Soạn bài Chữ người tử tù lớp 11 - Nguyễn Tuân

Hướng dẫn các bạn cách soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 11 ngắn gọn đơn giản

chu-nguoi-tu-tu.jpg

Huấn Cao – một nhân vật lấy cảm hứng từ Cao Bá Quát




Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. ông có vai trò rất quan trọng trong việc đóng góp và tạo nên sự thành công của văn học Việt Nam hiện đại. Chữ người tử tù, một tác phẩm đặc sắc của ông, là tác phẩm kết tinh tài năng của ông. Qua bài văn ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, qua đó hiểu được quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ về bài viết này.

Câu 1: tình huống truyện của tác phẩm chữ người tử tù là gì? Tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện.
Trả lời:
- Tình huống truyện chữ người tử rù đầy kịch tính đó là : Nguyễn Tuân xây dựng một tình huống truyện đặc sắc, có vấn đề, giàu kịch tính, thể hiện qua mối quan hệ giữa hai tuyến nhân vật, Huấn Cao- viên quản ngục và thầy thơ lại.
- Tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện:
+ Huấn Cao: trang anh hung nghĩa liệt, có chữ tâm cao đẹp, sẵn sang cứu người lầm đường lạc lối.
+ Viên quản ngục: tâm hồn hướng thiện, có tấm lòng “ biệt nhỡn liên tài”, biết ăn năn hối hận để được “ thiên lương”con người.

Câu 2: phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. qua nhân vật Huấn Cao anh chị có nhận xét gi về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?
Trả lời:
Phân tích vẻ độc đáo của hình tượng Huấn Cao:
- Một con người tài hoa- khí phách
- Huấn Cao được xây dựng từ một nguyên mẫu có thực trong cuộc đời: đó là nhà thơ Cao bá Quát nổi tiếng viết chữ đẹp một thời,là con người có khí chất và không chịu khuất phục.
- Huấn Cao là một con người tài hoa, tài ở đây là viết chữ đẹp
- Cái tài của nhân vật gắn với cái tâm
Nhận xét quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân: bằng việc cả ngợi kẻ tử thù của xã hội đương thời, Nguyễn Tuân bộc lộ thái độ căm gét đối với xã hội đó, khao khát vươn tới một xã hội tốt hơn. Điều ấy đồng nghĩa với việc ông đã gửi gắm qua tác phẩm lòng yêu nước thầm kín, nhưng không kém cảm động tha thiết.

Câu 3: nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “ một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗ lộn xô bồ”?
Trả lời:
Phẩm chất của quản ngục: quản ngục say mê cái đẹp và nhân cách cao thượng của con người, biết hướng thiện, có tấm lòng “ biệt nhỡn liên tài”, có sở thích cao quý. Bên trong con người công cụ của chính quyền tàn bạo là một tâm hồn nghệ sĩ biết yêu cái đjep, biết hướng tới một cuộc sống lương thiện. quản ngục khúm núm trước sự tỏa sang của cái đẹp, những dòng chữ và Huấn Cao.

Câu 4: phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho viên quản ngục trong nhà lao. Vì soa tác giả lại coi đây là “ một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
Trả lời:
- Cảnh cho chữ trong nhà lao là hình ảnh chưa bao có từ trước đến nay
- Người nghệ sĩ vượt qua đau đớn, khốn cùng để thể hiện cái đẹp, cái trong sang của thơ văn
- Cái đẹp có thể khiến con người ta kum rúm, ruột rè trước nó
- Trật tự, kỉ cương trong nhà từ xưa nay bị quản ngục và Huấn Cao đảo ngược
- Cái thiện được thể hiejn rõ rang, sự mãnh mẽ của cái thiện có thể giết chết cái ác

Câu 5: anh chị có nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện chữ người tử tù?
Trả lời:
- Xây dựng được tình huống truyện giàu kịch tính, có sức hấp dẫn đối với người đọc.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật già dặn:
+ Dùng bút pháp “ vẽ mây nẩy trăng”
+ Dùng nhiều thủ pháp miêu tả
+ Để cho nhân vật xuất hiện đúng lúc
+ Hành động cử chỉ phù hơjp với nhân vật
- Nghệ thuật viết văn xuôi điêu luyện:
+ Bố cục chặt ché, dựng cảnh tài tình, sống động như thật
+ Gợi không khí cổ xưa vừa trang trọng, trang nghiêm lại sống động tinh tế.

Xem thêm: Soạn bài hai đứa trẻ lớp 11
 
  • Chủ đề
    chữ người tử tù lop 11 soan bai
  • Top