Cái tôi trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông" - 2 bài văn phân tích hay

Cái tôi trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông" - 2 bài văn phân tích hay

Điều còn lại sau cùng đối với mỗi nhà văn là giọng điệu riêng không trộn lẫn. Mỗi một con người là một vũ trụ không lặp lại. Mỗi một nhà văn là một cái tôi trữ tình khác nhau không hề bị hòa lẫn. Và Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số đó.

  1. “Đã bốn lần đến Huế
  2. Vẫn giống như lần đầu
  3. Sông Hương lơ đãng chảy
  4. Nắng tim vương chân cầu.”
Ai đã một lần đến Huế thì chắc hẳn không thể nào quên được dòng sông Hương dịu dàng và thơ mộng. Huống chi là Hoàng Phủ Ngọc Tường, người sinh ra, lớn lên và gắn bó sâu nặng với mảnh đất Cố đô. Sông Hương như đã trở thành một phần trong tâm hồn nhà văn. Huế đã trở thành một nơi đi về trong từng trang văn Hoàng Phủ. Và trong những trang bút kí tài hoa, tài tử và mê đắm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông”, nhà văn đã thể hiện một Huế mộng và thơ bên dòng Hương Giang với điệu slow tình cảm. Bằng bút lực tài hoa, vốn hiểu biết uyên bác và sâu sắc, Hoàng Phủ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Dưới đây là một bài văn mẫu về cái tôi trữ tình của nhà văn trong bài bút kí. Hy vọng sẽ giúp các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn thành công!
cai-toi-tru-tinh-cua-hoang-phu-ngoc-tuong.jpg

BÀI VĂN CÁI TÔI TRỮ TÌNH CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG TRONG “ AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG”.
“Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư”, đọc kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ta bắt gặp Hoàng Phủ Ngọc Tường với một cái tôi tài hoa uyên bác luôn tha thiết với sông Hương xứ Huế. Cái tôi đặc sắc không trộn lẫn ấy đã đóng một dấu triện riêng vào dòng chảy văn học và tâm hồn người đọc.
Hoàng Phủ Ngọc Tường được biết đến với vai trò vừa là nhà văn vừa là nhà thơ gắn bó sâu nặng với Huế. Những trang văn của ông đặc biệt là Ai đã đặt tên cho dòng song? Đã khơi dậy tâm hồn Huế và dẫn dắt người đọc vào những vùng trầm tích của văn hóa kinh xưa. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được lấy từ tập kí cùng tên, nhan đề tác phẩm khơi gợi cho người đọc thấy cả tác phẩm kí không chỉ là những ghi chép, quan sát thông thường mà là sự kiếm tìm khám phá vẻ đẹp của sông Hương xứ Huế.

Nguyễn Trọng Tạo đã từng khẳng định Hoàng Phủ Ngọc Tường là “một cuốn từ điển sống về Huế” và trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? Cái “tôi” uyên bác trí tuệ dược thể hiện trọn vẹn trong những trải nghiệm sâu sắc và hiểu biết sâu rộng. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vận dụng những tri thức văn hóa để lí giải điệu trôi lặng tờ của sông Hương trong lòng thành phố Huế: tác giả vận dụng kiến thức địa lí “Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc…”giúp người đọc hiểu rõ lưu tốc dòng sông trôi đi thực chậm như một mặt hồ yên tĩnh là do sự hiện diện của hai hòn đảo nhỏ và những chi lưu mang nước sông Hương đi khắp phố phường. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn vận dụng những tri thức văn hóa phong phú khi so sánh sự tương đồng và tương phản của sông Hương với những dòng sông nổi tiếng trên thế giới. Hương Giang cũng như sông Xen của Paris, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét đều gắn liền và biểu tượng cho thành phố thân thương của nó. Tuy nhiên nếu sông Xen và Đa-nuýp phản chiếu cái hoa lệ của đô thi hiện đại thì sông Hương lại lưu giữ trong lòng mình những nét cổ điển trầm mặc của những đền đài lăng tẩm của những cây đa, cầy cừa tỏa bóng u sầm. Tác giả còn so sánh cái điệu chảy lặng tờ của sông Hương với dòng chảy nhanh của dòng sông Nê-va qua cung điện Pê-téc-bua đổ ra Ban-tích mang theo những tảng bang trôi nhanh như tàu tốc hành để thêm yêu cái điệu chảy lập lờ nửa như muốn đi nửa như muốn ở của con sông quê hương. Cái “tôi” uyên bác còn được thể hiện khi tác giả nhìn con sông dưới góc nhìn lịch sử từ dòng sông biên thùy xa xôi thời vua Hùng đến dòng Linh Giang bảo vệ biên giới tổ quốc phiá Nam Đại Việt,qua những năm tháng dưới thời vua Quang Trung rồi đến thời kỳ máu lửa của chiến tranh sông Hương đã sống hết mình với lịch sử, nó đx chịu nhiều mất mát đau thương, góp mình dựng xây Huế và đất nước. Từng tri thức lịch sử được cái “tôi” am tường lịch lãm của Hoàng Phủ sắp xếp khai thác đã biến sông Hương thành con sông sử thi con sông của lịch sử.
Bên cạnh đó cái “tôi” uyên bác còn được thẻ hiện ở những trải nghiệm sâu sắc với những suy tư đa chiều, bằng sự tinh tế trong những trải nghiệm âm nhạc, Hoàng Phủ Ngọc tường đã phát hiện sự gắn kết giữa sông Hương với âm nhạc Huế. Tác giả như cảm nhận được toàn bộ phần hồn của sông Hương đã thăng hoa, quyền hòa trong âm nhạc cung đình khi khẳng định rằng:”toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya.” Sông Hương không chỉ sinh thành và nuôi dưỡng văn hóa cố đô mà điệu chảy của sông Hương chính là điệu chảy của tâm hồn Huế, nhịp trôi của dòng sông chình là nhịp sống của miền đât kinh xưa. Bằng sự lịch lãm của những trải nghiệm văn chương,văn hóa,… Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện ra mối liên hệ điệu cháy sông Hương với những trang Kiều, người nghẹ nhân già đọc Kiều mà thấy âm vang của nhã nhạc cung đình Huế thứ ấm nhạc cố đô sinh thành từ người mẹ phù sa sông Hương. Và phải chăng những trang Kiều mang âm vang của mặt nước sông Hương mà tạo nên những bản đàn đi suốt cuộc đời Kiều? Với những trải nghiệm sâu sắc Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận sông Hương ở chiều sâu, khơi gợi bóc tách trước ắt người đọc những lớp trầm tích văn hóa ẩn chìm trong lòng sông Hương.

