Thiên nhiên luôn là một đề tài quen thuộc trong thi ca hội họa. “Tây Tiến” cũng là một tác phẩm có sử dụng chất liệu, hình ảnh thiên nhiên. Sau đây sẽ là bài hướng dẫn các bạn đề bài cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Từ cổ chí kim mỗi hình ảnh thiên nhiên: nhành cây, bông hoa, giọt mưa, ánh nắng... đều được sử dụng chất liệu cho mỗi tác phẩm văn học. Những hình ảnh thiên nhiên có khi được sử dụng một cách trực tiếp, có khi lại được mượn hình ảnh ẩn ý để làm biểu tượng. Nhà thơ Quang Dũng cũng đã phác họa bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Tây Tiến” làm một bức phông nền khắc họa hình tượng người lính một cách sinh động. Để cảm nhận bức tranh thiên nhiên các bạn có thể kết hợp việc phân tích bức tranh thiên nhiên với các phương thức như miêu tả giúp bài viết trở nên thuyết phục hơn. Ngoài ra các bạn có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, biểu cảm để có thể thuật dựng bức tranh thiên nhiên sống động hơn. Nhưng các bạn cũng cần phân tích việc bức tranh thiên nhiên giúp làm nổi bật hình tượng người lính Tây Tiến, từ đó nhà thơ muốn gửi gắm điều gì qua tác phẩm và việc xây dựng bức tranh thiên nhiên. Mỗi nhà thơ đều có những cách khác nhau trong việc miêu tả bức tranh thiên nhiên, vì vậy các bạn cũng cần chỉ ra nét riêng độc đáo của nhà thơ Quang Dũng. Sau đây là bài văn giúp các bạn có thêm tư liệu để viết đề bài cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng. Chúc các bạn làm bài thật tốt!
Thiên nhiên trong bài thơ dù thực tế ẩn chưa khá nhiều khó khăn gian khổ thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của người lính nhưng tác giả đã khắc họa lên 1 cách rất nên thơ làm cho tính chất đó giảm đi đáng kể, càng tô thêm vẻ lãng mạng bi tráng của người lính
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 CẢM NHẬN BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TRONG BÀI THƠ “TÂY TIẾN” CỦA QUANG DŨNG
“Tây Tiến” được nhà thơ sáng tác cuối năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi Quang Dũng rời Tây Tiến đi làm nhiệm vụ khác. Cả bài thơ là một nỗi nhớ dài của những kỉ niệm “ Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” . Trong nỗi nhớ “ chơi vơi” ấy người đọc được khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Tây Bắc.
Nếu ai đến với Tây Bắc sẽ không thể nào quên vẻ hùng vĩ và dữ dội của núi rừng nơi đây. Vẻ đẹp ấy đã được nhà thơ Quang Dũng dựng lại trong những hình ảnh thơ đầy độc đáo . Trước hết là thế hun hút của thế đèo cao dốc ngược:
Thiên nhiên Tây Bắc đã lầm nền cảnh làm nổi bật vẻ hào hùng bi tráng của những người lính trên đường hành quân phải trải qua biết bao hiểm nguy thử thách đến từ thiên nhiên.
Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc không chỉ mang vẻ đẹp hùng vĩ , dữ dội mà còn thơ mộng trữ tình với những đường nét mềm mại:
Thiên nhiên trong cái nhìn của người chiến sĩ Tây Tiến giống như một tác phẩm hội hoạ tuyệt vời. Những nét vẽ táo bạo khoẻ khoắn, ngôn ngữ gân guốc ở đoạn đầu khi phác hoạ núi cao rừng thẳm dữ dội kết hợp với những nét vẽ thật nhẹ nhàng, ngôn ngữ mềm mại, nhịp thơ êm ả thơ mộng khi tả cảnh sông nước miền Tây. Và trên hết, thiên nhiên Tây Bắc chính là phông nền để người lính Tây Tiến hiện lên như những người anh hùng phi thường của sử thi thời chống Pháp. Đó chính là cái tài hoa của ngòi bút Quang Dũng.
-TTT-
Bức tranh thiên nhiên vùng Tây Bắc đã được Quang Dũng vẽ lên thành 1 bức tranh đầy nghệ thuật và thơ mộng làm chúng ta như muốn hòa mình vào đó, vào thiên nhiên cây cối hoa lá
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 PHÂN TÍCH BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TRONG BÀI THƠ “TÂY TIẾN” NGẮN GỌN HAY NHẤT
Thế giới được tạo lập không phải một lần nhưng mỗi lần người nghệ sĩ xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập. Cỏ cây hoa lá vẫn ở đó, vẫn là cuộc sống thường ngày xung quanh ta nhưng sao khi vào những trang thơ, áng văn lại trở nên đẹp đến lạ kì! Hình ảnh thiên nhiên vùng Tây Bắc luôn làm chúng ta bất ngờ như thế qua từng câu chữ của “Tây Tiến”.
