Nét đặc sắc trong phong cách thơ Tố Hữu thể hiện qua đoạn: "Mình về mình có nhớ ta... Cầm tay nhau biết"
“Việt Bắc” là bài thơ ghi dấu ấn đậm nét những nét đặc sắc trong phong cách thơ Tố Hữu. Trong đó, đoạn thơ "Mình về mình có nhớ ta... Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" là đoạn thể hiện rõ nét phong cách thơ ông. Bài viết dưới đây sẽ phân tích phong cách thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn trích.
Macxim Gorki từng khẳng định: “ Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng của mình, tìm thấy những ấn tượng có các giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có hình thức riêng”. Hay nói một cách gọn gàng hơn, mỗi người nghệ sĩ phải tự biết tìm cho mình một phong cách nghệ thuật riêng. Nghệ sĩ giống như ngôi sao trên bầu trời vậy, đủ khác biệt thì sẽ tỏa sáng. Và bầu trời văn học rộng lớn như thế cũng chỉ ghi dấu được một lượng ngôi sao tỏa rạng mà thôi. Tố Hữu chính là ngôi sao tỏa rạng trong hằng sa số ánh sao ấy. Bút pháp thơ Tố Hữu, mới đọc thì thấy quen, đọc sâu rồi mới thấy nó lạ. Nhà thơ không tìm đến một chủ đề mới cũng chẳng phải bút pháp mới, nhưng những nét bút của ông vẫn đậm mực trong lòng người đọc bởi nhà thơ biết làm mới cho những điều tưởng quen thuộc, biết làm cho điều mà ai cũng biết ấy thành điều của riêng mình. Nét đặc sắc thơ Tố Hữu được thể hiện rất rõ trong tác phẩm thơ “Việt Bắc”-bài thơ đúc kết đủ tinh hoa của ngòi bút nhà thơ. Dưới đây là bài làm chi tiết cho đề bài: Nét đặc sắc trong phong cách thơ Tố Hữu thể hiện qua đoạn: "Mình về mình có nhớ ta... Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay". Chúc các bạn thành công!
BÀI VIẾT SỐ 1 VỀ NÉT ĐẶC SẮC TRONG PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU THỂ HIỆN QUA ĐOẠN: "MÌNH VỀ MÌNH CÓ NHỚ TA... CẦM TAY NHAU BIẾT NÓI GÌ HÔM NAY"
Lê Đạt viết trong “Vân chữ” rằng:
Đặc sắc thơ Tố Hữu, trước hết nằm ở chủ đề. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung viết về một sự kiện mang tính lịch sử nhưng lại không khô khan. Đây cũng là nội dung được Tố Hữu thể hiện ở hầu hết các tác phẩm của mình: chất trữ tình chính trị. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng.Tháng mười năm 1954, các cơ quan trung ương Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô. Việt Bắc là nơi nhà thơ đã sống và gắn bó suốt thời kì kháng chiến trường kì, nay lại phải từ giã. Trong không khí lịch sử ấy, nhà thơ đã sáng tác “Việt Bắc” chất chứa bao tâm trạng của nhà thơ về thời khắc chia ly đầy cảm xúc ấy. Những vấn đề chính trị thông qua cái nhìn mang chất thơ đã trở thành những cảm hứng thơ thật sự, mang nét trữ tình mềm mại.
Ở thơ Tố Hữu, ta tìm thấy một nét gì đó rất quen thuộc của truyền thống, của dân gian bởi thơ Tố Hữu rất đậm đà tính dân tộc. Tính dân tộc được thể hiện ngay ở chủ đề. Đoạn thơ là lời đối đáp của người ở lại và người ra đi. Họ nói với nhau những lời từ tâm, họ quyến luyến bởi giữa họ có tình, có nghĩa, có gắn bó bền chặt keo sơn. Tình nghĩa, sự thủy chung là những chủ đề thơ rất quen thuộc của văn học Việt Nam và đó cũng là những nét đẹp truyền thống ở con người nước Việt. Tố Hữu viết về tình nghĩa ấy như ngầm khẳng định và tôn vinh nét đẹp tâm hồn của con người nơi quê hương tổ quốc.
