Hình ảnh động đất tại Hà Nội - Dân chạy toán loạn

Khoảng 21h, cư dân nhiều khu nhà cao tầng ở Hà Nội hốt hoảng vì rung lắc. Nhiều người ở các tầng cao vội vàng chạy xuống đất.

may-do-dong-dat.jpg

21h tối 24/3, chị Lan (khu đô thị Văn Quán, Hà Nội) cùng cả cư dân đơn nguyên 8B nơi chị hốt hoảng chạy xuống sân vì cảm nhận thấy rung lắc. Trốn dưới gầm bàn, anh Thành ở Ciputra cho biết, tòa chung cư anh rung lắc mạnh khiến cả nhà hốt hoảng. “Tranh ảnh treo trên tường thì lắc lư trong khi người tôi đứng không vững”, anh Thành nói.

Còn anh Hoàng Văn Tuấn, nhà ở Yên Sở lúc hơn 21h đang đọc báo thì có cảm giác bị chóng mặt. Anh nhìn xung quanh thấy cửa nhà bị lắc nhẹ trong khoảng 10s. "Không biết các nơi khác có bị không. Cả gia đình tôi đều cảm nhận được sự rung lắc của nhà", anh chia sẻ.

Chị Nguyễn Xuân Quỳnh, ở Hà Nội cũng cho hay: "Lúc 21h15, khi tôi đang làm việc trong phòng thấy bàn làm việc rung rung tưởng mình hoa mắt đứng dậy nhưng không phải. Tôi chạy ra phòng ngoài nơi các con đang xem TV không để ý nhưng thấy con cá tài phát trong bể cá chạy loạn xạ. Tôi kịp thời trấn tĩnh lại và biết đó là động đất. Dư chấn chỉ trong vòng 7-10s rung độn nhẹ. Mọi người chạy ra khỏi phòng xuống dưới đất. Tôi vẫn ở trên nhà vì biết rằng nó cũng sẽ qua rất nhanh và không muốn trẻ con bị sợ. Tôi tin chắc một vài nơi cũng có những rung động như vậy. Hy vọng những ngôi nhà cao tầng ở Việt Nam cũng đã chuẩn bị những phương án cho động đất xảy ra ở Việt Nam".

Theo ghi nhận của VnExpress, người dân trên nhiều tòa nhà cao tầng ở Hà Nội đều cảm nhận thấy động đất lúc ngoài 21h tối nay. Có người chỉ ở tầng 3 cũng cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Nhiều gia đình vội vàng mang chăn chiếu xuống đất, thậm chí một số người còn chui vào ôtô cho an tâm.

Không chỉ ở Hà Nội, một số người dân Hậu Lộc (Thanh Hóa), Hải Dương cũng phản ánh họ cảm nhận rõ cảm giác của động đất.

Trao đổi với VnExpress, ông Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm cảnh báo động đất và sóng thần xác nhận, một trận động đất mạnh tới 7 độ Richter xảy ra ở Chiềng Mai (Thái Lan) lúc 20h55.

“Với những gì người dân cảm nhận được, động đất lan tới Hà Nội mạnh khoảng cấp 4 theo thang MSK”, ông Minh nói.

Theo thang đo cấp động đất MSK-64, cấp 4 là cấp động đất nhận thấy rõ. Nhiều người nhận biết động đất, cửa kính có thể kêu lạch cạch.

Sau nửa giờ xảy ra chấn động, nhiều người dân Hà Nội vẫn chưa dám trở về nhà.

Nguyễn Hưng

Video động đất tại Hà NỘi
 
Sửa lần cuối:
  • Chủ đề
    2011 cho chuẩn bị chung cư của hay hình ảnh hình ảnh động đất hóa mọi một số phá phát song than thành thể tin trong văn video động đất việt nam với động đất động đất hà nội đứng dậy
  • Ðề: Hình ảnh động đất tại Hà Nội - Dân chạy toán loạn

    mong sao cảnh động đất này đừng có ở bạc liêu
     

    Lê Minh

    ✩✩✩✩
    Ðề: Hình ảnh động đất tại Hà Nội - Dân chạy toán loạn

    Động đất giữa Hà Nội, người dân náo loạn
    Khoảng 21 giờ tối nay, 24/3, hàng trăm người dân sống ở các chung cư cao tầng thuộc khu vực phố Vọng, Linh Đàm, Vincom, Hacinco và cả khu Hà Đông... đã được một phen hoảng loạn khi thấy nền nhà rung chuyển do một cơn địa chấn khá rộng.


