫn có thể học. Trong quân đội, công dân không chỉ học kiến thức quân sự, chiến đấu mà còn có thể học văn hóa, ứng xử...Việc tuyển quân cả với những em đỗ đại học cũng là cách nâng cao chất lượng quân đội nhân dân Việt Nam".
    - Nhiều học sinh lo lắng sau 2 năm đi bộ đội kiến thức sẽ mai một, khi về trường sẽ khó theo kịp chương trình. Bộ Quốc phòng và Bộ GD&ĐT đã cân nhắc vấn đề này thế nào?
    - Luật Nghĩa vụ quân sự đã nêu rõ, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân. Thế nên, công dân tòng quân nếu không muốn mai một kiến thức thì mang sách, tài liệu đi học tranh thủ trong những giờ nghỉ, ngày nghỉ.​
    Việc học tập là suốt đời, và đảm bảo kiến thức là trách nhiệm của công dân, kể cả khi đi học ngay, nếu không chú ý cũng không thể theo kịp. Các trường có nghĩa vụ tiếp nhận học sinh đã đỗ sau khi làm nghĩa vụ quân sự thì công dân có nghĩa vụ rèn luyện, học tập thật tốt.​
    - Ngoài lực lượng quân nhân chuyên nghiệp, có ý kiến đề xuất huấn luyện quân sự cho mọi công dân, thời gian rút xuống khoảng 6 tháng đến 1 năm. Ông nghĩ sao về đề xuất trên?
    - Hiện nay, thanh niên nếu nằm trong độ tuổi, đảm bảo tiêu chuẩn thì vẫn gọi đi bộ đội. Tuy nhiên, hiện thanh niên rất đông, không thể gọi hết mấy triệu cháu đi nghĩa vụ được vì chúng ta không đủ doanh trại, chưa đủ cán bộ để huấn luyện. Nếu giảm thời gian huấn luyện thì không đảm bảo chất lượng bởi bộ đội phải huấn luyện để chiến đấu được chứ không phải chỉ biết bắn súng.​
    Hiện tại, thời gian huấn luyện đang cần tăng lên vì vũ khí trang bị hiện đại hơn. Xưa chỉ có tay gậy, tay gộc thì huấn luyện 3 tháng là bộ đội có thể ra chiến trường, nhưng giờ một năm, hai năm mới nắm được kĩ thuật, sử dụng được vũ khí. Khi quân đội ngày càng được hiện đại thì trình độ bộ đội càng phải cao, thời gian huấn luyện càng dài, nếu không sẽ không đảm bảo điều kiện sử dụng trang bị vũ khí tối tân hiện đại.​
    Theo Luật Nghĩa vụ quân sự thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là mười tám tháng. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là hai mươi bốn tháng.
    Những công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình gồm người chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ; Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này; Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận; Đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định; Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.
    Thông tư 175 hướng dẫn thực hiện việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ xác định trường hợp đã nhận được lệnh gọi nhập ngũ và nhận được giấy báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ cao đẳng, đại học trở lên phải báo cáo với ban chỉ huy quân sự cấp xã trước mười ngày kể từ thời điểm giao nhận quân quy định tại lệnh gọi nhập ngũ để được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Trường hợp không báo cáo hoặc báo cáo sau thời hạn trên thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
    Ngoài ra, công dân nhận được giấy báo nhập học đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, khi nhận được lệnh gọi nhập ngũ chậm nhất sau ba ngày phải báo cáo với ban chỉ huy quân sự cấp xã để được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Trường hợp không báo cáo hoặc báo cáo sau thời hạn trên thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Công dân đến trường làm thủ tục nhập học phải mang theo giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do ban chỉ huy quân sự cấp huyện, giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú cấp.
    Hoàng Thùy
     
    Em vừa học đại học xong ra trường đi làm cán bộ ở 1 công ty, nếu đi nhập ngũ thì mất việc mọi người xem trường hợp này như thế nào?
     

    Lê Minh

    ✩✩✩✩
    Em vừa học đại học xong ra trường đi làm cán bộ ở 1 công ty, nếu đi nhập ngũ thì mất việc mọi người xem trường hợp này như thế nào?
    Hầu như ai cũng đang đi làm, đi học gì đó bạn ạ :D
     
    cho tôi hỏi các bác là
    nhà tôi có 1 mẹ 1 con có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự không vậy?
     