Có một điều dễ thấy nhất thể hiện tính dân tộc trong thơ Tố Hữu đó là thể thơ. Đoạn thơ được viết theo thể lục bát, một thể thơ đã tồn tại từ suốt những câu ca dao dân gian. Tố Hữu đã tiếp thu tinh hoa của thế giới thơ ca cổ điển, thành công trong việc vận dụng nét truyền thống vào lời thơ hiện đại của mình, cất lên thành những câu hát dịu êm.
Màu sắc dân tộc được biểu hiện ở những yếu tố dân gian. Và đoạn thơ trên thấm nhuần màu sắc dân gian ấy. Tố Hữu đã sử dụng thành công lối kết cấu lặp lại. Cặp đại từ “mình”-“ta” được sử dụng xuyên suốt đoạn thơ. Cặp đại từ phiếm chỉ ấy lại kết hợp với thể thơ lục bát khiến cho đoạn thơ có dáng dấp như câu ca dao xa xưa. Nó quen thuộc với ta đến mức ai cũng có lần đọc ca dao mà lại thành đọc thơ Tố Hữu. Kể cả cách ngắt nhịp, gieo vần điệu và giọng điệu cũng giống đến lạ. Tuy nhiên, thơ Tố Hữu vẫn là thơ Tố Hữu. Cặp đại từ mình ta trong ca dao thường được sử dụng phiếm chỉ người nam người nữ trong mối quan hệ tình cảm mật thiết:
Không chỉ vận dụng sáng tạo cặp đại từ mình ta, nét dân tộc còn đậm đà bởi Tố Hữu đã đưa những hình ảnh quen thuộc vào câu thơ của mình. Câu thơ “Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn” với hình ảnh “sông” và “nguồn” như gợi lại câu “uống nước nhớ nguồn” đã quen thuộc với bao thế hệ. Đặc biệt là hình ảnh “áo chàm” trong câu thơ “Áo chàm đưa buổi phân li”. Hình ảnh “áo chàm” xuất hiện gợi nhắc ta về hành động “chia bào” thường gặp trong cuộc chia truyền thống. Nhưng áo chàm ở đây không chỉ là hình ảnh biểu trưng cho sự chia ly mà nó còn mang những ý nghĩa sâu sắc hơn. Sắc chàm là sắc màu đặc trưng ủa núi rừng Tây Bắc, cũng là đại diện cho con người chiến khu Việt Bắc trong ngày chia ly. Màu áo chàm là sắc màu bình dị, là thuốc nhuộm quần áo rất bền bỉ của người Việt Bắc. Màu áo chàm như ánh lên nghĩa tình thủy chung, gắn bó bền chặt của người ra đi và người ở lại, thể hiện sự trường tồn của lối sống nghĩa tình trong lòng của cả “mình” và “ta”.
Dân mình sống nghĩa tình, nên những lời thơ mà dân mình viết ra cũng đậm sắc màu của tấm lòng như thế. Đoạn thơ đượm hồn dân tộc bơi nó hàm chứa giọng điệu tâm tình truyền thống của văn chương Việt Nam. Bên trên “mình” nói
Đoạn thơ tuy chỉ gồm bốn cặp lục bát nhưng ta đã thấy một Tố Hữu rất đậm đà ở trong đó. Phong cách nhà thơ vừa quen lại vừa lạ, những điều tưởng như quen lắm, vào thơ Tố Hữu lại trở nên riêng và mới đến như vậy. Phong cách thơ ấy, vừa là kết quả của một ngòi bút có tâm vừa là trái ngọt của một người nghệ sĩ có tài.