    dong_dat_ha_noi.jpg

    Vừa phải chứng kiến những hình ảnh tan hoang của nước Nhật sau thảm họa động đất và sóng thần, nên việc xuất hiện chấn động tại Hà Nội thật sự đã làm cho khá nhiều người hoảng sợ. "Tôi đang nằm xem TV thì thấy bóng đèn trên đầu mình đột nhiên chao đảo, chiếc ghế tôi ngồi cũng rung lên bần bật khoảng 30 giây đồng hồ. Vợ tôi từ trong bếp chạy ra mặt tái mét lắp bắp: 'Động đất à?'. Thế rồi cả nhà lao ra ngoài cửa, chạy cầu thang bộ từ tầng 14 xuống mặt đất", bác Quang, người dân ở tòa nhà 29 phố Vọng kể trong tiếng thở gấp do vừa phải vận động mạnh.


    t536157.jpg

    Cư dân mạng ngay lập tức cập nhật tình hình
    Trên đoạn đường phố Vọng cách khu vực chung cư kể trên vài trăm mét, cảnh tượng trở nên nhốn nháo sau khi hàng trăm người dân vừa chạy vừa la hét, rất nhiều người bố bế con, bà dắt cháu mặt tái mét đi quanh để tìm xem người thân của mình có xuống đất kịp hay không. "Lúc đó tôi chỉ biết bế con gái chạy thật nhanh xuống đất, không rõ bố tôi bế cậu con trai chạy theo hướng nào", anh Lực, một người "chạy nạn" cho biết.
    Nguyễn Thị Huệ, ở tại tầng 10, tòa nhà 17 tầng trong làng sinh viên Hacinco kể lại: "Khoảng hơn 9h tối một chút, em đang ngồi trên giường tầng 2 thì thấy rung rung, lúc đó em tưởng bạn ở tầng dưới đùa làm rung giường em. Nhưng rồi thấy tiếp tục rung, em quay xuống thì mọi người cũng đang hốt hoảng, cứ như thế, khung cảnh xung quanh rung khoảng 1 phút thì chúng em hét lên".
    Ngay sau đó, các bạn sinh viên ở phòng bên cạnh Huệ chạy ùa ra và bảo: "động đất". Thế nhưng, cô sinh viên này, dù rất sợ nhưng vẫn ngồi trong phòng, khoảng 10 phút sau thì không còn thấy rung nữa.
    "Thực sự thì lúc đó chúng em sợ lắm, hét ầm ĩ lên, nhưng chạy xuống dưới thì đông quá vì mọi người ai cũng đổ xô ra. Em nghĩ, thôi chết thì chết, ở trong phòng cũng chết" - Huệ kể.
    21h30, chị Nguyễn Thủy, ở tòa nhà 17 tầng khu đô thị Đền Lừ vẫn đang phải đi ở nhà nghỉ cách đó không xa vì không dám quay trở lại tòa nhà mình đang ở. Chị Thủy cho biết người dân ở cùng tòa nhà đã chạy hết ra bên dưới vì sợ. Chị Thủy vì con nhỏ, chồng đi vắng, sau khi gọi điện cho bạn bè thì đã yên tâm hơn, nhưng vẫn quyết định lên thuê nhà nghỉ để ở. Đa số người dân ở cùng tòa nhà của chị Thủy đã "tùy nghi di tản" vì sợ ở lại tòa nhà cao tầng thì càng gặp nguy hiểm khi có động đất
    21h40, nhiều thông tin về động đất ở các khu vực tại Hà Nội được đăng lên các trang mạng xã hội, qua đó, mọi người mới biết nhiều nơi tại Hà Nội đã xảy ra rung lắc nhà cửa như Láng Hạ, Hạ Đình, Mai Động, Mỹ Đình....
    NHÓM PHÓNG VIÊN

    Theo Bưu điện Việt Nam
     

    Lê Minh

    ✩✩✩✩
    Ðề: Hình ảnh động đất tại Hà Nội - Dân chạy toán loạn

    (Dân trí) - Cư dân sống tại nhiều toà nhà cao tầng tại Hà Nội có một phen chạy tán loạn vào lúc 21h đêm nay. Rung chấn cấp 3 - 4 khiến nhiều người đã trải qua cảm giác “đung đưa” với vẻ mặt đầy hốt hoảng…

    *Ấn F5 tiếp tục cập nhật...

