Bữa cơm của Khổng Tử

Các bạn đọc xem thử nhé!!!!
Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là 2 học trò yêu của Khổng Tử.

Trong thời Đông Chu , chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi đảm nhận việc thổi cơm.

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ. Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh rồi từ từ đưa cơm lên miệng.

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài… ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về. Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ.

Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên: tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước.

Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy, cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?”

Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!” Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra định vất đi nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình chung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em.

Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi. Bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!”

Nghe Nhan Hồi nói xong. Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!

- Sưu tầm-


Bài học: "Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật"



 
Ðề: Bữa cơm của Khổng Tử

Nghĩ giàu và làm giàu .LỜI NÓI ĐẦU :BƯỚC NGOẶC TRONG CUỘC ĐỜI BẠN Vào một ngày đẹp trời bí quyết sẽ bước ra khỏi trang sách và xuất hiện trước mặt bạn. Hãy sẵn sàng tiếp nhận điều này! Khi nó xuất hiện, bạn nhất định sẽ nhận ra nó. Khi bạn bắt đầu phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên, hãy nín thở và xem đồng hồ: vì từ thời điểm đó cuộc đời bạn có thể xoay chuyển hoàn toàn. Và cũng phải nhớ rằng cơ sở của cuốn sách là những sự kiện chứ không phải sự hoang tưởng, và mục đích của nó xuất phát từ chân lý vạn năng vĩ đại mà ai sẵn sàng cũng có thể nắm bắt được, học được phải làm gì và làm như thế nào. Bạn sẽ có được sự kích thích cần thiết để bắt tay vào việc. Còn bây giờ, trước khi bạn bắt đầu đọc, cho phép tôi gợi ý một chút, chiếc chìa khoá nào sẽ giúp bạn đoán biết công thức Carneghi. Ngọn nguồn của bất cứ mọi tài sản và thành công đều là ý nghĩ! Nếu bạn sẵn sàng đón thành công, thì tức là bạn đã chiếm lĩnh được gần một nửa bí quyết đạt thành công. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được nửa thứ hai khi nó đến với nhận thức của bạn.
 
CHƯƠNG I :1. Trí tuệ của bạn sẽ phát tín hiệu sẵn sàng đón nhận thành công. Làm thế nào để cuộc sống tự giúp bạn trong những cố gắng đầy tham vọng của bạn? SUY NGHĨ - ĐÓ LÀ VẬT CHẤT! Ý nghĩ thật sự là vật chất! - mà là vật chất hùng mạnh, nếu như bạn có một ý định rõ ràng, sự kiên định và mong muốn cháy bỏng biến nó thành tiền hoặc thành những giá trị vật chất nào đó. Edwin S.Barns một lần đã phát hiện ra tính đúng đắn của câu:”Muốn giàu có - hãy suy nghĩ”. Ông không phát hiện ra điều này ngay. Ông đến với nó dần dần, bắt đầu từ ước muốn được trở thành bạn kinh doanh của Edison vĩ đại.Cái chính ở đây là Barns có một ý định hoàn toàn cụ thể. Anh muốn làm việc không phải là cho Edison, mà cùng với Edison. Hãy chú ý nhìn kỹ xem anh ta đã đến với mục tiêu của mình như thế nào, và bạn sẽ hiểu: con đường dẫn tới thành công dựa trên những nguyên tắc nào. Cần phải nói là Barns chưa thực hiện được mong muốn của mình ngay. Có hai điều ngăn cản anh. Anh không biết Edison và không có tiền mua vé đến thành phố East-Orange thuộc bang New Jersey. Đối với đa số mọi người điều đó quá đủ để mất hết mong muốn kết thúc công việc. Nhưng với Barns, lòng ham muốn mạnh hơn sự trói buộc và nguyện vọng của anh càng cháy bỏng hơn trước.
 