- QP - vfo.vn
BÀI VIẾT SỐ 2 NÉT ĐẶC SẮC TRONG PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU THỂ HIỆN QUA ĐOẠN THƠ "MÌNH VỀ MÌNH CÓ NHỚ TA...CẦM TAY NHAU BIẾT NÓI GÌ HÔM NAY"
Tuốc-ghê-nhép từng nói:"Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình". Phong cách nghệ thuật là yếu tố quan trọng không chỉ giúp cho người nghệ sĩ gây được ấn tượng với bạn đọc mà còn mang đến cho họ một vị trí vững chắc trong dòng chảy văn học muôn đời.
Trên bầu trời văn học Việt Nam, Tố Hữu là một ngôi sao sáng, ông để lại dấu ấn không chỉ bởi những vần thơ xuất sắc của một "cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng" mà còn bởi phong câch nghệ thuật vô cùng độc đáo. Việt Bắc là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của Tố Hữu. Chỉ qua 8 câu thơ đầu tiên, ta cũng đã có thể thấy được những nét đặc sắc trong phong cách của ông.
Trước hết, Tố Hữu là một nhà thơ trữ tình chính trị xuất sắc. Thơ không chỉ là để nói những tình cảm riêng tư của bất cứ cá nhân nào, thơ Tố Hữu phản ánh những sự kiện trọng đại của dân tộc. Bài thơ Việt Bắc ra đời khi hiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc. Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Tố Hữu cũng là một trong những người lính đã từng gắn bó cùng đồng bào Việt Bắc trong những năm kháng chiến trường kì. Việt Bắc là khúc ca thắm đượm ân tình giữa người ở lại và người ra đi. Cái tôi trữ tình của Tố Hữu bởi vậy không còn là cái tôi cá nhân riêng tư, mà là cái tôi hướng đến cái ta chúng rộng lớn, nó rung lên từng nhịp đập của con tim của cả một thế hệ đồng bào Việt Bắc và những người lính cụ Hồ đã cùng kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi suốt 15 năm kháng chiến, từ những ngày đầu cách mạng còn non trẻ tới ngày thành công.
Song, nếu như chỉ đơn thuần là khắc hoạ tình cảm quân dân cá nước sắt son, thì Tố Hữu không phải là người duy nhất, điều làm nên sự độc đáo trong những vần thơ của ông chính là chất trữ tình trào dâng. Trong 8 câu thơ đầu tiên, tình quân dân được thể hiện như một lời tâm tình tha thiết.
Nếu bốn câu thơ đầu tiên là lời trao gửi, nhắn nhủ của kẻ ở với người đi, thì 4 câu thơ tiếp theo tụa như lời đồng vọng của những người ra đi.
Về nghệ thuật, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Bài thơ sử dụng những chất liệu vô cùng giản dị, thân quen của văn học Việt Nam xưa. Thể thơ lục bát truyền thống, lối nói đối đáp và cặp đại từ mình-ta đã đi về trong những câu ca dao xưa:
Rõ ràng, chỉ qua 8 câu thơ đầu tiên, những nét độc đáo trong phong cách của Tố Hữu hiện lên thật rõ nét: một hồn thơ giàu cảm xúc, một ngòi bút thơ trữ tình chính trị xuất sắc, một tiếng nặng hồn dân tộc với vốn ngôn ngữ giản dị mà vận dụng sáng tạo những chất liệu vốn có của dân gian. Qua đây, ta cũng thấy được một cái nhìn giàu yêu thương, trân quý của một con người đã từng gắn bó sâu đậm với mảnh đất này. Sự thành công của đoạn thơ đã góp phần không nhỏ tạo nên ấn tượng khó phai của bài thơ Việt Bắc trong lòng bạn đọc và tâm hồn, tài năng của Tố Hữu.
-M-vfo.vn
“Việt Bắc” là bài thơ ghi dấu ấn đậm nét những nét đặc sắc trong phong cách thơ Tố Hữu. Trong đó, đoạn thơ "Mình về mình có nhớ ta... Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" là đoạn thể hiện rõ nét phong cách thơ ông. Bài viết dưới đây sẽ phân tích phong cách thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn trích.