    Forever Alone

    Em là cô gái nông thôn
    cho tôi hỏi các bác là
    nhà tôi có 1 mẹ 1 con có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự không vậy?
    Bạn xem có thuộc điều này không:
    2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.
     
    Bạn xem có thuộc điều này không:
    2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.
    uk tôi cũng chăm sóc mẹ tôi mẹ tôi năm nay mới 49 tuổi lên đây thấy mấy bác thì tôi hỏi xem như thế nào mà.các bác xem thế nào hội tôi với nhé
     

    Forever Alone

    Em là cô gái nông thôn
    [h=2]Chắc thời gian này nhiều người sẽ thắc mắc là đậu đại học rồi có phải đi nghĩa vụ quân sự không. Cùng tham khảo bài viết dưới này chắc sẽ trả lời được câu hỏi của các bạn.
    (Dân trí) - Thủ khoa kỳ thi tuyển sinh ĐH Y Hà Nội năm 2013 Nguyễn Hữu Tiến đang lo lắng vì vừa nhận được yêu cầu phải có mặt ở nhà để nhận lệnh nhập ngũ. Liệu Tiến có được tạm hoãn việc nhập ngũ để đi học đại học không?[/h]
    diendanbaclieu-97994-ntminh-c8dfb.jpg
    PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Thiện Minh (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng - Bộ GD-ĐT về vấn đề này.

    "Nếu tôi là Tiến, tôi chọn đi nghĩa vụ quân sự"
    Hôm 31/7, thủ khoa ĐH Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến (ở xã Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội) nhận được yêu cầu phải thường xuyên có mặt ở nhà để nhận lệnh nhập ngũ. Hiện, thủ khoa Tiến và gia đình đang rất lo lắng vì như vậy sẽ phải gác lại việc học tập tại ĐH Y Hà Nội 2 năm. Ông nghĩ sao về trường hợp này?
    Trước hết, tôi chúc mừng em Tiến đã đỗ thủ khoa ĐH Y Hà Nội, đó là một vinh dự cho cá nhân, gia đình, nhà trường và địa phương. Tôi rất trân trọng sự phấn đấu của em và gia đình, mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn cố gắng tạo điều kiện cho các con mình có điều kiện học tập đạt kết quả cao.
    Tôi nghĩ trong hoàn cảnh có lệnh gọi nhập ngũ, em Tiến thực hiện nghĩa vụ quân sự sau đó trở lại trường học thì Tiến đã khẳng định mình là một thủ khoa trọn vẹn. Bởi, em không chỉ đơn thuần là thủ khoa trong văn hóa mà còn là thủ khoa trong trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của thanh niên bảo vệ Tổ quốc. Đây là một trường hợp rất vinh dự của gia đình, nhà trường và địa phương vì vậy chính quyền nên có biện pháp giúp đỡ gia đình về kinh tế giảm bớt khó khăn và động viên em Tiến yên tâm lên đường nhập ngũ. Việc làm của em Tiến và địa phương tạo nên một tấm gương, hình ảnh đẹp đối với thanh niên chúng ta hiện nay.
    diendanbaclieu-97994-tien-0c20c.jpg

    Thủ khoa ĐH Y Hà Nội 2013 Nguyễn Hữu Tiến.

