Đề bài: Phân tích sông Hương trong đoạn: “Trong những dòng sông đẹp…chân núi Kim Phụng”. Liên hệ với sông Đà trong đoạn: “Hùng vĩ của sông Đà…đòi nợ xuýt”. Từ đó chỉ ra điểm chung và nét riêng trong vẻ đẹp của hai dòng sông
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là lời hứa, là sự tri ân nghĩa tình dành cho miền Huế thương yêu dấu của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Về tác phẩm, có đề bài yêu cầu cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Hương trong đoạn: “Trong những dòng sông…Kim Phụng”, liên hệ với sông Đà trong đoạn: “Hùng vĩ của…nợ xuýt” để thấy điểm chung và nét riêng trong vẻ đẹp hai dòng sông. Dưới đây là bài văn mẫu chi tiết cho đề bài này các bạn có thể tham khảo để bài viết ấn tượng hơn. Chúc các bạn thành công!
“Hương ơi, e phải mày chăng?”, đó là cái tên ban đầu Hoàng Phủ Ngọc Tường đặt cho bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của mình. Được nhà văn chắp bút viết từ năm 1981, từ đó đến nay, tác phẩm vẫn được rất nhiều người đọc quan tâm và dành tình cảm cho nó mỗi khi nghĩ về Huế, nhắc về Huế và nhớ về miền cố đô thương mến ấy. Những trang viết dạt dào cảm xúc trong tác phẩm đã gợi trong nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nhiều suy nghĩ: “Nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu Huế và hiểu Huế, thì đó là một lẽ đương nhiên. Tôi muốn đi xa hơn, tìm một nguyên căn thầm kín để cắt nghĩa cho sự thành công mỹ mãn của những trang viết ấy: phải chăng ở đây đã có một sự hòa hợp, tương giao, linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóa Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế. Phải là sự tương giao, đến mức hòa quyện chặt chẽ mới sinh ra được những áng văn tài hoa không dễ một lần thứ hai viết được như thế. Ngỡ như không khác được: viết về sông Hương là phải vậy, viết về văn hóa vườn ở Huế là phải vậy. Đó là những áng văn, câu chữ được chọn lựa cân nhắc, kỹ càng, vì hình ảnh được sáng tạo đẹp đẽ, vì cảm xúc phong phú bất ngờ, mới mẻ…”. Đọc “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, ta càng thấu hiểu hơn suy nghĩ này. Trong tác phẩm có đoạn: “Trong những dòng sông…Kim Phụng”, vẻ đẹp dòng sông gợi liên tưởng đến vẻ đẹp sông Đà trong đoạn: “Hùng vĩ của sông Đà…nợ xuýt” từ đó thấy được điểm chung và nét riêng trong vẻ đẹp hai dòng sông. Với đề bài này, các bạn có thể tham khảo sự gợi ý chi tiết dưới đây.
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH SÔNG HƯƠNG TRONG ĐOẠN: “TRONG NHỮNG DÒNG SÔNG…KIM PHỤNG”, LIÊN HỆ VỚI SÔNG ĐÀ TRONG ĐOẠN: “HÙNG VĨ CỦA SÔNG ĐÀ…NỢ XUÝT” ĐỂ THẤY ĐƯỢC ĐIỂM CHUNG VÀ NÉT RIÊNG TRONG VẺ ĐẸP CỦA HAI DÒNG SÔNG
Nguyễn Tuân từng nói: “Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường” có rất nhiều ánh lửa. Thật tình, cái ánh lửa nồng ấm, mãnh liệt ấy thổi vào tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã làm say đắm biết bao hồn người. Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông trong đoạn: “Trong những dòng sông…Kim Phụng” trong tác phẩm, nhà văn gợi ta liên tưởng đến vẻ đẹp dòng sông Đà trong đoạn: “Hùng vĩ của sông Đà…nợ xuýt” của Nguyễn Tuân để từ đó có cơ hội khám phá ra điểm chung và nét riêng ấn tượng trong vẻ đẹp của hai dòng sông.
Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã để lại trong lòng người đọc bao thế hệ những dư vang vô cùng đẹp đẽ về một dòng sông quê hương thân thương, một tâm hồn nghệ sĩ đắm say nghệ thuật. Trong đoạn: “Trong những dòng sông…chân núi Kim Phụng”, nhà văn đã phác họa rất chân thực vẻ đẹp riêng vốn có của dòng sông xứ Huế mộng mơ. Sông Hương có cho mình một vị trí địa lý vô cùng độc đáo: một dòng sông đẹp như những dòng sông khác trên thế giới nhưng lại chỉ thuộc về một thành phố duy nhất. Dòng sông thủy chung son sắc ấy chẳng chịu chia nước chia lòng với bất kỳ một thành phố nào. Vị thế của dòng sông được nhà văn và người đọc xác định bởi giá trị của lòng chung thủy chí tình. Tiếp đến, với ngòi bút văn chương đặc sắc, nhà văn đã phác họa nên một bản trường ca rừng già bằng ngôn từ nghệ thuật. Câu văn dài, nhịp văn nhanh kết hợp cùng từ láy, động từ đã gợi liên tưởng đến hình ảnh hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi thơ mộng trữ tình của sông Hương. Sông Hương lúc này là một bản hòa ca mới mẻ và gợi nhiều rung động, đắm say về một bản trường ca, một khúc tình ca tha thiết, dạt dào.
Những câu văn tiếp theo, sông Hương được ví như cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ và bản tính tự do, trong sáng. Cũng có lúc, dòng sông ấy được xem như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, một đấng sinh thành đã vun đắp, bồi tụ nét đẹp văn hóa của một miền Huế thơ. Những câu văn cuối đoạn, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn sông Hương mang một khuôn mặt kinh thành và tâm hồn sâu thẳm như kín đáo gửi một lời đề nghị về cách nhìn mới mẻ về con sông: nhìn thấu bản tâm thẳm sâu của nó đồng thời cách nhìn cách thể hiện đó còn bộc lộ tâm tình của một chàng trai trong hành trình khám phá và chinh phục tâm hồn, trái tim một người con gái trí tuệ, tài hoa, trẻ trung, mê đắm.
Viết về sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân cũng khắc họa hình tượng sông Đà mang vẻ đẹp hùng vĩ, ta có thể bắt gặp vẻ đẹp đó trong đoạn văn: “Hùng vĩ của sông Đà…đòi nợ xuýt”. Trong đoạn văn này, nhà văn tập trung khắc họa hai hình ảnh: vách đá và ghềnh Hát Loóng với nét đẹp rất riêng và ấn tượng. Hình tượng vách thành hiện lên đầy nét tạo hình, gợi ra vách đá đồ sộ, kiên cố hệt như dáng vẻ đầy bí mật của thành quách cổ kính xưa. Ghềnh Hát Loong dài hàng ngàn cây số, “nước xô đá, đá xô sóng…”. Câu văn dài này đã tạo ra nhịp văn nhanh, kết hợp với điệp từ cùng động từ mạnh và phép nhân hóa đã khắc họa đậm nét sự dữ dội đến hung bạo của ghềnh đá. Hơn nữa, nó còn giúp nhà văn biến nước, đá, sóng và gió sông Đà trở thành một lũ cuồng quân cùng nhau hợp sức tạo khúc cuồng ca.
Cùng viết về những dòng sông tươi đẹp của quê hương đất nước, hai nhà văn đưa dẫn liên tưởng người đọc đến sự so sánh điểm chung cũng như nét riêng trong vẻ đẹp của hai dòng sông. Nói về điểm giống nhau, hai cây bút tài hoa trong hai đoạn trích đều miêu tả dòng sông ở khúc thượng nguồn để từ đó giúp người đọc cảm nhận được sự hùng vĩ của thiên nhiên đất trời và của hai con sông. Bên cạnh nét chung, điểm riêng của hai dòng sông ở đoạn trích này là sắc vẻ hùng vĩ được thể hiện khác nhau. Nếu như Nguyễn Tuân thể hiện sự hùng vĩ của sông Đà ở vẻ hung bạo, ở dung mạo và tâm địa của một loài thủy quái, một “kẻ thù số một” thì dưới ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường, dáng vẻ hùng vĩ của dòng sông Hương lại được gợi nên như một khúc tình ca, một địa chỉ của văn hóa, tâm hồn của quê hương xứ sở. Điểm chung cũng như nét riêng trong vẻ đẹp của hai dòng sông ở hai đoạn trích này đã góp phần đem đến sự thành công cho tác phẩm, góp sự đa dạng cho kho tàng tùy bút, bút ký viết về những dòng sông quê hương đồng thời khẳng định sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế cũng như sự tài hoa trong ngòi bút nghệ thuật của hai nhà văn.
Nét đẹp dòng sông Hương trong đoạn văn đã phần nào giúp người đọc hiểu được sự tinh tế trong cách nhìn, sự tài hoa trong cách thể hiện cái đẹp của cây bút Hoàng Phủ Ngọc Tường. Liên hệ đến vẻ đẹp của dòng sông Đà và bút lực Nguyễn Tuân, điểm chung và nét riêng trong vẻ đẹp hai dòng sông khiến ta càng thêm ấn tượng và yêu mến hai tác phẩm và hai tác giả tài năng này.