Macxim Gorki từng khẳng định: “ Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng của mình, tìm thấy những ấn tượng có các giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có hình thức riêng”. Hay nói một cách gọn gàng hơn, mỗi người nghệ sĩ phải tự biết tìm cho mình một phong cách nghệ thuật riêng. Nghệ sĩ giống như ngôi sao trên bầu trời vậy, đủ khác biệt thì sẽ tỏa sáng. Và bầu trời văn học rộng lớn như thế cũng chỉ ghi dấu được một lượng ngôi sao tỏa rạng mà thôi. Tố Hữu chính là ngôi sao tỏa rạng trong hằng sa số ánh sao ấy. Bút pháp thơ Tố Hữu, mới đọc thì thấy quen, đọc sâu rồi mới thấy nó lạ. Nhà thơ không tìm đến một chủ đề mới cũng chẳng phải bút pháp mới, nhưng những nét bút của ông vẫn đậm mực trong lòng người đọc bởi nhà thơ biết làm mới cho những điều tưởng quen thuộc, biết làm cho điều mà ai cũng biết ấy thành điều của riêng mình. Nét đặc sắc thơ Tố Hữu được thể hiện rất rõ trong tác phẩm thơ “Việt Bắc”-bài thơ đúc kết đủ tinh hoa của ngòi bút nhà thơ. Dưới đây là bài làm chi tiết cho đề bài: Nét đặc sắc trong phong cách thơ Tố Hữu thể hiện qua đoạn: "Mình về mình có nhớ ta... Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay". Chúc các bạn thành công!
BÀI VIẾT SỐ 1 VỀ NÉT ĐẶC SẮC TRONG PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU THỂ HIỆN QUA ĐOẠN: "MÌNH VỀ MÌNH CÓ NHỚ TA... CẦM TAY NHAU BIẾT NÓI GÌ HÔM NAY"
Lê Đạt viết trong “Vân chữ” rằng:
- “Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
- Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ.”
- “Mình về mình có nhớ ta
- Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
- Mình về mình có nhớ không?
- Nhìn cây nhớ núi , nhìn song nhớ nguồn
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
- Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
- Aó chàm đưa buổi phân ly
- Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.”
Đặc sắc thơ Tố Hữu, trước hết nằm ở chủ đề. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung viết về một sự kiện mang tính lịch sử nhưng lại không khô khan. Đây cũng là nội dung được Tố Hữu thể hiện ở hầu hết các tác phẩm của mình: chất trữ tình chính trị. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng.Tháng mười năm 1954, các cơ quan trung ương Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô. Việt Bắc là nơi nhà thơ đã sống và gắn bó suốt thời kì kháng chiến trường kì, nay lại phải từ giã. Trong không khí lịch sử ấy, nhà thơ đã sáng tác “Việt Bắc” chất chứa bao tâm trạng của nhà thơ về thời khắc chia ly đầy cảm xúc ấy. Những vấn đề chính trị thông qua cái nhìn mang chất thơ đã trở thành những cảm hứng thơ thật sự, mang nét trữ tình mềm mại.
Ở thơ Tố Hữu, ta tìm thấy một nét gì đó rất quen thuộc của truyền thống, của dân gian bởi thơ Tố Hữu rất đậm đà tính dân tộc. Tính dân tộc được thể hiện ngay ở chủ đề. Đoạn thơ là lời đối đáp của người ở lại và người ra đi. Họ nói với nhau những lời từ tâm, họ quyến luyến bởi giữa họ có tình, có nghĩa, có gắn bó bền chặt keo sơn. Tình nghĩa, sự thủy chung là những chủ đề thơ rất quen thuộc của văn học Việt Nam và đó cũng là những nét đẹp truyền thống ở con người nước Việt. Tố Hữu viết về tình nghĩa ấy như ngầm khẳng định và tôn vinh nét đẹp tâm hồn của con người nơi quê hương tổ quốc.
