Đánh giá HIS R7 370 IceQ X² OC 2GB, đồ họa tầm trung giá mềm

HIS R7 370 IceQ X² OC 2GB thuộc phân khúc đồ họa tầm trung với thiết kế dựa trên nhân đồ họa Radeon R7 370 của AMD. Về cơ bản thì R7 370 là phiên bản được làm mới từ Radeon R9 270 với nhiều điểm tương đồng về thông số kỹ thuật, sử dụng kiến trúc đồ họa Graphics Core Next (GCN) 1.0, công nghệ âm thanh True Audio và tương thích hoàn toàn với thư viện đồ họa DirectX 12 có sẵn trong Windows 10.


Xét về hiệu năng, mẫu GPU này thấp hơn một chút so với R9 370X thuộc nhóm cuối của phân khúc tầm trung. Tuy nhiên xét giữa tỷ lệ hiệu năng và giá (khoảng 3,7 triệu đồng) thì HIS R7 370 IceQ X² OC 2GB vẫn là một trong các lựa chọn hấp dẫn, phù hợp với đa số người dùng. Kết quả thử nghiệm thực tế cho thấy sản phẩm hoàn toàn đủ sức giúp game thủ trải nghiệm những cuộc phiêu lưu, hoặc tham gia vào một trận đấu gay cấn ở độ phân giải 1080p với chất lượng đồ họa cao nhất.


Ưu điểm


- Tỷ suất hiệu năng/giá cao.
- Hiệu năng tốt, chơi game Full HD với chất lượng đồ họa cao nhất.
- Tản nhiệt IceQ X² hoạt động hiệu quả.


Khuyết điểm


- Mức tiêu thụ điện năng cao.


Thiết kế


Như đề cập trên, HIS R7 370 IceQ X² OC 2GB (gọi tắt HIS R7 370) dựa trên nhân đồ họa Radeon R7 370 và được ép xung nhẹ khi xuất xưởng nên xung nhịp có thể đạt đến 1.000 MHz ở chế độ OC, tức cao hơn khoảng 3% so với mức mặc định 975 MHz của phiên bản tiêu chuẩn AMD công bố. Card cũng trang bị 2GB GDDR5 với xung nhịp (mem clock) 1.400 MHz và giao tiếp bộ nhớ 256 bit.


Về kích cỡ, HIS R7 370 sử dụng chuẩn full length và chiếm hai khe gắn card mở rộng nên dễ dàng nâng cấp khi cần ghép nối đa card đồ họa theo công nghệ AMD Crossfire. Các ngõ xuất tín hiệu hình ảnh gồm DVI, HDMI 1.4a và ngõ DisplayPort, kết hợp cùng công nghệ Eyefinity cho phép xuất tín hiệu ra ba màn hình khác nhau hoặc kết hợp để hiển thị hình ảnh độ phân giải lên đến 4.096 x 2.160 pixel (4K support) khi chơi game, trình chiếu phim ảnh hoặc làm việc với nhiều ứng dụng cùng lúc.


R7 370 cũng được trang bị bộ tản nhiệt đặc trưng IceQ X² với 2 quạt làm mát loại 86 mm cùng 5 ống heatpipe dẫn nhiệt cỡ lớn, giúp hệ thống hoạt động êm hơn và giảm lượng điện năng tiêu thụ. Cụ thể trong phép thử đồ họa 3DMark và game, nhiệt độ cao nhất của GPU chỉ dao động ở mức 61 độ C, tức thấp hơn đáng kể so với 81 độ C của mẫu card nguyên bản AMD Radeon R9 270X.


Cấu hình thử nghiệm


Để đánh giá sức mạnh của HIS R7 370 IceQ X² OC, mình sử dụng cấu hình thử nghiệm xây dựng trên nền tảng AM3+ với bo mạch chủ Gigabyte 990FXA-UD3, CPU AMD FX-8730, RAM Kingston HyperX DDR3 8GB, bus 2.400MHz, SSD Corsair Force GS 240GB và nguồn SilverStone Strider Plus 1000W.


h3ttFNO.jpg



Bên cạnh những công cụ quy chuẩn đánh giá tổng thể hiệu năng là 3DMark 11 và Heaven Benchmark 4.0, mình cũng sử dụng một số tựa game như DiRT 3, Alien vs. Predator, Tom Raider và Thief để thấy cách thức card đồ họa dựng hình như thế nào. Card được thiết lập để ở chế độ hiệu năng cao thay vì yên tĩnh.