-Nem-vfo.vn
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là lời hứa, là sự tri ân nghĩa tình dành cho miền Huế thương yêu dấu của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Về tác phẩm, có đề bài yêu cầu cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Hương trong đoạn: “Trong những dòng sông…Kim Phụng”, liên hệ với sông Đà trong đoạn: “Hùng vĩ của…nợ xuýt” để thấy điểm chung và nét riêng trong vẻ đẹp hai dòng sông. Dưới đây là bài văn mẫu chi tiết cho đề bài này các bạn có thể tham khảo để bài viết ấn tượng hơn. Chúc các bạn thành công!
“Hương ơi, e phải mày chăng?”, đó là cái tên ban đầu Hoàng Phủ Ngọc Tường đặt cho bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của mình. Được nhà văn chắp bút viết từ năm 1981, từ đó đến nay, tác phẩm vẫn được rất nhiều người đọc quan tâm và dành tình cảm cho nó mỗi khi nghĩ về Huế, nhắc về Huế và nhớ về miền cố đô thương mến ấy. Những trang viết dạt dào cảm xúc trong tác phẩm đã gợi trong nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nhiều suy nghĩ: “Nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu Huế và hiểu Huế, thì đó là một lẽ đương nhiên. Tôi muốn đi xa hơn, tìm một nguyên căn thầm kín để cắt nghĩa cho sự thành công mỹ mãn của những trang viết ấy: phải chăng ở đây đã có một sự hòa hợp, tương giao, linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóa Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế. Phải là sự tương giao, đến mức hòa quyện chặt chẽ mới sinh ra được những áng văn tài hoa không dễ một lần thứ hai viết được như thế. Ngỡ như không khác được: viết về sông Hương là phải vậy, viết về văn hóa vườn ở Huế là phải vậy. Đó là những áng văn, câu chữ được chọn lựa cân nhắc, kỹ càng, vì hình ảnh được sáng tạo đẹp đẽ, vì cảm xúc phong phú bất ngờ, mới mẻ…”. Đọc “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, ta càng thấu hiểu hơn suy nghĩ này. Trong tác phẩm có đoạn: “Trong những dòng sông…Kim Phụng”, vẻ đẹp dòng sông gợi liên tưởng đến vẻ đẹp sông Đà trong đoạn: “Hùng vĩ của sông Đà…nợ xuýt” từ đó thấy được điểm chung và nét riêng trong vẻ đẹp hai dòng sông. Với đề bài này, các bạn có thể tham khảo sự gợi ý chi tiết dưới đây.
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH SÔNG HƯƠNG TRONG ĐOẠN: “TRONG NHỮNG DÒNG SÔNG…KIM PHỤNG”, LIÊN HỆ VỚI SÔNG ĐÀ TRONG ĐOẠN: “HÙNG VĨ CỦA SÔNG ĐÀ…NỢ XUÝT” ĐỂ THẤY ĐƯỢC ĐIỂM CHUNG VÀ NÉT RIÊNG TRONG VẺ ĐẸP CỦA HAI DÒNG SÔNG
Nguyễn Tuân từng nói: “Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường” có rất nhiều ánh lửa. Thật tình, cái ánh lửa nồng ấm, mãnh liệt ấy thổi vào tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã làm say đắm biết bao hồn người. Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông trong đoạn: “Trong những dòng sông…Kim Phụng” trong tác phẩm, nhà văn gợi ta liên tưởng đến vẻ đẹp dòng sông Đà trong đoạn: “Hùng vĩ của sông Đà…nợ xuýt” của Nguyễn Tuân để từ đó có cơ hội khám phá ra điểm chung và nét riêng ấn tượng trong vẻ đẹp của hai dòng sông.
Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã để lại trong lòng người đọc bao thế hệ những dư vang vô cùng đẹp đẽ về một dòng sông quê hương thân thương, một tâm hồn nghệ sĩ đắm say nghệ thuật. Trong đoạn: “Trong những dòng sông…chân núi Kim Phụng”, nhà văn đã phác họa rất chân thực vẻ đẹp riêng vốn có của dòng sông xứ Huế mộng mơ. Sông Hương có cho mình một vị trí địa lý vô cùng độc đáo: một dòng sông đẹp như những dòng sông khác trên thế giới nhưng lại chỉ thuộc về một thành phố duy nhất. Dòng sông thủy chung son sắc ấy chẳng chịu chia nước chia lòng với bất kỳ một thành phố nào. Vị thế của dòng sông được nhà văn và người đọc xác định bởi giá trị của lòng chung thủy chí tình. Tiếp đến, với ngòi bút văn chương đặc sắc, nhà văn đã phác họa nên một bản trường ca rừng già bằng ngôn từ nghệ thuật. Câu văn dài, nhịp văn nhanh kết hợp cùng từ láy, động từ đã gợi liên tưởng đến hình ảnh hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi thơ mộng trữ tình của sông Hương. Sông Hương lúc này là một bản hòa ca mới mẻ và gợi nhiều rung động, đắm say về một bản trường ca, một khúc tình ca tha thiết, dạt dào.