Có một điều dễ thấy nhất thể hiện tính dân tộc trong thơ Tố Hữu đó là thể thơ. Đoạn thơ được viết theo thể lục bát, một thể thơ đã tồn tại từ suốt những câu ca dao dân gian. Tố Hữu đã tiếp thu tinh hoa của thế giới thơ ca cổ điển, thành công trong việc vận dụng nét truyền thống vào lời thơ hiện đại của mình, cất lên thành những câu hát dịu êm.
Màu sắc dân tộc được biểu hiện ở những yếu tố dân gian. Và đoạn thơ trên thấm nhuần màu sắc dân gian ấy. Tố Hữu đã sử dụng thành công lối kết cấu lặp lại. Cặp đại từ “mình”-“ta” được sử dụng xuyên suốt đoạn thơ. Cặp đại từ phiếm chỉ ấy lại kết hợp với thể thơ lục bát khiến cho đoạn thơ có dáng dấp như câu ca dao xa xưa. Nó quen thuộc với ta đến mức ai cũng có lần đọc ca dao mà lại thành đọc thơ Tố Hữu. Kể cả cách ngắt nhịp, gieo vần điệu và giọng điệu cũng giống đến lạ. Tuy nhiên, thơ Tố Hữu vẫn là thơ Tố Hữu. Cặp đại từ mình ta trong ca dao thường được sử dụng phiếm chỉ người nam người nữ trong mối quan hệ tình cảm mật thiết:
- “Mình về mình nhớ ta chăng
- Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.”
Không chỉ vận dụng sáng tạo cặp đại từ mình ta, nét dân tộc còn đậm đà bởi Tố Hữu đã đưa những hình ảnh quen thuộc vào câu thơ của mình. Câu thơ “Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn” với hình ảnh “sông” và “nguồn” như gợi lại câu “uống nước nhớ nguồn” đã quen thuộc với bao thế hệ. Đặc biệt là hình ảnh “áo chàm” trong câu thơ “Áo chàm đưa buổi phân li”. Hình ảnh “áo chàm” xuất hiện gợi nhắc ta về hành động “chia bào” thường gặp trong cuộc chia truyền thống. Nhưng áo chàm ở đây không chỉ là hình ảnh biểu trưng cho sự chia ly mà nó còn mang những ý nghĩa sâu sắc hơn. Sắc chàm là sắc màu đặc trưng ủa núi rừng Tây Bắc, cũng là đại diện cho con người chiến khu Việt Bắc trong ngày chia ly. Màu áo chàm là sắc màu bình dị, là thuốc nhuộm quần áo rất bền bỉ của người Việt Bắc. Màu áo chàm như ánh lên nghĩa tình thủy chung, gắn bó bền chặt của người ra đi và người ở lại, thể hiện sự trường tồn của lối sống nghĩa tình trong lòng của cả “mình” và “ta”.
Dân mình sống nghĩa tình, nên những lời thơ mà dân mình viết ra cũng đậm sắc màu của tấm lòng như thế. Đoạn thơ đượm hồn dân tộc bơi nó hàm chứa giọng điệu tâm tình truyền thống của văn chương Việt Nam. Bên trên “mình” nói
- “Mình về mình có nhớ ta?
- Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.”, bên dưới “ta” đáp lại:
- “Tiếng ai tha thiết bên cồn
- Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi”.
Đoạn thơ tuy chỉ gồm bốn cặp lục bát nhưng ta đã thấy một Tố Hữu rất đậm đà ở trong đó. Phong cách nhà thơ vừa quen lại vừa lạ, những điều tưởng như quen lắm, vào thơ Tố Hữu lại trở nên riêng và mới đến như vậy. Phong cách thơ ấy, vừa là kết quả của một ngòi bút có tâm vừa là trái ngọt của một người nghệ sĩ có tài.
- QP - vfo.vn
BÀI VIẾT SỐ 2 NÉT ĐẶC SẮC TRONG PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU THỂ HIỆN QUA ĐOẠN THƠ "MÌNH VỀ MÌNH CÓ NHỚ TA...CẦM TAY NHAU BIẾT NÓI GÌ HÔM NAY"
Tuốc-ghê-nhép từng nói:"Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình". Phong cách nghệ thuật là yếu tố quan trọng không chỉ giúp cho người nghệ sĩ gây được ấn tượng với bạn đọc mà còn mang đến cho họ một vị trí vững chắc trong dòng chảy văn học muôn đời.