    128hn22432011.jpg

    Người dân ở khu cao tầng đổ xuống sân khi cảm nhận dư chấn lúc 21 giờ tối nay 24/3. (Ảnh: otofun)

    Chị Ánh Tuyết, một người đang sống tại tầng 22 nhà CT1 khu đô thị Xa La - Hà Đông cho biết, lúc đó vào khoảng 21h, chị đang soi gương bỗng cảm nhận chiếc gương… chuyển động. “Mẹ ơi! Sao chiếc gương lại rung rung thế này”, chị Tuyết quay về phía mẹ.

    Mẹ chị Tuyết thời điểm đó cũng thấy mình như đang nghiêng ngả. Người em gái chị Tuyết đang ốm nằm trên giường cũng bỗng thấy giường đung đưa… Nghe mọi người í ới gọi nhau vang động ngoài cầu thang, 3 mẹ con chị vội vàng lao ra ngoài.

    Một người phụ nữ sống trên một tầng so với nhà chị Ánh Tuyết thì cho biết, thời điểm đó bà thấy bỗng nhiên mọi thứ như đang quay. “Tôi bảo mình đang ở nhà mà sao thấy chao đảo như đang đi máy bay”. Một người đàn ông khác cùng tầng 23 của toà nhà kể, chiếc đèn chùm nhà anh đung đưa ngay trước mắt anh.

    894ddat1.jpg

    Nét mặt thảng thốt vẫn hiện hữu sau nhiều phút ra khỏi toà nhà (Ảnh: Kim Tân)
    Sau khoảnh khắc giật mình nhiều người đã chạy ra ra ngoài và di chuyển xuống tầng dưới. Tiếng chân người chạy rầm rập tại cầu thang bộ. Tiếng người í ới gọi nhau hoà cùng tiếng di chuyển làm cả toà nhà trở nên náo động.
    Nhiều gia đình có trẻ còn rất nhỏ cũng vội vàng đưa các cháu xuống mà không kịp mặc đồ ấm.

    Tại toà nhà CT2 khu đô thị Xa La, anh Đức Hải đang sống tại tầng 10 cho biết, thời điểm đó anh thấy cửa, rèm rung chuyển. Anh Hải thấy “choáng” và nghĩ có thể mình bị cao huyết áp. Nhưng ngay lúc đó, bên ngoài cầu thang, nhiều người chạy toán loạn, thậm chí có người hoảng hốt không kịp đi dép.
    Phần nhiều các hộ gia đình đều chạy nhanh theo đường cầu thang bộ xuống tầng 1. Không ít người đã chạy xuống sân của toà nhà vẫn không giấu được vẻ hoảng hốt. Một số người cho biết, vẫn còn cảm giác đau đầu và đôi chút "choáng" sau khi đã xuống sân khá lâu.
    Sau một khoảng thời gian “định thần” có gia đình đã bắt taxi đến nhà người thân có nhà thấp tầng ở nơi khác để tạm trú đêm nay.

    Bạn Kim Dung, quê ở Điện Biên, hiện tạm trú ở Linh Đàm cho hay: "Nhà em ở tầng 1 thấy tự nhiên thấy mấy cái túi treo lắc lư, nhìn ra ngoài cửa thấy hơi run, nên ngồi im, định thần lại hóa ra là động đất. Ở Điện Biên nhà em cũng bị, gia đình gọi điện thoại nói ở đấy bị tận 2 trận, mọi người chạy ra ngoài hết".