Ðề: Bữa cơm của Khổng Tử

CHƯƠNG I : 2.VÀ EDISON NHÌN VÀO ĐÔI MẮT TRUNG THỰC CỦA ÔNG . . . Barns xuất hiện trong phòng thí nghiệm của Edison và tuyên bố rằng anh muốn bắt đầu doanh nghiệp chung với nhà phát minh vĩ đại. Edison nhớ lại buổi đầu gặp gỡ: Anh ta trông giống một kẻ lang thang tầm thường, nhưng nét mặt anh ta không cho phép hoài nghi một chút nào: người như vậy sẽ làm được tất cả những điều anh ta muốn. Những năm tháng giao tiếp với mọi người đã dạy tôi - nếu con người thèm khát một điều gì mạnh mẽ đến mức sẵn sàng hy sinh cả tương lai của mình, người đó nhất định sẽ chiến thắng số phận. Tôi cho anh ta khả năng đó vì tôi đã thấy: anh ta nhận thức được rằng anh ta sẽ đạt mục đích. Thời gian đã chứng tỏ là tôi không nhầm. Chẳng chắc gì Edison thích diện mạo bên ngoài của chàng trai trẻ, mà có lẽ ngược lại. Nhưng điều chủ yếu - trên mặt anh hiện rõ một ý nghĩ.Tất nhiên, sau buổi gặp gỡ đầu tiên, Barns chưa trở thành bạn kinh doanh của Edison ngay. Nhưng anh đã có việc làm, mặc dù tiền lương chỉ mang tính chất tượng trưng. Vài tháng trôi qua. Bên ngoài không có gì thay đổi, chưa có gì xích Barns lại gần hơn mục tiêu anh hằng mong muốn. Nhưng điều quan trọng nhất diễn ra trong nhận thức của anh: nguyện vọng trở thành bạn kinh doanh của Edison ngày càng lớn lên. Các nhà tâm lý học đã nói rất đúng:”Nếu con người thật sự muốn một điều gì, điều đó sẽ hiện ngay lên bề ngoài của anh ta. Barns sẵn sàng hợp tác kinh doanh với Edison, hơn thế nữa, anh quyết tâm đạt kỳ được điều mình muốn. Anh không bao giờ nói với mình:”Quỷ tha ma bắt, có khác gì nhau? Hay mình nghĩ lại và đi làm nhân viên bán hàng!”. Không, anh tự nhủ: ”Tôi đến đây là để bắt đầu doanh nghiệp với Edison và sẽ đạt kỳ được, thậm chí có phải mất cả phần còn lại của cuộc đời mình”. Và đúng là anh nghĩ như vậy! Có bao nhiêu câu chuyện phi thường của những người có dự định rõ ràng, theo đuổi cho đến khi họ cháy lên niềm đam mê thu hút! Có lẽ chàng Barns trẻ tuổi chẳng hiểu tí gì về những vấn đề như vậy, nhưng lòng quyết tâm và sự ngoan cường nhằm đạt một mục tiêu duy nhất (-một, nhưng bốc lửa!-) đã quét sạch mọi trở ngại và làm cho cơ hội anh vẫn mong đợi trở thành hiện thực. .
 
CHƯƠNG I : 3.CƠ HỘI ĐẾN TỪ CỬA SAU : Tuy nhiên, cơ hội đã đến từ nơi Barns ít ngờ nhất. Nói chung đây cũng là một trong những tính chất chính của cơ hội. Nó hay dùng cửa sau và thường nấp sau chiếc mặt nạ “rủi ro” hoặc thậm chí “thất bại tạm thời”. Cũng có thể vì thế mà nhiều người không thể nhận dạng được nó. Đúng lúc đó, ngài Edison hoàn thiện một dụng cụ mới mang tên Thiết bị phát thanh Edison. Các nhân viên bán hàng chẳng lấy gì làm thích thú. Họ cho rằng không dễ gì bán được. Barns hiểu rằng anh có thể bán được thiết bị này. Anh đề nghị với Edison và nhận được cơ hội. Và anh đã bán được! Bán nhanh đến nỗi Edison ký ngay hợp đồng với anh về việc truyền bá và bán sản phẩm trong cả nước. Việc hợp tác kinh doanh này mang lại tiền bạc, nhưng ý nghĩa lớn hơn rất nhiều là: Barns tin rằng ai cũng có thể trở nên giàu có nếu học được cách suy nghĩ.Tôi không biết lòng mong muốn của Barns mang lại cho anh số lãi ban đầu là bao nhiêu. Có thể hai hay ba triệu đôla, nhưng số này, dù là bao nhiêu đi chăng nữa, cũng quá bé nhỏ so với việc hiểu ra một sự thật: khi tuân thủ các nguyên tắc chính, ý nghĩ có thể biến thành giá trị vật chất.
 
CHƯƠNG I : 4.ĐÃ BẮT ĐẦU - ĐỪNG BỎ DỞ Một trong những nguyên nhân thất bại phổ biến nhất là rời bỏ công việc ngay sau khi gặp sự không may đầu tiên. Mỗi người trong số chúng ta ai cũng có lần phạm sai lầm này. . . . Một thời, chú của ngài Derby lên cơn “sốt vàng”. Ông lên đường viễn Tây để đào vàng và làm giàu. Ông không biết rằng vàng trong thiên nhiên ít hơn nhiều so với các câu chuyện kể của những người tìm vàng. Ông chú rào một khoảnh đất, sắm cuốc, xẻng và bắt tay vào việc.Sau mấy tuần làm việc, lao động đã được thưởng công: có quặng! Quặng quý lấp lánh! Nhưng muốn khai thác với số lượng lớn phải có thiết bị, và ông chú ngụy trang miệng giếng và trở về Williamsburg bang Maryland. Ông chia sẻ thắng lợi với họ hàng và hàng xóm. Họ gom góp tiền mua thiết bị và chi phí vận tải. Sau đó ông chú cùng Derby quay về mỏ. Toa quặng đầu tiên được khai thác lên và đưa đi nấu. Mẫu xét nghiệm xác nhận rằng Derby đang sở hữu một trong những mỏ giàu nhất Colorado. Vài toa quặng nữa trang trải các khoản nợ nần! Và sau đó - của cải không kể xiết . . .Mũi khoan xuyên sâu xuống dưới - hy vọng của Derby và ông chú ngày càng củng cố. Nhưng sau đó, điều bất ngờ xảy ra. Mạch vàng biến đâu mất. Hũ vàng không còn nữa. Họ tiếp tục khoan, cố lần theo mạch, đến tận cùng - nhưng hỡi ôi .
 