Chi tiết kết quả thử nghiệm


Kết quả tổng thể cho thấy hiệu năng HIS R7 370 đủ để chinh phục tất cả phép thử theo kịch bản xây dựng ở độ phân giải Full HD cùng mức thiết lập đồ họa cao nhất. Việc đẩy xung nhịp GPU cao hơn so với tiêu chuẩn AMD công bố cũng giúp cấu hình thử nghiệm đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên vẫn thấp hơn một chút so với mẫu card nguyên bản AMD R9 370X và Gigabyte GV-N950WF2OC-2GD (GTX 950) trong hầu hết phép thử.


IEvYWOr.jpg



yyWs8mM.jpg



Chẳng hạn trong phép thử đồ họa 3DMark Fire Strike, hệ thống đạt 5.315 điểm Graphics, CPU đạt 7.618 điểm và hiệu năng tổng thể là 4.786 điểm. Xét riêng về điểm đồ họa thì HIS R7 370 thấp hơn khoảng 14,6% so với AMD R9 370X và khoảng 22,1% so với GV-N950WF2OC-2GD của Gigabyte.


K4fbu7H.jpg



Tương tự với Heaven Benchmark, một phép thử có khá nhiều nét tương đồng với 3DMark nhưng nhấn mạnh công nghệ Tessellation trong DirectX 11, HIS R7 370 đạt 23,9 fps (khung hình/giây) cả chế độ Ultra với thiết lập đồ họa Extreme trong khi khả năng xử lý của AMD Radeon R9 270X đạt 27,8 fps.


Với các game thử nghiệm, mẫu card đồ họa của HIS vẫn đạt kết quả tốt, đủ sức giúp bạn trải nghiệm những cuộc phiêu lưu, hoặc tham gia vào một trận đấu gay cấn ở độ phân giải 1080p với chất lượng đồ họa cao nhất, tuy nhiên vẫn chưa đạt đến con số 60 fps, ngưỡng tối ưu mà game thủ hướng đến.


TY5XbTj.jpg



U6bsL7K.jpg



UiiN7fY.jpg



tNXBV9T.jpg



Cụ thể với Alien vs. Predator đạt 54,1 fps, Tomb Raider - dòng game được phát triển một phần dựa trên công nghệ AMD Gaming Evolved đạt 45,2 fps và cuối cùng là Thief 4, một tượng đài trong thể loại stealth action đạt 38,8 fps với chất lượng đồ họa Very High.


Điện năng tiêu thụ


Kiểm tra công suất tiêu thụ của cấu hình thử nghiệm (không bao gồm màn hình) qua phép thử đồ họa 3DMark, công suất hệ thống được ghi nhận qua phần mềm Logger Lite trong môi trường văn phòng, nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C.


65Yf1RD.jpg



FJRnHRB.jpg



Ở chế độ không tải, card hoạt động rất êm gần như không nghe được tiếng ồn của quạt tản nhiệt. Mức công suất tiêu thụ của cấu hình thử nghiệm là 86,7W, tính theo trị số trung bình cộng, thấp hơn so với cấu hình thử nghiệm AMD Radeon R9 270X.


WKNtqp3.jpg



lECJdef.jpg



Tương tự trong phép thử đồ họa 3DMark và chơi game, nhiệt độ GPU dao động ở mức 61 độ C và hệ thống ngốn đến 268,1W (tính theo trị số cao nhất).
 

meo1725

✩✩
tính ra mua con R7 370 này ngon hơn mua con R9 370X nhỉ? giá cả phải chăng hơn :D
 

Thống kê

Chủ đề
102,816
Bài viết
470,649
Thành viên
340,597
Thành viên mới nhất
boohung1211
Top