Cảm nhận về đoạn văn sau:" Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá... tan xác ở khuỷnh sông dưới"

Cảm nhận về đoạn văn sau:" Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá... tan xác ở khuỷnh sông dưới"

Đề bài: Cảm nhận về đoạn văn sau :" Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá... tan xác ở khuỷnh sông dưới". Qua đó nêu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

“Người lái đò Sông Đà” là một trong những thiên tùy bút thể hiện khá trọn phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu một đoạn trích tiêu biểu: " Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá... tan xác ở khuỷnh sông dưới" để làm nổi bật điều đó.

Nguyễn Tuân như một nhà văn được sinh ra cho thể tùy bút. Với tùy bút, ông như cá gặp nước, thỏa sức vẫy vùng, thoải mái bộc lộ cái tôi nghệ sĩ đầy bản lĩnh và giàu cá tính. Trong điều kiện phát triển của văn học Việt Nam một thời, cũng chính tùy bút giúp Nguyễn Tuân có điều kiện “săn sóc” hơn đến phẩm chất nghệ thuật thực sự của các trang viết, giúp chúng vượt thoát được phần nào sự nô lệ vào hiện thực phản ánh, sự cố công đuổi theo hiện thực trong mặc cảm “trang viết nhợt nhạt hơn trang đời”. Nguyễn Tuân, với các tác phẩm độc đáo, giàu tính thẩm mĩ của mình, ông đã góp phần làm danh giá cho thể tùy bút, khẳng định những phẩm chất riêng, ưu thế riêng của thể loại này. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, có không ít lần người ta thấy đồ vật được tôn lên thành một nhân vật trung tâm, thu hút sự chú ý chủa nhà văn. “Người lái đò Sông Đà” cũng là một trường hợp như vậy. Bên cạnh nhân vạt đích thực là người lái đò, ta còn thấy có nhân vật sông Đà, đặc biệt là vẻ đẹp của nó được thể hiện qua đoạn: “Hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác… tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Từ đó làm nổi bật thêm nét phong cách Nguyễn Tuân. Sau đây là bài văn mẫu phân tích các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt!

song-da.jpg

Hình ảnh sông Đà

BÀI VIẾT PHÂN TÍCH ĐOẠN “HÙNG VĨ CỦA SÔNG ĐÀ KHÔNG CHỈ CÓ THÁC… TAN XÁC Ở KHUỶNH SÔNG DƯỚI” ĐỂ LÀM NỔI BẬT PHONG CÁCH NGUYỄN TUÂN
Một người nghệ sĩ tài năng là một nhân cách “xấc xược” muốn tranh quyền tái tạo với tạo hóa. Anh ta không chịu hạ mình nói những cái người khác đã nói, tả những điều người khác đã tả mà muốn “tạo lập” ra một thế giới riêng mang màu sắc của mình. Nguyễn Tuân là một nhà văn như thế. Có thể thấy rõ được phong cách Nguyễn Tuân qua đoạn văn trích “Người lái đò Sông Đà”:

“Hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác…. mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”

Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” là kết quả viên mãn của chuyến đi thực tế ở vùng Tây Bắc để tìm “chất vàng mười” của thiên nhiên và con người. Nguyễn Tuân được coi là một định nghĩa sống về “người nghệ sĩ” trong “cái râu cái tóc ông chẳng giống ai” đến ý thức trách nhiệm với nghề, ý thức sáng tạo. Và một sự độc đáo đã đi tìm cái độc đáo. Đó là Nguyễn Tuân với tập bút kí “Sông Đà”. Ông đến với sông Đà như một người bạn tương đắc. Sự dữ đã dội, mãnh liệt và thơ mộng tuyệt vời của nó thu hút ông hết sức mạnh mẽ. Ngòi bút của ông như nở hoa. Ông đã được thỏa chí tung hoành trong mội trường của chính mình.