Trên bầu trời văn học Việt Nam, Tố Hữu là một ngôi sao sáng, ông để lại dấu ấn không chỉ bởi những vần thơ xuất sắc của một "cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng" mà còn bởi phong câch nghệ thuật vô cùng độc đáo. Việt Bắc là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của Tố Hữu. Chỉ qua 8 câu thơ đầu tiên, ta cũng đã có thể thấy được những nét đặc sắc trong phong cách của ông.
Trước hết, Tố Hữu là một nhà thơ trữ tình chính trị xuất sắc. Thơ không chỉ là để nói những tình cảm riêng tư của bất cứ cá nhân nào, thơ Tố Hữu phản ánh những sự kiện trọng đại của dân tộc. Bài thơ Việt Bắc ra đời khi hiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc. Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Tố Hữu cũng là một trong những người lính đã từng gắn bó cùng đồng bào Việt Bắc trong những năm kháng chiến trường kì. Việt Bắc là khúc ca thắm đượm ân tình giữa người ở lại và người ra đi. Cái tôi trữ tình của Tố Hữu bởi vậy không còn là cái tôi cá nhân riêng tư, mà là cái tôi hướng đến cái ta chúng rộng lớn, nó rung lên từng nhịp đập của con tim của cả một thế hệ đồng bào Việt Bắc và những người lính cụ Hồ đã cùng kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi suốt 15 năm kháng chiến, từ những ngày đầu cách mạng còn non trẻ tới ngày thành công.
Song, nếu như chỉ đơn thuần là khắc hoạ tình cảm quân dân cá nước sắt son, thì Tố Hữu không phải là người duy nhất, điều làm nên sự độc đáo trong những vần thơ của ông chính là chất trữ tình trào dâng. Trong 8 câu thơ đầu tiên, tình quân dân được thể hiện như một lời tâm tình tha thiết.
- "Mình về mình có nhớ ta
- Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
- Mình về mình có nhớ không
- Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn"
Nếu bốn câu thơ đầu tiên là lời trao gửi, nhắn nhủ của kẻ ở với người đi, thì 4 câu thơ tiếp theo tụa như lời đồng vọng của những người ra đi.
- "Tiếng ai tha thiết bên cồn
- Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
- Áo chàm đưa buổi phân li
- Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"
- "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"
Về nghệ thuật, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Bài thơ sử dụng những chất liệu vô cùng giản dị, thân quen của văn học Việt Nam xưa. Thể thơ lục bát truyền thống, lối nói đối đáp và cặp đại từ mình-ta đã đi về trong những câu ca dao xưa:
- "Mình về mình có nhớ ta
- Ta về ta nhớ hàm răng mình cười"
- "Ta về mình có nhớ ta
- Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
- Con mình những trấu cùng tro
- Ta đi xách nước tắm cho con mình
- Con mình vừa đẹp vừa xinh
- Một nửa giống mình, một nửa giống ta"
Rõ ràng, chỉ qua 8 câu thơ đầu tiên, những nét độc đáo trong phong cách của Tố Hữu hiện lên thật rõ nét: một hồn thơ giàu cảm xúc, một ngòi bút thơ trữ tình chính trị xuất sắc, một tiếng nặng hồn dân tộc với vốn ngôn ngữ giản dị mà vận dụng sáng tạo những chất liệu vốn có của dân gian. Qua đây, ta cũng thấy được một cái nhìn giàu yêu thương, trân quý của một con người đã từng gắn bó sâu đậm với mảnh đất này. Sự thành công của đoạn thơ đã góp phần không nhỏ tạo nên ấn tượng khó phai của bài thơ Việt Bắc trong lòng bạn đọc và tâm hồn, tài năng của Tố Hữu.
-M-vfo.vn
- Chủ đề
- phong cách to huu việt bắc