CHƯƠNG I : 5. G ĐẾN TRƯỚC THẤT BẠI CÓ MỘT BƯỚC Có thể biến mong muốn thành vàng. Từ khi ngài Derby phát minh ra điều này, ông đã bù đắp các chi phí của mình gấp nhiều lần. Bước vào nghề bảo hiểm sinh mạng, ông quyết định rút ra bài học từ kinh nghiệm đáng buồn thời trẻ tuổi của mình. Bài học đơn giản:”Tôi bỏ công việc khi vàng đã nằm ngay dưới chân tôi. Từ nay tôi sẽ không bao giờ từ bỏ ý định chỉ vì ai đó không muốn mua bảo hiểm của tôi”. Và Derby đã trở thành một trong số ít ỏi những người bán được hàng triệu đôla bảo hiểm mỗi năm. . . . Trước khi thành công đến với cuộc đời bạn, không biết bạn phải trải qua bao nhiêu nỗi không may, hoặc thậm chí cả thất bại tạm thời! Thật vậy, khi gặp toàn điều không thành, thì đơn giản và logic nhất là từ bỏ công việc. Và phần đông chúng ta làm như vậy. Có đúng thế không?Tác giả quyển sách này đã phỏng vấn 500 người thành đạt nhất mà nước Mỹ đã cho ra đời. Tất cả những người này đều nói rằng sự thành công điên rồ nhất đến với họ chỉ cách thất bại có một bước. Ôi, thất bại . . . kẻ tinh quái với cái nhìn vô tội và cảm giác hài hước vừa tinh tế vừa khốc liệt. Nó thích thú tóm bắt con người ngay tại nơi giáp biên với thành công! .
 
CHƯƠNG I : 6. BÉ CON ĐIỀU KHIỂN NGƯỜI LỚN : Không lâu sau khi ngài Derby “nhận bằng” tốt nghiệp “trường đời” và rút ra kết luận từ “đề án tốt nghiệp” về mỏ vàng của mình, số phận đã tặng cho ông cơ hội biết được rằng không phải lúc nào “không” cũng có nghĩa là không. Hôm đó anh giúp chú xay lúa mì. Ông chú điều khiển một trang trại lớn, có vài trăm người da màu làm thuê. Cánh cửa cối xay gió khe khẽ mở ra. Một cô bé lai đen bước vào và dừng lại ở cửa. Ông chú ngẩng đầu lên, trông thấy cô bé, liền gắt:”Cần gì?” Cô bé trả lời ngắn gọn:”Mẹ tôi bảo ông đưa mẹ tôi 50 cent”. Không đưa gì sất cả, - ông chú bùng nổ, - cút về nhà. Thưa ngài vâng, cô bé đồng ý và không động đậy.Ông chú tiếp tục làm việc, mải mê nên không nhận thấy rằng cô bé vẫn chưa bỏ đi. Khi ngẩng lên và thấy cô vẫn còn đứng đó, ông gào lên: Tao đã bảo đi về nhà! Thế nào, cút ngay, không tao sẽ cho biết tay bây giờ! Thưa ngài vâng, cô bé lại đồng ý và vẫn không nhúc nhích. Ông chú vứt phịch bao mì mà ông đang chuẩn bị đổ vào bể xuống, túm lấy một thanh gỗ thùng và tiến lại phía cô bé với một vẻ mặt khiến Derby nín thở. Biết tính điên của ông chú, Derby tin chắc rằng sắp xảy ra một điều gì đó khủng khiếp. Khi ông chú Derby lại gần nơi cô bé đang đứng, cô bước lên phía trước một bước và cất cao giọng: Mẹ tôi rất cần 50 cent đó. Phải mất một phút ông chăm chăm nhìn cô bé, sau đó từ từ thả thanh gỗ xuống đất, đút tay vào túi và . . . lôi ra một nửa đôla.Cô bé cầm tiền và chậm rãi quay ra cửa, không rời mắt khỏi người cô vừa chinh phục. Sau khi cô đi ra, ông chú ngồi xuống một cái thùng và nhìn rất lâu vào khoảng không. Có lẽ, ông suy ngẫm về bài học mới nhận được. Ngài Derby cũng suy ngẫm. Lần đầu tiên trong đời ông thấy một đứa trẻ da màu ra lệnh cho một người da trắng lớn tuổi. Cô ta làm thế nào để đạt được điều đó? Cái gì diễn ra với ông chú? Điều gì đã làm nỗi giận dữ tiêu tan và biến sư tử đang gầm thành con cừu hiền lành? Đứa trẻ đã sử dụng sức mạnh phi thường nào để làm chủ tình hình? Bao nhiêu câu hỏi bùng lên trong nhận thức của Derby. Nhưng nhiều năm sau ông vẫn không tìm thấy câu trả lời, cho đến ngày ông kể lại câu chuyện với tác giả những dòng này. Và, ông đã kể lại câu chuyện bất thường ngay tại cối xay gió cũ, tại chính nơi chú ông đã bị chinh phục . . . .
 