Toàn bộ đoạn văn đã dựng lên bức tranh hùng vĩ, tráng lệ về Đà giang. Đó là vẻ đẹp nơi vách đá bờ sông với “vách thành”. “Vách thành” chứ không phải là “thành vách” bởi “vách thành” mới chính là vách đá kiên cố, đồ sộ, uy nghiêm, chứa đầy kỉ bí mật của thành cao hào sâu. Lê Đạt từng chia sẻ: “Tôi tôn trọng những nhà văn sinh sự với văn chương để tạo ra sự sinh của ngôn ngữ”. Nguyễn Tuân chính là người như thế. Ở vách thành ấy, đúng ngọ mới có mặt trời, giữa mùa hè mà cũng thấy lạnh. Lạnh bởi khi đá sắc như dao, hay vì dưới chân toàn là nước, hơi nước bị cầm tù ngàn năm dưới núi đá mà sinh âm u? Câu thơ tạo nên cảm giác gai ghê, ớn lạnh như đang lạc vào một trận đồ át quái của sông nước Đà giang khúc thượng nguồn. “Đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” càng tô thêm cảm giác lạnh lẽo, tối tăm như chưa có hơi ấm của sự sống.

Vẻ đẹp hùng vĩ sông Đà còn được tô lên bằng ghềnh thác sông Đà. Câu văn “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy.” với nhịp nhanh, sử dụng một loạt những động từ mạnh và điệp từ gợi lên sự dữ dội đến hung bạo của con sông. Lũ cuồng quân đang gọi nhau ca khúc cuồng ca còn sông Đà như người phù thủy điều khiển lũ âm binh để làm khó người đi qua đó.

Và cuối cùng là vẻ đẹp hùng vĩ qua hình ảnh của những chiếc hút nước. Hình dạng của chúng rất đa dạng từ giếng bê tông, hay cửa cống cái; âm thaanh: “kêu như cống cái bị sặc”, tưởng như có một thủy quân tham lam đang nuốt trọn con mồi quá khổ. Sức hủy diệt của nó làm cho những bè gỗ khỏng lồ, con thuyền lanh lợi dễ dàng trở thành miếng mồi ngon của nó, huống chi là con người.

Nguyễn Tuân bao giờ cũng thế: sống hết mình với những gì được ông mô tả. Sự vật có được hiện lên với đầy đủ đặc tính, “khí chất” của nó thì văn mới lên hết chất “Nguyễn” và ngược lại, văn càng lên chất “Nguyễn” thì sự vật càng nổi hình, nổi nét, cựa quậy, xôn xao. Người nghệ sĩ ấy luôn quan niệm rằng: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp các hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường” (Thạch Lam) nên ông luôn nhìn sự vật hiện tượng dưới góc độ văn hóa thẩm mĩ, nhìn con người dưới góc độ tài hoa nghệ sĩ. Đặc biệt, ông không ưa những màu nhàn nhạt, không thích cái đẹp lưng chừng. Tất cả đối tượng của Nguyễn Tuân đều là những tính cách phi thường, phong cảnh tuyệt mĩ. Đã hùng vĩ phải đến kì vĩ, hung bạo phải đến tuyệt đỉnh. Tất cả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, uyên bác và vốn từ vựng phong phú, cách sử dụng và sáng tạo ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Tuân. Chính vì thế ông đã lựa chọn thể loại tùy bút. Lối văn tùy bút phóng túng, miên man, bất tận với nhiều so sánh độc đáo, táo bạo, đầy chủ quan nhưng lại hết sức có lí. Cảm thức ngôn ngữ của Nguyễn Tuân cực kì nhạy bén khi liên tiếp sử dụng những từ chỉ thời gian như: “đã thấy, rồi lại, thế rồi…” cùng những so sánh tuyệt đối chính xác để truyền tới tâm trạng chờ đợi phấn khích, căng thẳng và cảm giác mạnh mẽ trước một không gian đột ngột mở òa ra rất hùng tráng. Với độc giả, khi chưa đọc hết đoạn văn, khi chưa “thấy” hết những gì sẽ tuần tự hiện lên với những con chữ, họ đã được nhà văn tạo trước cho một cảm giác toàn khối hết sức gần gũi hiện thực. Điều cốt lõi của tính tạo hình trong văn Nguyễn Tuân chính là chỗ đó.

Văn học nằm ngoài quy luật băng hoại của thời gian chính bởi vì nó không chấp nhận những thứ sao chép giản đơn hay lặp lại. Luôn làm mới mình, làm đẹp mình và độc đáo mới giúp cho nghệ thuật tồn tại, như cách mà những tác phẩm Nguyễn Tuân còn bên bạn đọc đến ngày nay.

-Hương Đoànn-vfo.vn
 
  • Chủ đề
    người lái đò sông đà sông đà
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,844
    Bài viết
    467,736
    Thành viên
    339,892
    Thành viên mới nhất
    Tình Yêu Gen Z
    Top