    Chị Đào Thị Đạt nhà ở tầng Chung cư cao tầng Trung Yên 1 cho biết, đang ngồi trong nhà tự nhiên thấy đồng hồ treo tường đu đưa, đồ trên bàn rung lắc. “Ban đầu cô thấy chóng mặt tưởng mình bị bệnh nhưng sau đó, mọi người trong chung cư náo loạn và đổ xô ra cầu thang chạy thoát thân”, chị Đạt nói.
    Thang máy tại các toà nhà Trung Yên quá tải, hàng trăm người, lớn bé, già trẻ tranh nhau chạy xuống bằng cầu thang bộ, trên tay không quên vác theo những đồ quan trọng. Đám trẻ con được bố mẹ bế sơ tán khẩn xuống dưới chân tòa nhà cũng hoảng sợ kêu khóc gây nhốn nháo cả khu đô thị.
    “Đã 73 tuổi mà không hiểu bằng cách nào mà chạy bộ từ tầng 9 xuống tận đây mà còn chen lấn xô đẩy được với bọn trẻ. Tưởng lần này là chết rồi đấy chứ. Nghĩ đến cảnh Việt Nam cũng như Nhật Bản mà rùng cả mình”, bà Minh Trí, trú tại toà nhà Khu đô thị Dịch Vọng - khu vực Cầu Giấy vẫn còn thở hổn hển nói.
    Trong khi đó, một số người nghe Đài tiếng nói Việt Nam cho biết, nhà đài đưa tin rằng Việt Nam chịu dư chấn từ động đất tại Myanma - Thái Lan. Người dân hoang mang nhìn nhau, không ai dám vào nhà.
    Trẻ em đừng lâu dưới trời lạnh chỉ mặc manh áo mỏng trong nhà nên co ro vì rét. Nhiều người không chịu được lạnh tập trung tại sảnh tầng một nghe ban quản lý toà nhà phổ biến một số thông tin, cách thức ứng phó khi xảy ra sự cố. Sảnh tầng một rất đông nhưng hầu hết mọi người không ai dám về nhà. Một số gia đình chạy vội, cửa chưa khoá chỉ kịp cắt cử người lên kháo cửa rồi lại chạy xuống, đề phòng có biến động gì là có thể chạy ngay ra ngoài.

    Bạn đọc Hà Phạm gửi thông tin rất nhanh tới tòa soạn và cho biết: “Vào hồi 21h 15 phút ngày 24/3, người dân trong các khu nhà B3A, B3B, B3C và B3D khu đô thị Nam Trung Yên, Hà Nội được một phen hoảng hốt khi đang ngồi xem tivi thì đồ đạc trong phòng rung dữ dội. Những thứ trong nhà từ bể cá đến ti vi đều lay động. Ngay lập tức rất đông người đã chạy ùa ra ngoài”.

    Anh Nam nhà ở tầng 16, tòa nhà sông Đà kể lại cùng PV Dân trí, động đất làm rung chuyển tòa nhà trong khoảng 10 giây, đồ đạc rơi tứ tung, cả khu chung cư chạy tán loạn xuống hết xuống đất, Nhiều người vác cả chiếu xuống nằm ở dưới, không dám lên nhà nữa. Theo nhiều nguồn tin từ các độc giả Dân trí gọi đến tòa soạn thì dư chấn họ cảm nhận được cũng xảy ra ở khu N06, chung cư Dịch Vọng, Cầu Giấy, Ngọc Khánh, Tây Hồ, Chùa Bộc, Thái Thịnh, Pháp Vân, Ngã Tư Sở, Văn Quán - Hà Đông, Thụy Khuê, Lĩnh Nam...

    ddat2.jpg

    Sau một lúc lâu, không ít người vẫn thấy đầu “choang choáng” (Ảnh: Kim Tân)


    Ngay sau khi có dư chấn, thành viên các diễn đàn Otofun.net, VOZForum đã lập những thread cập nhật về động đất. Rất nhiều khu vực được các thành viên thông báo có thấy rung lắc và người cảm thấy choáng: Trung Yên, Trung Hòa - Nhân Chính, Mỹ Đình, Định Công, Linh Đàm, Bạch Mai, Minh Khai, Quỳnh Mai, Trung Tự, Liễu Giai, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Bách Khoa, Nguyễn An Ninh, Ấu Triệu,...​

    Theo Viet nam +, ngay sau trận động đất trên, Tiến sỹ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng phụ trách (Viện Vật lý Địa cầu, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, một trận động đất có cường độ lên tới trên 7 độ Richter đã xảy ra tại Thái Lan.

