(VFO.VN) Ngày 04/10/2019, Lazada Việt Nam tổ chức hội thảo “Giải pháp nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho người dùng”.
Thông qua buổi hội thảo, Lazada Việt Nam công bố những kế hoạch và chiến lược trọng tâm - đầu tư vào công nghệ, logistics cũng như gia tăng trải nghiệm và quyền lợi của cả người mua và nhà bán hàng, đồng thời cũng chia sẻ kế hoạch hợp tác với các ngân hàng, các đơn vị phát hành thẻ để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao tính an toàn cho các giao dịch mua sắm.
Lazada cho biết Việt Nam tiếp tục là một trong những thị trường trọng điểm của công ty tại khu vực với tốc độ tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế kỹ thuật số, dự kiến đạt 15 tỷ USD vào năm 2025 . “Trong bối cảnh thương mại điện tử trên đà phát triển mạnh mẽ, Lazada không ngừng nỗ lực cải tiến và đổi mới dịch vụ nhằm mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho cả nhà bán hàng và người mua. Do đó, chúng tôi đã xem xét nhiều điểm tiếp cận (touchpoints) của nền tảng để xây dựng một chiến lược toàn diện, nhằm nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng”, ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam chia sẻ. “Theo đó, chúng tôi trao quyền cho các nhà bán hàng thông qua tận dụng nền tảng Bảo vệ Sở hữu Trí tuệ của Tập đoàn Alibaba, phát triển chiến lược Shoppertainment để giúp Lazada tiếp tục là điểm đến mua sắm và giải trí hàng đầu trong lòng người tiêu dùng. Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giúp tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến và nỗ lực củng cố mạng lưới dịch vụ logistics của Lazada nhằm rút ngắn thời gian giao hàng và có thêm nhiều lựa chọn nhận hàng hơn cho cả người mua và người bán.”
Lazada thực hiện các chính sách quản lý chặt chẽ hơn đối với nhà bán hàng nhằm giải quyết triệt để những giao dịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật, qua đó đảm bảo hơn về quyền lợi chính đáng của thương hiệu, nhà bán hàng uy tín và người mua hàng.
Một trong những sáng kiến của Lazada là tận dụng nền tảng Bảo vệ Sở hữu Trí tuệ (Intellectual Property Protection - IPP) của Tập đoàn Alibaba. Thông qua IPP, các thương hiệu có thể đăng ký và chứng minh quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm: chứng nhận nhãn hiệu và sáng chế cho các sản phẩm của họ. Nền tảng IPP là hệ thống xử lý khiếu nại vi phạm trực tuyến, cho phép doanh nghiệp báo cáo và yêu cầu xóa các sản phẩm vi phạm khỏi nền tảng.
Lazada cũng nỗ lực tăng cường các cơ chế và quy trình giúp người mua dễ dàng báo cáo danh mục sản phẩm đáng ngờ, khuyến khích tinh thần trách nhiệm và nâng cao nhận thức về bảo mật của người dùng. Điều này cũng có thể giúp người mua sắm thận trọng hơn và biết cách phân biệt các sản phẩm, từ đó thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn giữa người tiêu dùng và Lazada.
Tháng 06/2019 vừa qua, Lazada đã ra mắt dịch vụ “Điểm Nhận Hàng” xuất hiện đầu tiên tại TP.HCM giúp người dùng có thể nhận đơn hàng một cách thuận tiện hơn. Thông qua dịch vụ mới này, người mua có thể dễ dàng chọn Điểm Nhận Hàng (collection point) thuộc hệ thống cửa hàng đối tác, bao gồm nhiều cửa hàng mở 24/7. Tất cả Điểm Nhận hàng lân cận sẽ được hiển thị trên bản đồ và người dùng có thể chọn ngay phương án nhận hàng tại nhà hoặc ngay tại Điểm nhận hàng của Lazada. Việc này giúp người mua hàng có thể chủ động hoàn toàn về thời gian và địa điểm nhận hàng. Hiện tại, Lazada đã triển khai tại TP.HCM và Hà Nội, dự kiến sẽ mở rộng sang các thành phố lớn khác trong năm 2020.