Quang Dũng thật hay viết và cũng viết thật hay về nỗi nhớ - nỗi nhớ dấy lên từ những nẻo đường tha hương, nẻo đường cách mạng và kháng chiến, hướng về “cố quận”, về “Xứ Đoài mây trắng lắm”, về một “ngọn Ba Vì mờ xa” và cả cái tên thân thương “Tây Tiến”. Bài thơ được viết năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ nồng nàn với Tây Tiến – đơn vị chiến đầu cũ – cũng là nỗi nhớ núi rừng rải về miền Tây Tổ quốc có vẻ tuyệt kì mà Quang Dũng một thời gắn bó. Không khí lãng mạn rất riêng của những ngày đầu kháng chiến, tư thế dấn thân đầy kiêu hùng, quả cảm của người con Hà Nội hào hoa, đa tình đã được thể hiện đậm nét ở từng câu thơ chưa đầy chất nhạc, chất họa, vừa trang trọng, cổ kính, vừa tươi tắn, trẻ trung.
Mạch thơ chủ yếu là sự đan dệt của kỉ niệm, của những sực nhớ miên man, của những vụt hiện bất ngờ mà ở đó các địa danh có khi chỉ thoáng một dòng tên, có khi chỉ là một điểm nhấn nào đó của kỉ niệm. Còn kỉ niệm bao giờ cũng chan hòa cảnh với người, cùng song hành và đan dệt cả hai mạch: vừa gian khổ vừa thơ mộng:
Giống như “Tiến quân ca” và mọi khúc quân hành, trong “Tây Tiến”, ta thấy nổi lên hình tượng những con đường. Con đường được kết bằng những địa danh Việt – Lào, đọc lên trầm bổng như ca hát, xa lạ và hiện đại:
Có những khi, thiên nhiên lại hiện lên thật hùng vĩ và dữ dôi:
Những câu thơ tiếp theo là hình ảnh thiên nhiên miền sơn cước tuyệt đẹp:
Thiên nhiên còn là nơi bao bọc, yêu thương, nơi để trở về của con người:
Phần “vĩ thanh” của “hành” “Tây Tiến” gồm bốn câu muốn tiếp tục cuộc hành trình của kí ức vượt lên theo dấu chân đoàn quân lừng tiếng:
Thiên nhiên trong thơ “Tây Tiến” có nét đẹp của những bức tranh sơn thủy trong thi ca xưa, trong những khúc ngâm cổ lại có nét gần gụi, chân thực của cuộc sống hôm nay, có nét phong vị khoáng đạt mà hào hoa rất riêng đậm chất “Quang Dũng”. Đặc biệt bài thơ còn sử dụng thể loại “Cổ phong trường thiên” (một thể loại hành) để những tình cảm, cảm xúc không bị bó buộc mà có thể trải dài theo đầu ngọn bút, hình ảnh thiên nhiên cũng như thế mà trở nên rộng lớn, vô tận. Hình ảnh thơ giản dị, quen thuộc nhưng khi được ứng hiện vào nhau trong sự sắp xếp của Quang Dũng lại đem đến hiệu quả không ngờ. Nếu nói “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc” thì “Tây Tiến” là một dẫn chứng tiêu biểu. Với sự tài hoa trong cách sử dụng và sáng tạo từ ngữ, Quang Dũng khiến người đọc như “ngậm nhạc trong miệng”, như thưởng tranh trong chữ. Bút pháp hiện thực đi liền với lãng mạn đã làm nên vẻ đẹp hào hùng, bi tráng cho những câu thơ. Đó chính là phong vị rất riêng của thơ Quang Dũng: vừa dung dị, vừa bay bổng, không đẽo gọt cầu kì mà mới lạ đến đáng ngạc nhiên!
Thiên nhiên ở đâu cũng đẹp, thơ về trăng-hoa-tuyết-núi-sông thời nào chẳng có. Nhưng sao hình ảnh thiên nhiên trong “Tây Tiến” lại làm ta xao xuyến, khắc ghi vậy? Vì nó là cảnh của tình, của người, của một thời đại hào hùng và vĩ đại...