    Tại Hà Nội, chúng ta đã phải chịu đợt rung chấn cấp 3-4.

    Cũng theo ông Minh, với cường độ trên 7 độ Richter, ở Thái Lan sẽ phải chịu thiệt hại khá nặng nề.

    Một số người tại tòa nhà cao tầng cho biết họ đột nhiên cảm thấy hơi choáng váng, rồi thấy mọi thứ chao đảo và rung lắc nhẹ. Cơn rung lắc đã diễn ra liên tiếp hai lần.

    *Dân trí tiếp tục cập nhật...

    Nhóm PV
     

    Lê Minh

    ✩✩✩✩
    Ðề: Hình ảnh động đất tại Hà Nội - Dân chạy toán loạn

    'Chấn động ở Hà Nội có liên quan tới động đất Nhật Bản'

    Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, chấn động ở Hà Nối tối 24/3 là hệ quả của chuỗi tác động từ sau trận động đất mạnh 8,9 độ richter ở Nhật Bản.

    - Ông đánh giá thế nào về trận động đất hôm 24/3 tại Myanmar?

    - Trận động đất này nằm trên đứt gãy Miến Điện - Vân Nam (Trung Quốc), chảy xuống biên giới Lào - Thái. Đứt gãy này hoạt động khá mạnh, có thể gây ra động đất 7-7,5 độ richter. So sánh về cường độ, trận động đất này mạnh hơn cả đứt gãy hoạt động mạnh nhất của Việt Nam (ở vùng Sơn La, Sông Mã, Lai Châu) vốn chỉ có thể gây động đất mạnh 6,5-7 độ richter.

    - Liên tiếp trong vài ngày, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ gần Việt Nam như Philippines, Đài Loan, Myanmar xảy ra động đất mạnh. Tiến sĩ có thể lý giải về điều này?

    - Tôi cho rằng đây là hệ quả của trận động đất tại Nhật Bản hôm 11/3. Trận động đất này xảy ra sau một quá trình tích lũy năng lượng khi mảng Bắc Mỹ chuyển động chui xuống phía dưới mảng Thái Bình Dương. Sự dịch chuyển của mảng địa tầng trong trận động đất 8,9 độ richter này đã đâm sâu vào vỏ trái đất. Vụ va chạm có thể ví như một cú đấm, gây chấn động khắp vỏ trái đất.

    Hệ quả của vụ va chạm này có tác động kích thích đối với quá trình tích lũy năng lượng tại một số đới đứt gãy. Chu kỳ động đất ở các khu vực phát sinh động đất vì thế có thể được đẩy nhanh vài chục năm. Thế nên tại Đài Loan, Philippines ngày 20/3 xảy ra động đất mạnh 5,9 độ richter và Myanmar là 6,8 độ richter hôm 24/3. Có thể không nếu không có trận động đất ở Nhật Bản, các trận động đất đó vẫn xảy ra, nhưng không phải tại thời diểm này.

    Trong vài tháng tới, những trận động đất có mức độ vừa phải cỡ 5 độ richter hoặc hơn vẫn có thể xảy ra với tần suất dày ở nhiều nơi trên thế giới.

    ban-do-dong-dat.jpg

    Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Xuyên, trận động đất khủng khiếp ở Nhật Bản đã có tác động tới các đới đứt gãy, đẩy nhanh chu kỳ động đất tại những khu vực này. Ảnh hai trận động đất ở Nhật Bản và Myanmar: Googlemaps.
    - Trong trận động đất tối 24/3, cùng là nhà cao tầng, vì sao một số khu ở Hà Nội người dân không cảm nhận thấy?​

    - Hà Nội nói chung có nền đất yếu, trừ Sóc Sơn. Trong đó, khu vực nội thành thuộc dạng “trung bình Hà Nội”, tức là yếu so với các địa phương khác. Ngoài ra, vùng phía nam thành phố thuộc dạng nền “rất yếu”. Vì thế trong trận động đất ở Myanmar tối 24/3, khu vực cảm nhận ảnh hưởng rõ ràng nhất là Hoàng Mai, Thanh Trì. Tôi ở Long Biên không thấy mọi người phản ánh gì.

