Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh lớp 11

soan-bai-vao-phu-chua-trinh.jpg


Mặc dù đây là một đoạn trích nhỏ, tuy nhiên Vào phủ chúa Trịnh cũng đã thể hiện được sâu sắc về giá trị cũng như ngòi bút ghi chép tuyệt vời của Lê Hữu Trác. Và bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi phân tích sâu hơn một số vấn đề trong tác phẩm này.

Câu 1: Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?
Trả lời:
a. Quang cảnh trong phủ chúa:
Quang cảnh trong phủ chúa cực kì xa hoa, tráng lệ, lại thâm nghiêm từ những điều này có thể thấy quyền uy tối cao của nhà chúa:
- Lệnh truyền vào phủ gấp, cáng chạy như ngựa lồng, tên đầy tớ chạy đàng tước hét đường,….
- Khi vào phủ phải trải qua ba lần vào cửa, “ những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”. ở mỗi của đều có người giữ cửa trình báo tên người muốn vào phủ và có lính canh gác, “ ai muốn vào phải có thẻ”, trong khuôn viên phủ chúa có điếm “ hậu mã quân túc trực” để chúa sai khiến việc bên ngoài. Vườn hoa của chúa “ cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùa hương”. Trong khuôn viên của phủ chúa, “ người giữ cửa truyền báo rộn rang, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. tất cả đã nói lên vị trí trọng yếu và quyền lực tối cao của chúa trong triều đình.
- Bên trong phủ là những nhà Đại đường, Quyển hồng, Gác tía với kiệu son, võng điều, đồ nghi tượng sơn son thiếp vàng và những “ đồ đạc dân gian chưa từng thấy”. đồ dung tiếp khách ăn uống toàn là “ mâm vàng, chén bạc”.
- Đến nội cung thế tử phải qua năm, sáu lần trướng gấm. trong phòng không có ánh sang tự nhiên mà chỉ thắp nến. nơi ở cửa thế tử rất sang trọng, có sập thiếp vàng, ghế rồng sơn son thiếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân, “ xung quanh lấp lánh hương hoa ngào ngạc”.
=> Quang cảnh nói lên quyền lực tối cao nằm trong tay nhà chúa cùng nếp sống hưởng thụ xa hoa của chúa trịnh và gia đình.
b. Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:
- Lời nhắc đến chúa vô cùng trang trọng và lễ độ
- Chúa luôn có các phi tầng túc trực xung quanh
- Thế tử bị bệnh nên có 7, 8 thần y túc trực và phục dịch “ mấy người đứng hầu hai bên”. Thế tử là một đứa trẻ, nhưng khi ai vào cũng phải cúi lạy và chào, khi cởi áo thế tử thì một viên quan phải xin phép.
c. Những quan sát, ghi nhận đã nói lên thái độ của tác giả với cuộc sống nơi phủ chúa:
- Tác giả quan sát tinh thế và ghi chép lại một cách chân thực bằng những chi tiết miêu tả sắc nét, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.
- Tác giả thốt lên “ ông này lạy khéo” khi một cụ già phải quy lạy trước thế tử 5,6 tuổi
- Tả tỉ mỉ các chi tiết bên trong cái màn là nơi “ thánh thượng đang ngự”, có mấy người cung nhân đang xúm xít, đèn sáp chiếu sang, làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ”.
=> Một cuộc sống xa hoa đáng lên án của chúa Trịnh Sâm lúc bấy giờ.
Câu 2: phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà anh chị cho là “ đắt”, có tác dụng làm bật giá trị hiên thực của tác phẩm.
Trả lời:
- Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa, lộng lẫy, tấp nập người hầu, tác giả đã nhận xét: “ bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực sự khác hẳn người thường”
- Khi được mời ăn cơm sang, nhà văn lại ghi cảm nhận của mình: “ mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết phong vị của nhà đại gia”.
- Nói về baajnh của thế tử, tác giả nhận xét: “ vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tâm trạng phủ yếu đi. -> đứng trước sự giàu sang, xa hoa nhưng tác giả vẫn dửng dưng.
Câu 3: cách chuẩn đoán bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn, ta hiểu gì về người thầy thuốc này?
Trả lời:
- Tác giả là một người thầy thuốc giỏi, có kiến thức rộng và già dặn kinh nghiệm
- Bên cạnh tài năng ông còn là nhà thầy thuốc có lương tâm và đức độ
- Ông có những phẩm chất cao quý: khinh thường lơi danh, quyền quý, thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà. Mặc dù giàu sang nằm trong tầm tay nhưng ông dửng dưng.
- Ông không đồng tình với lối sống hưởng lạc thú quá mức của những người nắm giữ trọng trách quốc gia.
Câu 4: theo anh ( chị), bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? phân tích những nét đặc sắc đó.
Trả lời:
- Cách ghi chép kể lại chuyện vào khám bệnh cho thế tử rất chân thực, chân thực đến từng chi tiết và cụ thể
- Không chỉ tả thực mà ngòi bút của tác giả còn sắc sảo, ông nắm được bản chân của sự việc, hoàn cảnh, từng chi tiết bên trong phủ chúa.
- Tài quan sát nhạy bén và tinh tế của tác giả với con mắt tinh tường và xuyên suốt , xuất phát từ nhân cách tốt đẹp của nhà văn.

Xem thêm: Soạn bài Thương vợ lớp 11 - Trần Tế Xương
 
  • Chủ đề
    lop 11 soan bai vào phủ chúa trịnh
  • Top