Đi liền với sự uyên bác thì trong cái “tôi” Hoàng Phủ đó là sự tài hoa không trộn lẫn: tác giả nhìn con sông Hương không chỉ đơn giản là một con sông thuộc về một thành phố mà trong mắt ông Hương Giang là một người con gái đẹp với những vẻ đẹp độc đáo và Hoàng Phủ Ngọc Tường lại chính là chàng trai đang trên hành trình khám phá vẻ đẹp của người con gái. Khi thì sông Hương là cô gái Di-gan phóng khoáng man dại, lúc lại là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, ông còn ví sông Hương như “ngườ gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu hóa đầy hoa dại” với những nét mềm mại dịu dàng tròng lòng thành phố Huế. Không chỉ thế cuộc gặp gỡ giữa sông Hương và xứ Huế được nhìn qua lăng kính tình yêu đầy lãng mạn của tác giả, ông ví cuộc gặp gỡ này như cuộc gặp gỡ Kim-Kiều-một thiên diễm tình khơi gợi nên những cảm xúc tình tế say mê. Và trên hành trình hướng về thành phố thân yêu của nó, sông Hương đã tự thay đổi mình để hòa vào cái hồn chung của xứ Huế đặc biệt hình ảnh cây cầu Tràng Tiền biểu thượng của Huế như vần trăng non in trên nền trời giống như tín hiệu của tình yêu, biểu tượng của tình yêu giúp con sông biết nơi mà nó muốn tới.

Cái “tôi’ tài hoa còn ghi dấu vào những trang kí những ấn tượng về những liên tưởng phong khoáng lãng mạn đậm chất “tài tử tài tình” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Những liên tưởng như ‘tiếng vâng không nói ra của tình yêu”, “điệu slow tình cảm” hay “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” . Sự ngọt ngào , gợi cảm của ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường đã biến sông Hương trở thành một cô gái Huế dịu dàng e ấp trong chất thơ huyền hoặc quyến rũ làm say đắm lòng người, mặt khác nhà văn cũng phả hồn mình vào dòng nước trong cái mê đắm cua một tình yêu sâu nặng với sông Hương xứ Huế. Ngôn ngữ tinh tế và cách hành văn hướng nội, tài hoa của tác giả đã khăc họa sông Hương hiện lên mang vẻ đẹp của trầm tích văn hóa qua cái nhìn hướng vào bên trong khám phá tâm hồn sông nước của Hongaf Phủ Ngọc Tường. Cả tác phẩm kí đều sóng sánh chất thơ quyến rũ với giọng điệu, lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu làm nên những trang viết “tài hoa, tài tử, tài tình”

‘Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trầm hồn mình với đất trời sông nước xứ Huế” mà sáng tác nên những trang kí khắc họa trọn vẹn vẻ đẹp sông Hương vừa đa sắc biến ảo lại thẳm sâu hấp dẫn. Phải chăng sông Hương đã trao cả nhan sắc và tâm hồn mình cho Hoàng Phủ Ngọc Tường hay chính ngòi bút Hoàng Phủ đã làm nổi bật cả nhan sắc và linh hồn của con sông xứ Huế? Không chỉ vậy qua những dòng kí được tác giả dụng công sáng tác ta thấy được một cái “tôi’ tài hoa uyên bác và luôn đắm say trước vẻ đẹp của sông Hương, xứ Huế được “xây bằng khói và sương”.
_TN_vfo.vn
Đang cập nhật..
 
  • Chủ đề
    ai đã đặt tên cho dòng sông cái tôi trữ tình hoàng phủ ngọc tường
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,746
    Bài viết
    467,576
    Thành viên
    339,851
    Thành viên mới nhất
    Đông Âu
    Top