Lazada cũng đang phát triển dịch vụ chuyển phát nhanh và cao cấp thông qua Lazada Marketplace - dịch vụ P2P (Point-to-Point) trong 2 giờ với các đối tác chọn lọc tại TP.HCM và Hà Nội. Một điểm nhấn khác là dịch vụ giao hàng trong 4 giờ áp dụng cho các sản phẩm dưới 15kg giúp các khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm cồng kềnh vẫn có thể nhận hàng trong ngày. Với cả hai dịch vụ trên, người mua đều có thể theo dõi tình trạng vận chuyển và dễ dàng liên lạc với người giao hàng. Đây là một số trong những giải pháp phát triển và cải tiến sắp tới của Lazada.
Từ tháng 08/2018, LazMall chính thức đi vào hoạt động trên nền tảng của Lazada. Hiện tại, Lazada đang tiếp tục mở rộng các gian hàng chính hãng trên LazMall, mang đến nhiều cơ hội hợp tác giữa các thương hiệu và mạng lưới hơn 50 triệu người dùng thường xuyên hàng năm của công ty.
Các thương hiệu sẽ có thể nhận được nhiều lợi ích từ hệ sinh thái thương mại điện tử mở rộng và mạng lưới hoạt động đẳng cấp thế giới của Lazada. Việc này hứa hẹn sẽ mang đến cho nhà bán hàng các dịch vụ hoàn tất đơn hàng và giao hàng, xử lý hàng đổi trả kịp thời và hỗ trợ chu đáo cho khách hàng.
Thông qua LazMall, người tiêu dùng có thể đảm bảo mua hàng chính hãng 100%, đồng thời được hưởng lợi từ chính sách 15 ngày đổi trả và dịch vụ giao hàng nhanh. Chỉ sau 1 năm ra mắt, LazMall đã thu hút được trên 6.500 thương hiệu đăng ký, tăng gần 3 lần. Các thương hiệu và nhà bán hàng nội địa cũng có thể đăng ký mở gian hàng chính hãng LazMall nếu đạt được các yêu cầu từ phía Lazada đưa ra.
Gần đây, Lazada đã tổ chức chuỗi các sự kiện kết hợp hoạt động mua sắm và giải trí “Shoppertainment” tại Việt Nam, cũng như trong khu vực. Hoạt động này đã thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của đông đảo người dùng khi họ có thể thỏa sức mua sắm trực tuyến và trải nghiệm các hoạt động giải trí thú vị:
Trong lệ hội mua sắm lần này, Lazada còn mang chương trình “Guess It – Đoán giá” trở lại với hàng ngàn cơ hội săn mã giảm giá và những phần quà giá trị từ Lazada và các thương hiệu đối tác, cùng những nội dung tương tác thú vị với các nghệ sĩ nổi tiếng.
Đối với việc mở rộng hình thức thanh toán, Lazada đang xây dựng mối quan hệ đối tác với nhiều nhà phát hành thẻ như Mastercard, JCB và các ngân hàng trong và ngoài nước để thúc đẩy các giao dịch không dùng tiền mặt. Nhân viên giao hàng sẽ không cần phải mang theo tiền mặt và khách hàng sẽ không cần phải chuẩn bị chính xác số tiền như đơn đặt hàng.
Tham khảo: TCBC
Thông qua buổi hội thảo, Lazada Việt Nam công bố những kế hoạch và chiến lược trọng tâm - đầu tư vào công nghệ, logistics cũng như gia tăng trải nghiệm và quyền lợi của cả người mua và nhà bán hàng, đồng thời cũng chia sẻ kế hoạch hợp tác với các ngân hàng, các đơn vị phát hành thẻ để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao tính an toàn cho các giao dịch mua sắm.