Những câu văn tiếp theo, sông Hương được ví như cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ và bản tính tự do, trong sáng. Cũng có lúc, dòng sông ấy được xem như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, một đấng sinh thành đã vun đắp, bồi tụ nét đẹp văn hóa của một miền Huế thơ. Những câu văn cuối đoạn, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn sông Hương mang một khuôn mặt kinh thành và tâm hồn sâu thẳm như kín đáo gửi một lời đề nghị về cách nhìn mới mẻ về con sông: nhìn thấu bản tâm thẳm sâu của nó đồng thời cách nhìn cách thể hiện đó còn bộc lộ tâm tình của một chàng trai trong hành trình khám phá và chinh phục tâm hồn, trái tim một người con gái trí tuệ, tài hoa, trẻ trung, mê đắm.
Viết về sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân cũng khắc họa hình tượng sông Đà mang vẻ đẹp hùng vĩ, ta có thể bắt gặp vẻ đẹp đó trong đoạn văn: “Hùng vĩ của sông Đà…đòi nợ xuýt”. Trong đoạn văn này, nhà văn tập trung khắc họa hai hình ảnh: vách đá và ghềnh Hát Loóng với nét đẹp rất riêng và ấn tượng. Hình tượng vách thành hiện lên đầy nét tạo hình, gợi ra vách đá đồ sộ, kiên cố hệt như dáng vẻ đầy bí mật của thành quách cổ kính xưa. Ghềnh Hát Loong dài hàng ngàn cây số, “nước xô đá, đá xô sóng…”. Câu văn dài này đã tạo ra nhịp văn nhanh, kết hợp với điệp từ cùng động từ mạnh và phép nhân hóa đã khắc họa đậm nét sự dữ dội đến hung bạo của ghềnh đá. Hơn nữa, nó còn giúp nhà văn biến nước, đá, sóng và gió sông Đà trở thành một lũ cuồng quân cùng nhau hợp sức tạo khúc cuồng ca.
Cùng viết về những dòng sông tươi đẹp của quê hương đất nước, hai nhà văn đưa dẫn liên tưởng người đọc đến sự so sánh điểm chung cũng như nét riêng trong vẻ đẹp của hai dòng sông. Nói về điểm giống nhau, hai cây bút tài hoa trong hai đoạn trích đều miêu tả dòng sông ở khúc thượng nguồn để từ đó giúp người đọc cảm nhận được sự hùng vĩ của thiên nhiên đất trời và của hai con sông. Bên cạnh nét chung, điểm riêng của hai dòng sông ở đoạn trích này là sắc vẻ hùng vĩ được thể hiện khác nhau. Nếu như Nguyễn Tuân thể hiện sự hùng vĩ của sông Đà ở vẻ hung bạo, ở dung mạo và tâm địa của một loài thủy quái, một “kẻ thù số một” thì dưới ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường, dáng vẻ hùng vĩ của dòng sông Hương lại được gợi nên như một khúc tình ca, một địa chỉ của văn hóa, tâm hồn của quê hương xứ sở. Điểm chung cũng như nét riêng trong vẻ đẹp của hai dòng sông ở hai đoạn trích này đã góp phần đem đến sự thành công cho tác phẩm, góp sự đa dạng cho kho tàng tùy bút, bút ký viết về những dòng sông quê hương đồng thời khẳng định sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế cũng như sự tài hoa trong ngòi bút nghệ thuật của hai nhà văn.
Nét đẹp dòng sông Hương trong đoạn văn đã phần nào giúp người đọc hiểu được sự tinh tế trong cách nhìn, sự tài hoa trong cách thể hiện cái đẹp của cây bút Hoàng Phủ Ngọc Tường. Liên hệ đến vẻ đẹp của dòng sông Đà và bút lực Nguyễn Tuân, điểm chung và nét riêng trong vẻ đẹp hai dòng sông khiến ta càng thêm ấn tượng và yêu mến hai tác phẩm và hai tác giả tài năng này.
-Nem-vfo.vn