Soạn bài Thực hành về thành ngữ điển cố lớp 11

Khi học bài thực hành về thành ngữ, điển cố chúng ta sẽ củng cố và nâng cao những kiến thức về thành ngữ, điển cố. đồng thời lĩnh hội và sử dụng thành ngữ, điển cố một cách tốt hơn. Chúng ta cùng đi đến bài thực hành về thành ngữ, điển cố.

Câu 1: Tìm thành ngữ trong đoạn thơ sau, phân biệt với từ ngữ thông thường về mặt cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.
(Trần Tế Xương, Thương vợ)
Trả lời:
Thành ngữ trong đoạn thơ:
- Lặn lội thân cò: hình ảnh quen thuộc là con cò, tác giả đổi mới và sang tạo hơn khi so sánh hình ảnh con cò với sự vất vả người phụ nữ.
- Một duyên hai nợ: dây cũng là một sự sang tạo của tác giả với một câu nói quen thuộc của người Việt
- Năm nắng mười mưa: sử dụng thành ngữ để nói lên sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ.

Câu 2: Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm trong các câu thơ sau:
Người nách thước, kẻ tay đao;
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông
(Nguyễn Du)
Trả lời:
a. Đầu trâu mặt ngựa:
- Tính tượng hình: thể hiện rõ một tên côn đồ hung hang
- Tính biểu tượng: biểu tượng cho người tàn bạo, hung ác
- Tính hàm súc: lời ít mà ý nghĩa nhiều
b. Cá chậu chim lồng:
- Tính hình tượng:thể hiện hình ảnh bị giam cầm, giam hãm
- Tính biểu tượng: biểu hiện cho sự mất tự do, tù túng
- Tính hàm súc: nói gọn nhưng thông tin nhiều và ý nghĩa sâu sắc
c. Đội trời đạp đất:
- Tình hình tượng: thể hiện hình ảnh to lớn, ngạo nguễ
- Tính biểu tượng: tượng trưng cho sức mạnh

Câu 3: Đọc lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ sau trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào là điển cố.
Giường kia treo cũng hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
Trả lời:
- Giường kia: điển cố Trần Phồn và Từ trĩ đời Hậu Hán( treo giường)
- Đàn kia: điển cố Bá Nha và Chung Tử Kì (đập đàn)

Câu 4: Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc, thâm thuý của điển cố trong những câu thơ sau:
- Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
- Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
- Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.
- Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Trả lời:
- Ba thu: một ngày không gặp nhau giống như trải qua 3 mùa thu là 3 năm
- Chin chữ: là tình cảm đối với cha mẹ qua chin chữ là sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc.
- Liễu ChươnG Đài: gợi lại chuyện xưa cũ, nhớ gười xưa
- Mắt Xanh: cách nhìn nhận của Từ Hải về pẩm giá của Kiều

Câu 5: Thay thế thành ngữ trong những câu sau bằng các từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa. Nhận xét về sự khác biệt và hiệu quả của mỗi cách diễn đạt.
a) Này các cậu, đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới. Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ.
b) Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường...
trả lời:
- Ma cũ bắt nạt ma mới: nói lên rằng người cũ cậy quen bắt nạt người mới đến. có thể thay thế bằng người cũ bắt nạt người mới
- Chân ướt chân ráo: thể hiện sự vừa mới đến, lạ lẫm
- Cưỡi ngựa xem hoa: làm việc không kĩ càng mà qua loa

Câu 6: Đặt câu với mỗi thành ngữ sau:
– Mẹ tròn con vuông.
– Trứng khôn hơn vịt.
– Nấu sử sôi kinh.
– Lòng lang dạ thú.
– Phú quý sinh lễ nghĩa.
– Đi guốc trong bụng.
– Nước đổ đầu vịt.
– Dĩ hoà vi quý.
– Con nhà lính, tính nhà quan.
– Thấy người sang bắt quàng làm họ.
Trả lời:
Ví dụ:
- Chị Hoa sinh khó, nhưng nhờ có sự giúp đỡ của bác sĩ nên mẹ tròn con vuông
- Thằng nhỏ học tệ thật, học như nước đổ đầu vịt
- Thằng Hoàng thấy nhà kia giàu, nên nó thấy người sang bắt quàng làm họ

Câu 7: Đặt câu với mỗi điển cố sau:
– Gót chân A–sin.
– Gã Sở Khanh
– Nợ như chúa Chởm
– Sức trai Phù Đổng
– Đẽo cày giữa đường
Trả lời:
Ví dụ:
Bây giờ xã hội phát triển, thiếu gì những gã sở khanh

Xem thêm: Soạn bài Văn tế nghĩ sĩ Cần Giuộc lớp 11
 
  • Chủ đề
    lop 11 soan bai thực hành về thành ngữ điển cố
  • Top