Hướng dẫn nuôi cá cảnh


CÁ CẢNH DỄ NUÔI: TRÂN CHÂU, MÔ LY - SAILFIN MOLLY

Cá trân châu - Cá mô ly là một loài cá cảnh đẹp cho bể cá cảnh nước ngọt và hồ thủy sinh. Cá trân châu có 3 màu sắc cơ bản: trắng, vàng, đen; cá trân châu cũng như cá bình tích là loài cá cảnh dễ nuôi và rất thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.

Cá trân châu có tên khoa học Poecilia spp,

Tên Tiếng Anh: Sailfin molly hay còn được gọi với cái tên mô ly; trân châu

Bộ: Cyprinodontiformes (bộ cá sóc),

Họ: Poeciliidae (họ cá khổng tước), chung dòng họ với cá bảy màu.

Cá mô ly trên thị trường rất hiếm gặp dạng thuần chủng, cá có nguồn gốc từ các loài: Poecilia latipinna; Poecilia sphenops; Poecilia velifera

Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 50, ban đầu chỉ có dạng hắc bố lũy, đến thập niên 70 có thêm mô ly trắng, thập niên 90 có thêm dạng mô ly vàng và bông, bình tích vàng và đen, năm 2002 có thêm bình tích trắng....

Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước. Cá trân châu trống có kỳ lưng (vây lưng) rất rộng và rất đẹp, cá mái thì kỳ lưng ngắn hơn và cái bụng luôn to vì nó mang thai liên tục.

(Tổng hợp tài liệu từ Cá Cảnh Phong Thủy)

 
Sửa lần cuối:



CÁ CẢNH DỄ NUÔI: KIM SƠN (cá nước ngọt) - TINFOIL BARD


- Tên khoa học: Barbonymus schwanenfeldii (Bleeker, 1853)

- Chi tiết phân loại: Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)

Họ: Cyprinidae (họ cá chép)

Tên đồng danh: Barbodes schwanenfeldii (Bleeker, 1853); Barbus schwanenfeldii Bleeker, 1853; Puntius schwanenfeldii (Bleeker, 1853)

Tên tiếng Việt khác: Cá Kim ngân; Cá He đỏ; Cá He vàng; Cá Thiên sư Tên tiếng Anh khác: Goldfoil barb

Nguồn gốc: Cá kim sơn hiện chủ yếu từ nguồn khai thác tự nhiên ở trong nước, riêng kim ngân nhập từ Đài Loan

(Tổng hợp tài liệu từ Thiên Đường Cá Cảnh)
 
Sửa lần cuối:



CÁ BÌNH TÍCH ĐẺ SIÊU KHỦNG - MOLLY BALLOON

Dấu hiệu cá bình tích sắp đẻ:

Thông thường với các loại cá nói chung và cá bình tích nói riêng sắp đẻ thường núp vào nơi tối, rậm rạp như rong, rêu, đá, cây thủy sinh,… và rất dữ. Khi cá nào lại gần khu vực đó thì cắn liền, không cần biết đó là loại cá nào; có một dấu hiệu khác nữa là khi cá trống theo đuôi cá mái cứ cắn miết, cá mái trốn chạy là cá sắp đẻ.

Chuẩn bị cho cá bình tích sinh sản:

Cá bình tích khi trưởng thành sẽ sinh sản, cá đẻ con, cá con mới đẻ ra là biết bơi liền tuy nhiên chúng còn hơi yếu và bơi như con lăng quăng làm mấy con cá lớn khác tưởng ấu trùng và ăn cá con.

Cá bình tích con mới đẻ nằm dưới đáy, một số con đẻ non cái bụng bị lòi ra ngoài sẽ chết sau ít phút.

Khi bụng cá bình tích lớn là khi chúng sắp đẻ, bạn cần chuẩn bị:

Vớt cá mẹ ra một hồ cá nhỏ riêng đã chuẩn bị sẵn nước.

Mọi việc bạn cần làm là tạo một không gian yên tĩnh cho cá đẻ con, không nên để cá trống chung vào với cá mái sắp đẻ và đồng thời không để máy lọc nước, mọi sự chấn động quấy rầy cá mái vào thời điểm này đều có thể khiến cá bình tích bị sẩy thai chết cả cá mẹ lẫn cá con mới đẻ hoặc may mắn giữ mạng được một trong hai.