CHƯƠNG I : 7. VÀNG NẤP ĐẰNG SAU KHÔNG : Chúng tôi đứng trong cối xay gió cũ, và ngài Derby, kể lại cho tôi câu chuyện chinh phục phi thường, đã hỏi: Anh có thể từ đây rút ra kết luận gì? Cô bé con có được sức mạnh nào mà chinh phục được ông chú vô điều kiện như vậy? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời ở các nguyên tắc trình bày trong cuốn sách này. Câu trả lời đầy đủ và bao trùm. Với các chi tiết và lời khuyên, nếu tuân theo thì mỗi một người đều có thể hiểu và áp dụng sức mạnh mà cô bé đã tình cờ nắm bắt được. Hãy sẵn sàng trong suy nghĩ - và ở chương sau bạn sẽ thấy tác động của sức mạnh đã giúp cho cô bé. Tư tưởng của cuốn sách này sẽ kích thích sự nhậy cảm của bạn và cho một quyền lực không thể chống lại được. Sự nhận thức điều đó sẽ đến với bạn trong khi đọc chương đầu hoặc một chương sau nào đó. Nó xuất hiện như một tư tưởng cụ thể hoặc trở thành cơ sở cho kế hoạch hay dự định có khả năng đưa bạn về với những rủi ro và mất mát trước đây, làm sống lại trong trí nhớ những bài học - và bạn sẽ lấy lại được tất cả những gì đã đánh mất.Khi tôi mô tả cho ngài Derby tính chất của sức mạnh mà cô bé đã sử dụng một cách vô thức, ông kiểm lại trong ý nghĩ kinh nghiệm ba mươi năm làm nhân viên bảo hiểm, đã thú nhận rằng những thành công của ông đều nhờ vào bài học ông nhận được từ đứa trẻ nhỏ. Ngài Derby nhấn mạnh:”Mỗi lần người ta đòi trả tôi tờ bảo hiểm, tôi lại nhớ đến cô bé ở cối xay gió cũ, cặp mắt to đầy thách thức của cô, và tự nhủ:”Ta phải ký được hợp đồng này!”Nhân đây cũng phải nói là phần lớn bảo hiểm tôi bán được sau khi người ta bảo không”. Ông cũng không quên sai lầm trong câu chuyện đi tìm vàng. Kinh nghiệm đó, - Derby nói, - rất có ích. Nó dạy tôi phải làm việc và làm việc, dù có khó khăn đến mấy đi nữa. Tôi phải trải qua tất cả để có thể đạt được điều gì đó.Trong sự thử thách của ngài Derby không có gì bất thường. Cũng có thể, nhờ có nó mà đoán ra số phận - vì thế mà đối với ông, chúng rất quan trọng. Ông rút ra bài học từ hai tình huống nói trên, phân tích và tìm ra điều có thể học tập. Nhưng một người, không có thời gian, không có xu hướng nghiên cứu những thất bại của mình để tìm ra hạt giống hợp lý có khả năng nảy mầm thành thắng lợi, thì làm thế nào? ở đâu và làm thế nào học được nghệ thuật rút ra từ thất bại những kinh nghiệm bắc cầu đến thành công? Để trả lời cho những câu hỏi đó, tôi đã viết quyển sách này.
 