-Bỉ Ngạn-
Từ cổ chí kim mỗi hình ảnh thiên nhiên: nhành cây, bông hoa, giọt mưa, ánh nắng... đều được sử dụng chất liệu cho mỗi tác phẩm văn học. Những hình ảnh thiên nhiên có khi được sử dụng một cách trực tiếp, có khi lại được mượn hình ảnh ẩn ý để làm biểu tượng. Nhà thơ Quang Dũng cũng đã phác họa bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Tây Tiến” làm một bức phông nền khắc họa hình tượng người lính một cách sinh động. Để cảm nhận bức tranh thiên nhiên các bạn có thể kết hợp việc phân tích bức tranh thiên nhiên với các phương thức như miêu tả giúp bài viết trở nên thuyết phục hơn. Ngoài ra các bạn có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, biểu cảm để có thể thuật dựng bức tranh thiên nhiên sống động hơn. Nhưng các bạn cũng cần phân tích việc bức tranh thiên nhiên giúp làm nổi bật hình tượng người lính Tây Tiến, từ đó nhà thơ muốn gửi gắm điều gì qua tác phẩm và việc xây dựng bức tranh thiên nhiên. Mỗi nhà thơ đều có những cách khác nhau trong việc miêu tả bức tranh thiên nhiên, vì vậy các bạn cũng cần chỉ ra nét riêng độc đáo của nhà thơ Quang Dũng. Sau đây là bài văn giúp các bạn có thêm tư liệu để viết đề bài cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng. Chúc các bạn làm bài thật tốt!

Thiên nhiên trong bài thơ dù thực tế ẩn chưa khá nhiều khó khăn gian khổ thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của người lính nhưng tác giả đã khắc họa lên 1 cách rất nên thơ làm cho tính chất đó giảm đi đáng kể, càng tô thêm vẻ lãng mạng bi tráng của người lính
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 CẢM NHẬN BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TRONG BÀI THƠ “TÂY TIẾN” CỦA QUANG DŨNG
- “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
- Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
- (Chế Lan Viên)
“Tây Tiến” được nhà thơ sáng tác cuối năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi Quang Dũng rời Tây Tiến đi làm nhiệm vụ khác. Cả bài thơ là một nỗi nhớ dài của những kỉ niệm “ Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” . Trong nỗi nhớ “ chơi vơi” ấy người đọc được khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Tây Bắc.
Nếu ai đến với Tây Bắc sẽ không thể nào quên vẻ hùng vĩ và dữ dội của núi rừng nơi đây. Vẻ đẹp ấy đã được nhà thơ Quang Dũng dựng lại trong những hình ảnh thơ đầy độc đáo . Trước hết là thế hun hút của thế đèo cao dốc ngược:
- “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
- Heo hút cồn mây súng ngửi trời
- Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
- “Chiều chiều oai linh thác gầm thét
- Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
- “ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Thiên nhiên Tây Bắc đã lầm nền cảnh làm nổi bật vẻ hào hùng bi tráng của những người lính trên đường hành quân phải trải qua biết bao hiểm nguy thử thách đến từ thiên nhiên.
Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc không chỉ mang vẻ đẹp hùng vĩ , dữ dội mà còn thơ mộng trữ tình với những đường nét mềm mại:
- “ Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
- “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
- “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
- Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
- Có nhớ dáng người trên độc mộc
- Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Thiên nhiên trong cái nhìn của người chiến sĩ Tây Tiến giống như một tác phẩm hội hoạ tuyệt vời. Những nét vẽ táo bạo khoẻ khoắn, ngôn ngữ gân guốc ở đoạn đầu khi phác hoạ núi cao rừng thẳm dữ dội kết hợp với những nét vẽ thật nhẹ nhàng, ngôn ngữ mềm mại, nhịp thơ êm ả thơ mộng khi tả cảnh sông nước miền Tây. Và trên hết, thiên nhiên Tây Bắc chính là phông nền để người lính Tây Tiến hiện lên như những người anh hùng phi thường của sử thi thời chống Pháp. Đó chính là cái tài hoa của ngòi bút Quang Dũng.
-TTT-

Bức tranh thiên nhiên vùng Tây Bắc đã được Quang Dũng vẽ lên thành 1 bức tranh đầy nghệ thuật và thơ mộng làm chúng ta như muốn hòa mình vào đó, vào thiên nhiên cây cối hoa lá
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 PHÂN TÍCH BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TRONG BÀI THƠ “TÂY TIẾN” NGẮN GỌN HAY NHẤT
Thế giới được tạo lập không phải một lần nhưng mỗi lần người nghệ sĩ xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập. Cỏ cây hoa lá vẫn ở đó, vẫn là cuộc sống thường ngày xung quanh ta nhưng sao khi vào những trang thơ, áng văn lại trở nên đẹp đến lạ kì! Hình ảnh thiên nhiên vùng Tây Bắc luôn làm chúng ta bất ngờ như thế qua từng câu chữ của “Tây Tiến”.