Sau khi cá đẻ bạn cần cẩn thận vớt cá mẹ ra đề phòng một số con ăn con của chúng, sau một đến 2 ngày sau cá con có thể ăn được bo bo hoặc lòng đỏ trứng gà, bạn nên cho cá con ăn vừa đủ tránh thức ăn thừa gây dơ nước và chết cá. Sau một thời gian có thể sử dụng thức ăn viên bóp nhỏ ra cho chúng ăn cho đến khi lớn.

Để chuẩn bị cho những chú cá con ra đời bạn cần phải có một môi trường và cách nuôi cá bình tích thật tốt để chúng có thể lớn và phát triển một cách bình thường.

(Tổng hợp tài liệu từ Thế Giới Cá Cảnh)
 
Sửa lần cuối:



CÁ CẢNH DỄ NUÔI: TÔM CẢNH - CRAYFISH PRO

Hồ nuôi tôm

Tôm càng cần 1 cái bể với độ pH 7.0 (trung tính) có nhiệt độ từ 70 - 75 độ F. Không sử dụng 1 bể nuôi cá có nhiệt độ cao với sinh vật này.

Ngoài ra, bể phải có oxi, có lọc. 1 con tôm cần 5 đến 10l nước cho riêng mình (ví dụ hồ 40x40x40 = 64 lít = số lượng khuyến khích nuôi trong hồ là 6 con ).

Không khuyến khích bạn đặt nhiều tôm trong bể nhưng nếu bạn làm, bạn phải chắc chắn bọn nó có đủ không gian riêng và đủ chỗ ẩn nấp. Ngoài ra, nếu ban có quá nhiều tôm trong bể, chắc chắn bọn nó sẽ giết lẫn nhau.

Ngoài sự bão hòa oxi, bạn sẽ phải cần máy sục khí hay tạo bọt khí trong hồ của bạn.

Hãy chắc chắn rằng thay nước mỗi tuần để giữ hồ luôn trong sạch.

Lưu ý: Không đặt vỏ sò, san hô trong bể, điều này sẽ ảnh hưởng đến pH của nước.

Thực hiện thay nước thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi tuần. Luôn luôn khử clo trước khi thay nước.

Lưu ý: Không được sử dụng lọc đáy vì tôm thích đào, nó có thể kẹp hoặc bị kẹt vào vỉ lọc đáy.

3. Cách làm hồ sao cho tôm của ban được thoải mái.

Tôm thích đào hang và lẩn trốn đại khái là thích bóng tối, vì vậy bạn phải tạo ra 1 môi trường thuận lợi cho việc này.Bạn có thể cho thêm vào bể 1 cái lâu đài cao, ống nhựa PVC, đá, thực vật.

Mấy con tôm này thích leo lên trên những thứ này nhưng những thứ thực vật thì nó sẽ ăn rất nhanh.

Cố gắng giảm thiểu ánh sáng trong hồ vì tôm thoải mái hơn khi không có nhiều đèn.

4. Cách nuôi tôm.

Tôm cần loại thức ăn chìm như là 1 cây đinh (dạng thanh dài dài để nó dễ gắp). Loại thức ăn chìm cho tôm là thích hợp. Nó cũng thích ăn rau hoặc thứ gì bị mục nát (lá bàng mục chẳng hạn).

Nếu nuôi chung với cá, tránh để cá ăn quá nhiều thức ăn của tôm. Chắc chắn rằng bạn thả đủ các thanh thức ăn chìm xung quanh nơi trốn của nó và đảm bảo nó nhận ra được điều đó.

Thức ăn thực vật của tôm có thể là lá bắp cải, bí xanh, hoặc đậu hà lan bóc vỏ....

Tôm cũng có thể ăn được 1 số loại thực phẩm đông lạnh như là bo bo, sâu, cá đông lạnh và tôm nước mặn.

5. Giữ tôm của bạn an toàn với các loài cá khác.

Tôm có thể sống với các loài cá khác miễn là không sống chung với các loài cá chuột, tôm cũng có thể giết những cá con cá quý đắt tiền của bạn như cá ba đuôi, cá ping pong, cá hạc đỉnh hồng, bảy màu...

6. Chăm sóc tôm của bạn khi nó lột vỏ.

Theo thời gian, tôm sẽ lột vỏ, lúc đó là lúc nó dễ tổn thương nhất. 1 số bạn sẽ bỏ vỏ của nó, tốt nhất là không nên bỏ vỏ của nó đi vì tôm có 1 sở thích là ăn vỏ nó, điều này sẽ giúp nó tăng cường và phát triển bộ vỏ mới. một số bạn thậm chí còn đặt riêng tôm của mình sang 1 cái hồ riêng để bảo vệ nó trong khi nó đang lột vỏ.