Lazada cho biết Việt Nam tiếp tục là một trong những thị trường trọng điểm của công ty tại khu vực với tốc độ tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế kỹ thuật số, dự kiến đạt 15 tỷ USD vào năm 2025 . “Trong bối cảnh thương mại điện tử trên đà phát triển mạnh mẽ, Lazada không ngừng nỗ lực cải tiến và đổi mới dịch vụ nhằm mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho cả nhà bán hàng và người mua. Do đó, chúng tôi đã xem xét nhiều điểm tiếp cận (touchpoints) của nền tảng để xây dựng một chiến lược toàn diện, nhằm nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng”, ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam chia sẻ. “Theo đó, chúng tôi trao quyền cho các nhà bán hàng thông qua tận dụng nền tảng Bảo vệ Sở hữu Trí tuệ của Tập đoàn Alibaba, phát triển chiến lược Shoppertainment để giúp Lazada tiếp tục là điểm đến mua sắm và giải trí hàng đầu trong lòng người tiêu dùng. Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giúp tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến và nỗ lực củng cố mạng lưới dịch vụ logistics của Lazada nhằm rút ngắn thời gian giao hàng và có thêm nhiều lựa chọn nhận hàng hơn cho cả người mua và người bán.”
Lazada thực hiện các chính sách quản lý chặt chẽ hơn đối với nhà bán hàng nhằm giải quyết triệt để những giao dịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật, qua đó đảm bảo hơn về quyền lợi chính đáng của thương hiệu, nhà bán hàng uy tín và người mua hàng.
Một trong những sáng kiến của Lazada là tận dụng nền tảng Bảo vệ Sở hữu Trí tuệ (Intellectual Property Protection - IPP) của Tập đoàn Alibaba. Thông qua IPP, các thương hiệu có thể đăng ký và chứng minh quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm: chứng nhận nhãn hiệu và sáng chế cho các sản phẩm của họ. Nền tảng IPP là hệ thống xử lý khiếu nại vi phạm trực tuyến, cho phép doanh nghiệp báo cáo và yêu cầu xóa các sản phẩm vi phạm khỏi nền tảng.
Lazada cũng nỗ lực tăng cường các cơ chế và quy trình giúp người mua dễ dàng báo cáo danh mục sản phẩm đáng ngờ, khuyến khích tinh thần trách nhiệm và nâng cao nhận thức về bảo mật của người dùng. Điều này cũng có thể giúp người mua sắm thận trọng hơn và biết cách phân biệt các sản phẩm, từ đó thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn giữa người tiêu dùng và Lazada.
Tháng 06/2019 vừa qua, Lazada đã ra mắt dịch vụ “Điểm Nhận Hàng” xuất hiện đầu tiên tại TP.HCM giúp người dùng có thể nhận đơn hàng một cách thuận tiện hơn. Thông qua dịch vụ mới này, người mua có thể dễ dàng chọn Điểm Nhận Hàng (collection point) thuộc hệ thống cửa hàng đối tác, bao gồm nhiều cửa hàng mở 24/7. Tất cả Điểm Nhận hàng lân cận sẽ được hiển thị trên bản đồ và người dùng có thể chọn ngay phương án nhận hàng tại nhà hoặc ngay tại Điểm nhận hàng của Lazada. Việc này giúp người mua hàng có thể chủ động hoàn toàn về thời gian và địa điểm nhận hàng. Hiện tại, Lazada đã triển khai tại TP.HCM và Hà Nội, dự kiến sẽ mở rộng sang các thành phố lớn khác trong năm 2020.