    Nói chung, nếu động xảy ra ở đâu đó ảnh hưởng tới Việt Nam thì Hà Nội sẽ chịu tác động mạnh hơn một cấp do nền đất yếu. Theo tính toán của tôi, với khoảng cách và cường độ trận động đất ở Myanmar, chấn động ở Hà Nội là cấp 4 (theo thang MSK-64), cộng trừ 0,2 cấp. Trong khi đó, cùng khoảng cách nhưng ở các địa phương khác chỉ khoảng cấp 3.

    - Theo Viện Vật lý địa cầu, Hà Nội nằm trên hai đứt gãy sông Hồng, sông Chảy được nhận định có thể xảy ra động đất mạnh nhất tới 6,5 độ richter. Nếu xảy ra, mức độ tác động sẽ như thế nào?

    - Năm 1285, chấn động mạnh cấp 8 do một trận động đất 5,5 độ richter đã làm gãy cả bia đá ở chùa Báo Thiên. Chu kỳ một trận động đất mạnh như thế khoảng 1.000 năm. Đối với một số khu vực ở Hà Nội có nền đất yếu, đất dọc theo sông, các bãi bồi, chấn động cực đại có thể lên tới cấp 9 (gây hư hại hoàn toàn nhà cửa; nền đất có thể bị nứt rộng 10 cm).

    Nếu khả năng này xảy ra, những công trình cao tầng nằm trên khu vực đó không được thiết kế kháng chấn phù hợp sẽ bị đe dọa. Những ngôi nhà cũ nát có thể bị đổ.

    Thực tế, vài chục năm gần đây, Hà Nội từng bị chấn động mạnh bởi các trận động đất như năm 1961, động đất ở Bắc Giang mạnh 5,6 độ richter, năm 1958 ở tỉnh Vĩnh Phúc mạnh 5,3 độ richter. Năm 1953-1954, một trận động đất mạnh 5,4 độ richter ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, nhưng gây chấn động ở Hà Nội tới cấp 8.

    - Tiến sĩ có kiến nghị gì đối với công tác dự báo, phòng tránh động đất ở nước ta?

    - Trước mỗi trận động đất lớn đều có giai đoạn “tiền chấn” khá dài, có thể là hàng chục năm. Đây là quá trình tích lũy năng lượng, có những chấn động nhỏ xảy ra. Một thời gian ngắn trước khi có động đất thực sự có một chấn động tương đối lớn, sau đó im ắng. Vì thế, để có thể dự báo, chúng ta cần có hệ thống trạm địa chấn được xây dựng khắp cả nước. Hiện chúng ta đã có 10 trạm nhưng theo tôi cần tăng thêm, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Hồng vì đây là nơi tập trung đông dân cư, nhiều công trình xây dựng cao tầng.

    Việc xây dựng các công trình, nhà cao tầng ở Hà Nội phải có thiết kế kháng chấn tối thiểu là cấp 7 (theo thang MSK-64). Ngoài ra, tùy thuộc vào nền đất có thể đến cấp 9 như vùng đất yếu dọc theo sông, bãi bồi. Đặc biệt, với những nhà cao hàng chục tầng thì phải có khảo sát riêng đối với nền địa chất tại nơi xây dựng.

    Theo bản đồ phân vùng động đất tỷ lệ 1/25.000 nhằm phục vụ tính toán thiết kế kháng chấn cho các công tình xây dựng, nền đất Hà Nội được chia thành 27 loại nền cơ bản. Đặc trưng dao động của mỗi loại nền được xác định ứng với các chu kỳ lặp lại động đất 200 năm, 500 năm và 1.000 năm. Hà Nội cũng đã xây dựng quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn kháng chấn cho các công trình xây dựng trên địa bàn và được Bộ Xây dựng thông qua.
    Nguyễn Hưng thực hiện
     
    Top