(Tổng hợp từ nhiều tài liệu)
 
Sửa lần cuối:



CÁCH NUÔI CÁ BẢY MÀU SINH SẢN (1) - GUPPY

Bể nuôi cá bảy màu sinh sản là bể nước ngọt không cần yêu cầu quá rộng, chỉ cần chứa được khoảng 10 lít nước, nhưng bạn cần có nhiều bể để chứa, vì cá bảy màu đẻ nhanh và nhiều.

Lọc nước:

Thông dụng nhất có lẽ là hệ thống lọc sử dụng bọt biển. Nó gồm 1 máy hút và 1 miếng bông lọc được đặt trong hộp để lọc các chất bẩn. Và bạn chỉ cần giặt nó trong nước ấm mỗi tuần 1 lần là đủ. Miếng bông lọc sẽ giữ tất cả chất thải ra trong hồ cá.

Máy bơm không khí:

Bạn cũng nên có 1 máy bơm khí (sủi khí) cho những hồ cá của mình. Nó sẽ giúp không khí lưu thông, làm tăng lượng oxy trong nước bể cá, cá sẽ mau lớn hơn

Ánh sáng cho hồ cá bảy màu:

Nếu có nhiều bể, giải pháp tốt nhất là sử dụng 4 bóng đèn huỳnh quang hơn là phải thắp sáng cho từng bể riêng biệt. Ánh sáng nên được giữ 10 - 14 tiếng/ngày. Bạn nên mở đèn 1 giờ trước lần ăn đầu tiên và tắt đèn 1 giờ sau lần ăn cuối cùng

Nước nuôi cá bảy màu


Nước là yếu tố quan trọng nhất để nuôi guppy (cá bảy màu) với số lượng lớn. Nếu bạn dùng nước máy, bạn nên phơi ngoài nắng 1 ngày trước khi dùng để khí clo trong nước thoát ra hết.

Trong trường hợp khẩn cấp, bạn cũng có thể thay nước cho hồ cá bằng nước máy chưa "phơi" nhưng phải cho sủi bọt trong hồ để khí clo thoát lên nhanh hơn.

Amoniac là nguyên nhân số 1 dẫn đến cái chết cho lũ cá, gây ra bởi tình trạng nuôi cá quá đông trong 1 hồ, cho ăn quá nhiều dẫn đến thừa thức ăn, do nước xấu hay thiếu oxy.

Nếu nghi ngờ có sự hiện diện của amoniac, bạn nên thay khoảng 1/3 nước hồ và cho sủi bọt thật nhiều. Độ cứng và độ pH cũng rất quan trọng.

Guppy thích nước hơi cứng và độ pH từ 6.8 - 7.8 (tốt nhất là 7.0). Vì vậy mà bạn có thể nuôi chúng vô tư trong các hồ xi măng (và có vẻ chúng chỉ thực sự lớn và sinh sản khi được nuôi trong hồ xi măng). Tuyệt đối không được thay đổi đột ngột độ pH và độ cứng của nước, nếu không cá sẽ chết nhiều. Nếu bạn muốn thay đổi thì sự thay đổi này phải diễn ra một cách từ từ!

Thay nước

Việc thay nước có thể tạo ra hoặc giết chết những con cá tuyệt đẹp. Việc loại bỏ phân và thức ăn thừa trong hồ cá là rất quan trọng. Những người nuôi cá thành công khuyên rằng bạn nên thay 30 - 40% lượng nước hàng tuần. Một số người thay nước hàng ngày với số lượng là 10% nước trong hồ. Việc này giúp cá bột lớn nhanh hơn và to hơn. Nó cũng làm giảm lượng amoniac.

Nhiệt độ

Guppy sống trong nhiệt độ từ 75 đến 82 độ F (tốt nhất là 78). Nếu trời lạnh, bạn có thể dùng cây sưởi để giữ cho nhiệt độ trong hồ được ổn định. Nếu có nhiều hồ, bạn có thể dùng bếp lò để sưởi.