CHƯƠNG I : 8. THÀNH CÔNG - ĐÓ LÀ MỘT TƯ TƯỞNG SÂU SẮC Để trả lời, tôi trình bày mười ba nguyên tắc. Song hãy nhớ - câu trả lời của bạn dành cho những câu hỏi nảy sinh khi quan sát cuộc sống lạ lùng này, có thể nằm ngay trong nhận thức riêng của bạn, dưới dạng một tư tưởng, một kế hoạch hoặc một dự định xuất hiện trong khi đọc. Muốn thành công chỉ cần một tư tưởng sâu sắc. Những nguyên tắc mô tả ở đây thực chất là những phương pháp thể hiện những tư tưởng hữu ích. Trước khi trình bày, tôi muốn đề nghị các bạn suy nghĩ về ý kiến sau: Khi bắt đầu giàu có, tiền đến nhanh và nhiều đến mức ta thực sự ngạc nhiên: chúng mày trốn đâu những năm nghèo đói trước đây? . . . Càng kỳ lạ hơn nữa nếu lưu ý đến điều khẳng định rằng chỉ có những người làm việc gian khổ và kiên trì mới trở nên giàu có.Khi bạn bắt đầu suy nghĩ và giàu lên, nhất định bạn sẽ nhận thấy rằng trước đó, nhận thức của bạn phải trải qua một trạng thái nhất định, dự định cương quyết và . . . phải đầu tư một chút cái gọi là lao động nặng nhọc. Tức là bạn, và người nào khác cũng vậy, cần biết cách đưa nhận thức của mình vào trạng thái cuốn hút của cải. Hai mươi năm tôi nghiên cứu vấn đề này - rất muốn biết người giàu họ làm thế nào mà thành công! Hãy theo dõi chăm chú: bạn vừa bắt đầu vận dụng các nguyên tắc của triết lý này trên thực tế là tình hình tài chính của bạn đã được cải thiện, và tất cả những gì bạn chạm tới sẽ biến thành sở hữu riêng của bạn. Không tin à? Cứ thử xem! Nhân loại rất thiệt thòi trước hết là vì người nào cũng biết từ không được. Còn gì nữa! Tất cả các quy tắc vô hiệu lực - con người biết. Tất cả những gì không được làm - con người biết từ khi nằm trong tã! Quyển sách này dành cho những người đi tìm quy tắc dẫn đến thành công, và sẵn sàng vì nó mà đặt cược tất cả.Thành công sẽ đến với những người suy nghĩ bằng phạm trù thành công. Thất bại sẽ bám riết những người cho phép mình suy nghĩ bằng phạm trù thất bại. Chủ đề của quyển sách này là giúp cho những ai muốn học tập nghệ thuật cải biến nhận thức từ thất bại sang nhận thức thành công. . . . Nhưng cũng còn một chỗ yếu trong nhiều người chúng ta: quen đo mọi thứ bằng thước đo ấn tượng và định kiến riêng của mình. Tôi không nghi ngờ rằng giữa các bạn đọc cuốn sách này cũng có những người không tin rằng họ có thể trở nên giàu có. Tại sao? Bởi vì tư duy của họ hình thành trong điều kiện nghèo đói, thiếu thốn và lận đận. Những người bất hạnh này làm tôi nhớ đến một người Trung quốc lỗi lạc, sang Mỹ để học. Anh học tại trường Đại học tổng hợp Chicago. Một lần ngài Harper, hiệu trưởng, gặp anh ở ký túc xá và hỏi: Theo anh thì cái gì là nét nổi bật nhất của người Mỹ? Còn gì nữa, - anh sinh viên trả lời, - đôi mắt. Mắt các vị không xếch. Có thể nói gì về người Trung quốc này? Ta không tin vào điều mà ta không hiểu. Ta tin chắc rằng thước đo của ta là chuẩn mực cho tất cả mọi người. Tất nhiên, mắt của chàng trai đó không xếch. Nó cũng giống như mắt của tất cả chúng ta . . .
 
CHƯƠNG I : 9. TÔI MUỐN - TỨC LÀ SẼ CÓ Khi Henry Ford quyết định sản xuất ôtô mác V-8 nổi tiếng, ông muốn thiết kế động cơ mà cả tám xilanh nằm cả trong một blốc. Nói là làm, và Ford đưa ra những chỉ thị cần thiết. Tất cả các kỹ sư đều đồng thanh nhất trí rằng không thể nào liên kết cả tám xilanh được. Ford bảo: Bất luận trường hợp nào các anh cũng phải làm bằng được. Hãy làm việc cho đến khi có kết quả, - Ford ra lệnh. - Bất chấp cần bao nhiêu thời gian cho việc này. Các kỹ sư làm việc - họ chẳng còn lối thoát nào khác, bởi vì họ muốn làm việc cho ông Ford. Sáu tháng trôi qua - không kết quả gì. Lại thêm sáu tháng nữa. Họ thử tất cả các phương án có thể - không nhúc nhích. Không thể được! Cuối cùng họ báo cáo với Ford là họ không tìm ra phương pháp thực hiện chỉ thị của ông. Hãy tiếp tục làm việc, - Ford nói. - Tôi muốn. Tức là sẽ có. Họ tiếp tục làm việc, và cuối cùng, vào một ngày đẹp trời, sọ dừa đã bị đập vỡ. Sự kiên định của Ford đã chiến thắng. Có thể trong câu chuyện này, tôi không chính xác ở một vài chi tiết nhỏ nào đó, nhưng về kết quả và hoàn cảnh - tôi xin đảm bảo. Bạn - người muốn suy nghĩ và có nghĩa là muốn giàu - sẽ rút từ đây ra bí quyết của triệu phú Ford. Tôi cho rằng bạn sẽ không phải tìm kiếm quá lâu đâu. Henry Ford thành đạt bởi vì ông đã hiểu và tiếp thu nguyên tắc thành công. Một trong số các nguyên tắc đó là biết chắc mình muốn đạt được điều gì. Hãy nhớ câu chuyện về ông Ford và đánh dấu những dòng mô tả bí quyết thành công phi thường của ông. Nếu bạn làm điều này, nếu bạn tìm ra những nguyên tắc ông Ford đã vận dụng để trở nên giàu có, thì sao bạn không tự sánh mình với ông trong thành công? Sao không nhận sự thách thức, có thể là đặt ra cho chính bạn? . . .
 