Quang Dũng thật hay viết và cũng viết thật hay về nỗi nhớ - nỗi nhớ dấy lên từ những nẻo đường tha hương, nẻo đường cách mạng và kháng chiến, hướng về “cố quận”, về “Xứ Đoài mây trắng lắm”, về một “ngọn Ba Vì mờ xa” và cả cái tên thân thương “Tây Tiến”. Bài thơ được viết năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ nồng nàn với Tây Tiến – đơn vị chiến đầu cũ – cũng là nỗi nhớ núi rừng rải về miền Tây Tổ quốc có vẻ tuyệt kì mà Quang Dũng một thời gắn bó. Không khí lãng mạn rất riêng của những ngày đầu kháng chiến, tư thế dấn thân đầy kiêu hùng, quả cảm của người con Hà Nội hào hoa, đa tình đã được thể hiện đậm nét ở từng câu thơ chưa đầy chất nhạc, chất họa, vừa trang trọng, cổ kính, vừa tươi tắn, trẻ trung.
Mạch thơ chủ yếu là sự đan dệt của kỉ niệm, của những sực nhớ miên man, của những vụt hiện bất ngờ mà ở đó các địa danh có khi chỉ thoáng một dòng tên, có khi chỉ là một điểm nhấn nào đó của kỉ niệm. Còn kỉ niệm bao giờ cũng chan hòa cảnh với người, cùng song hành và đan dệt cả hai mạch: vừa gian khổ vừa thơ mộng:
- “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
- Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Giống như “Tiến quân ca” và mọi khúc quân hành, trong “Tây Tiến”, ta thấy nổi lên hình tượng những con đường. Con đường được kết bằng những địa danh Việt – Lào, đọc lên trầm bổng như ca hát, xa lạ và hiện đại:
- “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
- Heo hút cồn mây súng ngửi trời
- Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Có những khi, thiên nhiên lại hiện lên thật hùng vĩ và dữ dôi:
- “Chiều chiều oai linh thác gầm thét
- Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.
Những câu thơ tiếp theo là hình ảnh thiên nhiên miền sơn cước tuyệt đẹp:
- “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
- Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
- Có thấy dáng người trên độc mộc
- Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Thiên nhiên còn là nơi bao bọc, yêu thương, nơi để trở về của con người:
- “Áo bào thay chiếu anh về đất
- Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Phần “vĩ thanh” của “hành” “Tây Tiến” gồm bốn câu muốn tiếp tục cuộc hành trình của kí ức vượt lên theo dấu chân đoàn quân lừng tiếng:
- “Tây Tiến người đi không hẹn ước
- Đường lên thăm thẳm một chia phôi
- Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
- Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
Thiên nhiên trong thơ “Tây Tiến” có nét đẹp của những bức tranh sơn thủy trong thi ca xưa, trong những khúc ngâm cổ lại có nét gần gụi, chân thực của cuộc sống hôm nay, có nét phong vị khoáng đạt mà hào hoa rất riêng đậm chất “Quang Dũng”. Đặc biệt bài thơ còn sử dụng thể loại “Cổ phong trường thiên” (một thể loại hành) để những tình cảm, cảm xúc không bị bó buộc mà có thể trải dài theo đầu ngọn bút, hình ảnh thiên nhiên cũng như thế mà trở nên rộng lớn, vô tận. Hình ảnh thơ giản dị, quen thuộc nhưng khi được ứng hiện vào nhau trong sự sắp xếp của Quang Dũng lại đem đến hiệu quả không ngờ. Nếu nói “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc” thì “Tây Tiến” là một dẫn chứng tiêu biểu. Với sự tài hoa trong cách sử dụng và sáng tạo từ ngữ, Quang Dũng khiến người đọc như “ngậm nhạc trong miệng”, như thưởng tranh trong chữ. Bút pháp hiện thực đi liền với lãng mạn đã làm nên vẻ đẹp hào hùng, bi tráng cho những câu thơ. Đó chính là phong vị rất riêng của thơ Quang Dũng: vừa dung dị, vừa bay bổng, không đẽo gọt cầu kì mà mới lạ đến đáng ngạc nhiên!
Thiên nhiên ở đâu cũng đẹp, thơ về trăng-hoa-tuyết-núi-sông thời nào chẳng có. Nhưng sao hình ảnh thiên nhiên trong “Tây Tiến” lại làm ta xao xuyến, khắc ghi vậy? Vì nó là cảnh của tình, của người, của một thời đại hào hùng và vĩ đại...
-Bỉ Ngạn-