(Tổng hợp tài liệu từ Thiên Đường Cá Cảnh)

 
Sửa lần cuối:



CÁCH NUÔI CÁ BẢY MÀU SINH SẢN (2) - GUPPY

Thả cá vào hồ sau khi mua

Việc đầu tiên cần làm sau khi mua cá là hãy thả chúng vào 1 cái bể nhỏ và phải nhớ dùng nguồn nước ở nơi mà bạn đã mua chúng (khi mua bạn nên xin thêm nhiều nước vào). Cứ 20 - 30 phút, bạn đổ thêm 1 ít nước lấy trong bể nhà vào bể nuôi tạm. Đến khi bể tạm đầy khoảng 3/4, hút 1/2 nước ra khỏi bể và thay bằng nước bể nhà. Bạn cứ làm việc này 2 - 3 lần trong vòng 1 - 2 giờ. Lúc này, bạn có thể thả cá vào trong bể nhà được rồi. Đừng lo lắng nếu anh lính mới cảm thấy sợ sệt và lẩn trốn ! Nếu chúng thấy hoảng sợ, đừng cho chúng ăn trong vòng 24 - 48 giờ. Nếu chúng có vẻ không ăn sau đó thì bạn cũng không nên cho thức ăn vào hồ vì việc này sẽ mau chóng làm bẩn nước hồ. Đừng lo lắng vì việc này là bình thường và có thể mất cả tuần để chú guppy mới bơi lượn và xử sự như những chú guppy bình thường khác.

Sau 4 - 6 tuần thì cá mái đã sẵn sàng đẻ con. Bạn nên vớt nó sang một bể nhỏ hơn, cho vào 1 chút rong để có chỗ cho cá con lẩn trốn không bị mẹ chúng ăn. Khi cho cá con ăn, bạn nên cho hơi nhiều thức ăn. Lí thuyết nói rằng khi được cho ăn, những chú cá con nên được bao quanh bởi thức ăn thay vì phải bơi đi tìm. Và bạn cũng nên nhớ cho cá mẹ ăn đầy đủ trong thời gian này để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Sau khi cá mẹ đẻ hết, vớt nó trở về bể cũ với cá trống và tiếp tục nuôi lũ cá con trong bể nhỏ trong vòng 1 vài tuần.

Cho cá bảy màu ăn

Từ lúc mới đẻ đến 6 tuần: Cá bột nên được cho ăn tôm con mới nở. Bạn cũng nên cho vào hồ một ít muối. Việc này sẽ làm cá sống khỏe hơn và làm tôm con có thể sống lâu hơn. Sau 2 ngày, bạn có thể cho cá ăn thức ăn khô, nhớ là phải tán ra thật nhuyễn và nên dùng 1 loại thức ăn cố định thôi.

Từ 6 tuần tuổi đến lúc trưởng thành: Việc cho ăn thích hợp và 1 khẩu phần cân bằng chính là chìa khóa để dẫn đến thành công, nếu bạn cho cá ăn không tốt thì sẽ chẳng có bàn thắng nào được ghi. Một khẩu phần cân bằng phải thoả mãn mọi nhu cầu về chất dinh dưỡng của cá.

Giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời 1 chú guppy là 3 tháng đầu đời. Cho ăn không phù hợp trong 3 tháng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cá sau này. Bạn nên cho cá ăn đơn giản, nhưng phải thường xuyên và đều đặn, nên cho ăn từ 6 - 8 lần/ngày. Một khẩu phần có sự thay đổi đa dạng giữa thực phẩm khô và tươi là rất cần thiết cho sự phát triển của cá. Hãy chắc rằng bạn đã tìm được loại thức ăn tốt nhất và đừng nên quá mặc cả trong chuyện này. Tôm con, trùn chỉ, lăng quăng, bo bo... là nguồn cung cấp protein động vật rất tốt. Tảo và salad có thể cho cá nguồn protein thực vật chúng cần. Hai loại thức ăn có giá trị nhất là trùn chỉ và tôm con. Một khẩu phần tốt nên bắt đầu bằng tôm con, sau đó cả ngày cho chúng ăn thức ăn khô, và kết thúc bằng một bữa trùn chỉ thịnh soạn trước khi đi ngủ.