CHƯƠNG I : 10. THI SỸ NHẬN RA CHÂN LÝ Khi Henry viết ra những dòng tiên tri: tôi điều khiển số phận của mình, tôi là chủ nhân tâm hồn của mình, - có lẽ ông định nói rằng chúng ta điều khiển số phận của mình và là chủ nhân tâm hồn của mình trong chừng mực ta kiểm soát được ý nghĩ của mình. Có lẽ ông biết rằng ý nghĩ áp đảo trong nhận thức và tạo từ trường cho nó. Rằng, bằng những con đường vô hình, cục nam châm này lôi cuốn người, hoàn cảnh, sức mạnh đến với ta, đưa chúng vào trạng thái hài hoà với những ý nghĩ áp đảo. Cũng có thể ông muốn giải thích rằng trước khi ta tích luỹ được của cải vô tận, cần nạp cho nhận thức ước muốn giàu có, bắt đầu suy nghĩ bằng phạm trù tiền bạc, cho đến khi lòng ước muốn tiền bạc tự tạo ra những kế hoạch cụ thể nhằm có được chúng. .
 
CHƯƠNG I : 11. CHÀNG TRAI NHÌN THẤY SỐ PHẬN Tôi nghĩ rằng, cuối cùng chúng ta đã sẵn sàng nghiên cứu nguyên tắc thành công đầu tiên. Hãy cố gắng cởi mở và nhớ rằng tất cả những nguyên tắc này không phải do một người nghĩ ra. Chúng đã có hiệu lực với nhiều người và bạn có thể áp dụng chúng có lợi cho mình. Tôi hy vọng bạn sẽ không thấy chúng quá phức tạp. Nhiều năm trước đây tôi đã đọc một bài diễn văn trước các sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Salem (thành phố Salem, bang Tây Virginia). Nguyên tắc tôi mô tả ở chương sau đã được trình bày cô đọng trong bài diễn văn này. Theo chỗ tôi được biết, ít nhất một người trong số sinh viên tốt nghiệp không những tiếp thu, mà còn biến nó thành một phần thế giới quan của mình. Sau này chàng trai đã trở thành thượng nghị sỹ và là cán bộ có ảnh hưởng lớn trong bộ máy của Tổng thống Franklin D.Ruzvelt. Ông gửi cho tôi một bức thư nói rõ ý kiến về nguyên tắc này, và tôi tự cho phép mình đăng lại nó với tư cách lời mở đầu cho chương sau. Ngài Napoleon kính mến! Công việc của tôi ở Thượng viện cho phép nhìn nhận từ bên trong những vấn đề mà những người dân Mỹ đang vấp phải, và tôi viết thư cho Ngài để đưa ra lời khuyên có thể giúp cho hàng ngàn người xứng đáng. Năm 1922, khi tôi tốt nghiệp trường Đại học Salem, Ngài đã đến đọc diễn văn tại trường. Ngài đã đưa vào nhận thức của tôi tư tưởng mà nhờ có nó ngày nay tôi có khả năng phục vụ nhân dân bang mình, và không nghi ngờ gì nữa, mỗi một thành công trong tương lai của tôi đều sẽ gắn với tư tưởng này. Tôi vẫn nhớ - tưởng chừng như mới ngày hôm qua - câu chuyện kỳ diệu của Ngài kể về việc ông Henry Ford đã đạt những tầm cao đáng kể như thế nào. Lúc đó, trước khi Ngài kết thúc diễn văn, tôi đã quyết định sẽ mở đường cho mình, dù phải trải qua khó khăn đến mấy đi nữa. theo. Và mỗi người trong số họ đều cần những lời động viên khuyến khích như tôi đã nhận được từ Ngài. Họ muốn biết phải đi đâu, làm gì, bắt đầu từ đâu trong cuộc đời này. Ngài có thể nói cho họ biết điều đó, vì Ngài đã giúp nhiều người giải quyết vấn đề. Ngày hôm nay ở nước Mỹ có hàng ngàn người muốn biết làm thế nào để biến tư tưởng thành tiền; hàng ngàn người phải bắt đầu từ con số không và bù đắp những mất mát đã chịu. Hơn bất kỳ ai khác, Ngài có thể giúp họ. Nếu sách của Ngài được xuất bản, tôi mong được nhận cuốn đầu tiên với chữ ký đề tặng của Ngài. Chúc mọi điều tốt lành, người bạn trung thành của Ngài, Jennings Randolph. Năm 1957, 35 năm sau diễn văn nói trên, tôi thực sự sung sướng được quay lại trường Đại học Salem để phát biểu tại buổi lễ trao bằng cử nhân cho sinh viên tốt nghiệp. Lúc đó tôi cũng được trao bằng tiến sỹ văn học danh dự.Tôi theo dõi số phận của Jennings Randolph từ năm 1922. Ông đã trở thành người quản lý của một trong những hãng hàng không hàng đầu trong nước, một diễn giả hào hứng và là thượng nghị sỹ bang Tây Virginia. .
 