Lazada cũng đang phát triển dịch vụ chuyển phát nhanh và cao cấp thông qua Lazada Marketplace - dịch vụ P2P (Point-to-Point) trong 2 giờ với các đối tác chọn lọc tại TP.HCM và Hà Nội. Một điểm nhấn khác là dịch vụ giao hàng trong 4 giờ áp dụng cho các sản phẩm dưới 15kg giúp các khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm cồng kềnh vẫn có thể nhận hàng trong ngày. Với cả hai dịch vụ trên, người mua đều có thể theo dõi tình trạng vận chuyển và dễ dàng liên lạc với người giao hàng. Đây là một số trong những giải pháp phát triển và cải tiến sắp tới của Lazada.
Từ tháng 08/2018, LazMall chính thức đi vào hoạt động trên nền tảng của Lazada. Hiện tại, Lazada đang tiếp tục mở rộng các gian hàng chính hãng trên LazMall, mang đến nhiều cơ hội hợp tác giữa các thương hiệu và mạng lưới hơn 50 triệu người dùng thường xuyên hàng năm của công ty.
Các thương hiệu sẽ có thể nhận được nhiều lợi ích từ hệ sinh thái thương mại điện tử mở rộng và mạng lưới hoạt động đẳng cấp thế giới của Lazada. Việc này hứa hẹn sẽ mang đến cho nhà bán hàng các dịch vụ hoàn tất đơn hàng và giao hàng, xử lý hàng đổi trả kịp thời và hỗ trợ chu đáo cho khách hàng.
Thông qua LazMall, người tiêu dùng có thể đảm bảo mua hàng chính hãng 100%, đồng thời được hưởng lợi từ chính sách 15 ngày đổi trả và dịch vụ giao hàng nhanh. Chỉ sau 1 năm ra mắt, LazMall đã thu hút được trên 6.500 thương hiệu đăng ký, tăng gần 3 lần. Các thương hiệu và nhà bán hàng nội địa cũng có thể đăng ký mở gian hàng chính hãng LazMall nếu đạt được các yêu cầu từ phía Lazada đưa ra.
Gần đây, Lazada đã tổ chức chuỗi các sự kiện kết hợp hoạt động mua sắm và giải trí “Shoppertainment” tại Việt Nam, cũng như trong khu vực. Hoạt động này đã thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của đông đảo người dùng khi họ có thể thỏa sức mua sắm trực tuyến và trải nghiệm các hoạt động giải trí thú vị:
- Guess It – Đoán giá: trò chơi phát trực tiếp trên ứng dụng với nội dung được đầu tư chuyên nghiệp, cùng sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam như Trấn Thành, Ngô Kiến Huy, Thu Trang và Gil Lê…
- “See now, Buy now” – Xem trước, đặt ngay: chương trình biểu diễn thời trang trong 3 ngày diễn ra Lễ hội Mua sắm Women’s Festival. Người tham gia không chỉ theo dõi sự kiện thời trang trực tiếp mà còn có thể mua sắm các sản phẩm ngay trên ứng dụng.
- Siêu sự kiện kỷ niệm sinh nhật lần thứ 7 của Lazada: nổi bật với Đại Nhạc Hội được phát trực tiếp trên 6 quốc gia khu vực Đông Nam Á, với sự tham gia của Dua Lipa – ngôi sao nhạc pop với 2 giải Grammy danh giá.
Trong lệ hội mua sắm lần này, Lazada còn mang chương trình “Guess It – Đoán giá” trở lại với hàng ngàn cơ hội săn mã giảm giá và những phần quà giá trị từ Lazada và các thương hiệu đối tác, cùng những nội dung tương tác thú vị với các nghệ sĩ nổi tiếng.
Đối với việc mở rộng hình thức thanh toán, Lazada đang xây dựng mối quan hệ đối tác với nhiều nhà phát hành thẻ như Mastercard, JCB và các ngân hàng trong và ngoài nước để thúc đẩy các giao dịch không dùng tiền mặt. Nhân viên giao hàng sẽ không cần phải mang theo tiền mặt và khách hàng sẽ không cần phải chuẩn bị chính xác số tiền như đơn đặt hàng.
Tham khảo: TCBC
- Chủ đề
- lazada mua sắm trực tuyến