    Thông cảm với hoàn cảnh của gia đình Tiến và cảm phục năng lực, ý chí, nghị lực của Tiến, lãnh đạo chính quyền thôn Động Phí cho biết, thời gian tới, thôn sẽ có đề nghị tới cơ quan chức năng tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với Tiến. Liệu có được không, thưa ông?
    Nếu theo Luật, khi một công dân có giấy gọi nhập ngũ rồi thì phải thực hiện theo Luật định, chính quyền thôn nên động viên Tiến nhập ngũ.và đề xuất với cấp trên vận động hỗ trợ giảm bớt khó khăn cho gia đình.
    Theo tôi cái tuyệt vời nhất là em Tiến nên chấp hành nghĩa vụ quân sự vì em là một Thủ khoa và là một tấm gương Thủ khoa hoàn thiện nhất. Nếu tôi là Tiến, tôi chọn đi nghĩa vụ quân sự.
    Nhà trường không chấp nhận thí sinh cố tình bỏ nhập ngũ để nhập học
    Vừa qua, Thông tư 13 ban hành quy định, trường hợp công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và Giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ. Ông có thể giải thích kỹ hơn về quy định này?
    Thông tư 13 quy định rất rõ, trong cùng một thời điểm nếu nhận được giấy báo nhập học và lệnh nhập ngũ thì phải chấp hành lệnh nhập ngũ. Trong trường hợp nhận lệnh nhập ngũ sau khi đã đăng ký học thì người nhận lệnh vẫn có quyền xung phong thực hiện lệnh nhập ngũ trước và được bảo lưu kết quả. Trường hợp đã đăng ký nhập học rồi mới nhận lệnh, nhà trường có trách nhiệm báo cáo đơn vị tuyển quân và chính quyền địa phương là thí sinh này đã làm thủ tục nhập học rồi đề nghị học xong mới thực hiện lệnh nhập ngũ.
    Giấy báo nhập học và giấy báo nhập ngũ cùng một ngày thì thí sinh được chọn như thế nào thưa ông?
    Lệnh nhập ngũ có hiệu lực hơn, kể cả sau đó.
    diendanbaclieu-97994-nhap-ngu-0c20c.jpg

    Niềm vui của thanh niên khi lên đường nhập ngũ.

    Trong trường hợp thí sinh cố tình chọn đi học, gạt việc đi nghĩa vụ quân sự thì xử lý thế nào?
    Về những trường hợp này thì nhà trường sẽ không chấp nhận. Bởi vì trong Thông tư 13 quy định rõ, nếu nhà trường đã làm thủ tục rồi được quyền quyết của người học và nhà trường tiếp tục cho em đó học sau khi ra trường mới đi nghĩa vụ quân sự. Còn những trường hợp khác cố tình thì vi phạm Luật.

    Mỗi năm ở mỗi địa phương chỉ có vài chục đến khoảng 100 chỉ tiêu đi nghĩa vụ chứ không nhiều so với số thí sinh thi ĐH, CĐ hiện nay.
    Ông có lời khuyên gì cho Thủ khoa Tiến nói riêng và các thí sinh trúng tuyển ĐH, CĐ nói chung, khi nhận được giấy nhập ngũ?
    Tôi nghĩ, hiện nay em Tiến chưa có lệnh nhập ngũ chính thức mà chỉ có giấy báo trúng tuyển nhập ngũ, cần sẵn sàng chờ đợi. Tôi xin nhắc lại, nếu tôi là Nguyễn Hữu Tiến, có lệnh gọi, tôi sẵn sàng đi nghĩa vụ cũng như các thí sinh trúng tuyển đại học khác bởi thực hiện lệnh nhập ngũ cũng là cơ hội lớn cho công dân được đào tạo, rèn luyện trong "trường đại học quân đội". Với môi trường đó, hoàn thành nghĩa vụ quân sự về tiếp tục học tập, chất lượng học của các em không bị ảnh hưởng mà còn tốt hơn. Bởi đi bộ đội, các em có thêm phương pháp học tập, rèn luyện tốt hơn, khoa học, kỷ luật hơn do đó kết quả học tập cao hơn, vững chắc hơn. Hơn nữa, trong Luật cũng quy định, đối tượng sinh viên mà đã chấp hành nghĩa vụ quân sự sau khi tốt nghiệp đại học được ưu tiên trong tuyển chọn, giới thiệu việc làm. Thậm chí được tuyển vào chính thức luôn không phải qua thực tập nữa.
    Xin trân trọng cảm ơn ông!
    Hồng Hạnh (thực hiện
     
    cho em hỏi chút ạ. Tình hình là gia đình em có chuyển nơi ở được 2 tháng. Theo em được biết là ngày 25/08/2013 bác khóm trưởng ở địa phương cũ có đến nơi ở cũ để gửi giấy khám sức khỏe NVQS. Nhưng lúc đó em đã đến nơi ở khác nên không biết. Đến hôm nay thì đã hết đợt khám sức khỏe NVQS. Như vậy với tình hình này thì em có học được đại học không ạ khi em vừa mới thi xong đại học vào tháng 7 đây. Em xin chân thành cảm ơn.
     
    Top