CHƯƠNG I : 12. Suy nghĩ cần ghi chép : Không quan trọng là ngày hôm nay bạn ăn mặc như thế nào và có bao nhiêu tiền. Bởi vì, cũng như Edwin Barns, người nào vươn tới thành công thì mới đạt được nó. Đi tới thành công càng lâu bao nhiêu thì nó càng gần gũi bấy nhiêu. Quá nhiều người chỉ còn một bước nữa là chiến thắng thì bỏ dở. Hãy nhớ rằng: người khác sẽ đi bước đó. Chí hướng - hòn đá thử vàng cho mọi thành tựu, lớn hay nhỏ. Người đàn ông to khoẻ sẽ thua đứa trẻ có chí hướng. Hãy hình dung khác đi về định mệnh của mình - và bạn sẽ đạt được cái mà hôm nay tưởng như không làm nổi. TẤT CẢ MỌI ĐIỀU MONG MUỐN VÀ HÌNH DUNG ĐƯỢC, THÌ ĐỀU ĐẠT ĐƯỢC. .
 
Ðề: Bữa cơm của Khổng Tử

Chương II : 1. Giấc mơ trở thành hiện thực khi mong muốn biến thành hành động. Hãy xin cuộc đời thật nhiều - và cuộc đời sẽ cho bạn rất nhiều. BƯỚC ĐẦU TIÊN VƯƠN TỚI CỦA CẢI: MONG MUỐN Hơn 50 năm trước, khi Edwin S.Barns từ toa tàu hàng bước xuống ga East-Orange, bang New Jersey, trông anh giống một kẻ lang thang, nhưng những ý nghĩ của anh thì xứng đáng một ông hoàng. Trên đường từ ga tàu về văn phòng của Thomas A.Edison, anh nghĩ ngợi; anh thấy mình đang đứng trước mặt Edison; anh nghe mình hỏi Edison về khả năng thực hiện mong muốn cháy bỏng đang trở thành ý nghĩ luôn ám ảnh của mình - thành bạn kinh doanh với nhà phát minh vĩ đại. Không phải niềm hy vọng! Không phải sự vươn tới! Mà là mong ước cháy bỏng đang lấn át mọi điều khác. Thực chất là ở chỗ đó.Vài năm sau Edwin S.Barns lại đứng trước mặt Edison cũng trong văn phòng, nơi diễn ra cuộc gặp gỡ đầu tiên. Nhưng đứng với tư cách bạn kinh doanh. Barns thành công, bởi vì đã lựa chọn một mục tiêu cụ thể và tất cả - năng lượng, sức mạnh ý chí - đều dành cho nó.
 
Chương II : 2. KHÔNG CÓ ĐƯỜNG RÚ T LUI Giữa hai cuộc gặp là 5 năm. Đối với mọi người, Barns là một chiếc nan hoa trong bánh xe sự nghiệp của Edison. Đối với mọi người, chứ không phải đối với chính anh ta. Barns tự coi mình là bạn kinh doanh của Edison ngay từ phút đầu tiên, ngày đầu tiên làm việc. Barns đã trở thành người đó vì anh mong muốn điều này hơn mọi điều trên thế giới. Anh lập kế hoạch đạt mục tiêu. Sau đó đốt cháy cầu. Và ấp ủ ước mơ của mình cho đến khi nó trở thành ý nghĩ luôn ám ảnh cả đời, và cuối cùng trở thành chính cuộc đời. Đến East-Orange, anh không nói với mình: Ta thử thuyết phục Edison cho ta một công việc nào đó. Anh nói: Ta sẽ đặt Edison trước việc đã rồi là ta đến đây để cùng hợp tác kinh doanh với ông. Anh không nói: tôi hiểu là có thể tôi không đạt được gì ở công ty của Edison và buộc phải đi tìm những khả năng khácằ. Anh nói: Trên thế giới này ta chỉ muốn có một điều - làm việc cùng với Edison. Tôi nhổ toẹt lên tất cả, tôi đặt cược cả tâm hồn, nhưng tôi phải đạt điều mình muốn.Anh không để đường thoái lui. Anh phải chiến thắng hay là chết! Đó là toàn bộ câu chuyện về sự thành công của Barns. .
 
Chương II : 3. VÀ ÔNG ĐỐT CHÁY TÀU Nhiều năm trước đây, một nhà quân sự đã phải lựa chọn: ông phải đưa ra một quyết định dẫn đến chiến thắng. Ông phải chống lại đội quân kẻ thù đông gấp bội. Ông đưa lính của mình lên tàu và bơi ra vùng đất thù địch. Đến nơi, ông hạ lệnh đốt hết các tàu. Trước trận đánh ông nói với đội quân của mình: Các người có thấy khói tàu ta cháy không? Có nghĩa là, nếu ta không chiến thắng thì không thể sống sót mà rời khỏi đây. Chúng ta chỉ có một sự lựa chọn: chiến thắng hay là chết. Và họ đã chiến thắng. Kẻ mong muốn chiến thắng cần đốt hết cầu, chặt đứt hết đường thoái lui. Chỉ như vậy mới có thể giữ được mong muốn chiến thắng cháy bỏng, rất cần cho thành công. . . Buổi sáng sau vụ hoả hoạn lớn ở Chicago, một nhóm thương nhân đứng tại State-street giữa ngổn ngang bốc khói của tài sản một thời. Họ thảo luận với nhau - nên khôi phục những thứ đã bị lửa thiêu huỷ hay từ bỏ Chicago đi nơi khác, may mắn hơn. Và tất cả mọi người quyết định ra đi. Trừ một người. Marshall Field, thương nhân quyết định ở lại Chicago, đã nói: Các ngài, trên mảnh đất này tôi sẽ xây dựng một cửa hiệu lớn nhất thế giới, bất chấp nó có thể cháy bao nhiêu lần cũng vậy. Sự kiện này diễn ra gần một trăm năm trước đây. Cửa hiệu xây xong. Đến nay nó vẫn đứng đó, giống như đài kỷ niệm cho trạng thái tâm hồn được gọi là mong ước chiến thắng. Tất nhiên, đối với Marshall Field, bỏ đi là đơn giản hơn cả. Nhưng ông khác với những thương nhân kia - đó là điều mà những người thành công bao giờ cũng khác với những người cam chịu thất bại.Từ khi con người bắt đầu hiểu được ý nghĩa của tiền bạc, người ta không muốn tiền mất đi. Nhưng muốn cũng chưa có nghĩa là có. Chỉ có lòng mong ước tài sản một cách đam mê, chuyển thành sự ám ảnh, chỉ có vạch ra những con đường cụ thể và phương tiện đạt tới, chỉ có kiên trì thực hiện kế hoạch và không chấp nhận thất bại - vào một ngày đẹp trời những điều đó sẽ biến bạn thành người giàu có. .
 
Chương II : 4. SÁU LỜI KHUYÊN ĐỂ BIẾN Ý NGHĨ THÀNH TIỀN BẠC Bạn muốn có tiền? Sáu lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn điều khiển ước muốn của mình. Hãy xác định chính xác lượng tiền mà bạn muốn có. Chỉ nói: tôi muốn có nhiều tiềnằ là không đủ. Hãy thật chính xác. (Một chương dưới đây sẽ làm rõ, tại sao đứng trên quan điểm tâm lý rất cần có một con số cụ thể). Hãy trung thực trả lời mình: bạn sẵn sàng trả giá như thế nào cho tài sản mà bạn mong ước? (Cái gì cũng có giá của nó, có phải vậy không?) Hãy định ra thời điểm bạn sẽ có số tiền đó. Hãy lập kế hoạch cụ thể để thực hiện ước muốn của bạn và bắt đầu hành động ngay lập tức, bất kể là bạn đã sẵn sàng thực hiện nó hay chưa. Hãy viết ra tất cả: số lượng tiền, thời hạn phải có, sẵn sàng hy sinh gì để đổi lấy nó, kế hoạch kiếm tiền.Hàng ngày - buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ - hãy đọc to những ghi chép của mình. Khi đọc, hãy hình dung, cảm thấy và tin rằng số tiền đó đã là của bạn. Cần phải làm theo cả sáu lời khuyên, đặc biệt là lời khuyên cuối cùng. Đừng phàn nàn rằng không làm sao hình dung được là số tiền đó đã nằm trong túi của mình. Mong muốn được có, nếu đã kịp thấm vào bạn, sẽ là người trợ thủ đắc lực của bạn. Mục tiêu của bạn - muốn có tiền, muốn thật ngoan trường, và sức mạnh tự kỷ sẽ biến điều mong muốn thành điều có thật. .
 
Chương II : 5.NGUYÊN TẮC GIÁ TRỊ MỘT TRĂM TRIỆU ĐÔLA Những người chưa quen luyện tập trí tuệ của mình chắc sẽ nghĩ rằng những lời khuyên này vô nghĩa. Có lẽ họ cũng nên biết rằng những lời khuyên này chứa đựng thông tin tác giả thu nhận được từ Andrew Carneghi. Ngài Carneghi, ban đầu làm công nhân nhà máy luyện kim, bất chấp sự khởi đầu lận đận, đã biết cách vận dụng những nguyên tắc này để tạo ra cho mình tài sản đáng giá một trăm triệu đôla. Cũng có thể cần nói thêm rằng những nguyên tắc này được ông Thomas A.Edison rất hoan nghênh khi nhận thấy thực chất vấn đề không chỉ liên quan đến tiền bạc, - vận dụng chúng có thể đạt tới bất kỳ mục đích nào. Nguyên tắc kêu gọi ta không phải lao động khổ sai, mà là tự hy sinh thân mình. Không đòi hỏi ta phải trở nên lố bịch hay cả tin. Để thực hiện không cần có học vấn cao. Cần bắt nhận thức của mình làm việc và hiểu rằng muốn tích luỹ tiền không được phó thác mọi thứ cho tình cờ hoặc rủi ro. Hãy nhớ rằng: những người giàu nổi tiếng của thế kỷ đã hy vọng, mong muốn, ước ao, lập kế hoạch rất nhiều trước khi tiền đổ vào túi họ.Và thêm một điều nữa: bạn không bao giờ giàu được nếu không sục sôi khát vọng tiền, nếu không tin vào của cải như chính bản thân mình. .
 
Top