Cách nở trứng tôm:

Cho trứng tôm vào 1 chai nhỏ, chứa nước mặn (2 muỗng canh muối cho 1 lít nước) và cho sục khí liên tục trong vòng 18 - 20 giờ. Sau đó bạn có thể vớt tôm ra cho cá ăn. Tốt nhất là khi mua trứng tôm, nên hỏi kĩ người bán và "đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng"

Hãy cố gắng cho cá ăn đều đặn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày ( 2 trong số đó nên là thức ăn tươi). Không được cho ăn thừa và giữ cho đáy hồ được tự do khỏi thức ăn thừa. Nhiều người nuôi cá thả catfish (Corydoras) vào trong hồ để ăn thức ăn thừa. Vài người nghĩ rằng những con catfish này sẽ ăn cá con. Nếu bạn nghĩ vậy thì có thể chờ cá con lớn lên chút ít rồi thả chúng vào.

Gây giống cá bảy màu

Khi bạn mua về 3 con cá (1 trống/2 mái), bạn có thể tạo ra 2 dòng cá song song nhau. Sau 1 vài lần nhân giống, sẽ có đủ sự khác biệt giữa các dòng cá và bạn có thể nhân chéo 2 dòng để giữ cho cá của bạn luôn khoẻ mạnh. Tất cả những người nuôi guppy cần phải biết cách lựa chọn cá. Nuôi tất cả cá chung với nhau sẽ làm giống mau chóng bị thoái hoá.

Việc tách bầy và chọn lọc có hể thực hiện sau 6 tuần đầu. Lúc này bạn đã có thể phân biệt được đâu là cá trống, cá mái. Hãy tách những con trống và mái sang những bể riêng để tránh sự lai tạo ngoài ý muốn. Bạn cũng nên loại bỏ những con cá xấu, dị dạng hay yếu ra khỏi bầy. Và không nên để số lượng từ 10 - 20 con cá trong 1 bể nhỏ 10 gallon. Mật độ cá nên ở mức 1 con/1 gallon để đạt được sự phát triển tối đa. Thời điểm để chọn giống cá cũng còn phụ thuộc vào giống cá bạn đang nuôi. vd: cá màu đỏ, xanh lá cây, xanh da trời lớn nhanh và có thể được lựa chọn sau 3 tháng. Ngược lại, những con cá màu vàng hay trắng mất nhiều thời gian hơn để trưởng thành, do đó bạn phải chờ 4 - 5 tháng để có thể tiến hành việc chọn lựa.

(Tổng hợp tài liệu từ Thiên Đường Cá Cảnh)
 
Sửa lần cuối:



CÁ THÂN TIÊN AI CẬP NÉT ĐẸP HUYỀN BÍ - ORINOCO ANGELFISH

Cá thần tiên ai cập có tên tiếng anh là Orinoco Angelfish

- Tên thông thường: thần tiên Ai Cập, còn gọi là Orinoco Angelfish

- Tên Khoa học: Pterophyllum altum

- Họ: Cichlidae

- Xuất xứ: Nam Mỹ

- Kích thước tối đa: 20 cm

- Thức ăn: ăn tạp, tuy nhiên rất thích mồi sống

- Tầng sống: thích nghi rộng

- Môi trường nước nơi khai thác rất mềm.

- Nhiệt độ: 28-30 C

- PH: 5,5 - 7

- Khó phân biệt giới tính.

- Là loại cá sống bầy đàn được cho là hiền lành thích hợp nuôi trong môi trường thủy sinh tuy nhiên khi chúng đói chúng có thể ăn thịt những loại cá nhỏ hơn và ăn cả rong rêu.

(Tổng hợp tài liệu từ Thiên Đường Cá Cảnh)
 
Sửa lần cuối:



CÁ CẢNH DỄ NUÔI: CÁ CHÉP KOI

Cá có nguồn gốc từ Nhật và có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm).

Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá chép Koi sống trong vùng nước ngọt, hoặc có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 – 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 – 27 độ C. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

Là loài cá ăn tạp, cá ba ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như: bo bo và các loài động phiêu sinh khác, cá con cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín. Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy, do đó giai đoạn này, tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ, loăng quăng, hoặc gây nuôi tốt các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Vai trò của nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này quyết định tỉ lệ sống của cá. Cá khoảng một tháng tuổi trở đi ăn thức ăn giống như cá trưởng thành, ăn tạp thiên về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng côn trùng. Cá còn ăn cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hợp dưới dạng viên hoặc sợi.

(Tổng hợp tài liệu từ PHUNUNET)
 
DHVciI.jpg


Gởi bạn Phúc Lộc Châu:

Thông thường phân biệt cá tứ vân trống - mái rất khó vì chúng có hình dáng tương đối giống nhau. Theo kinh nghiệm của tôi, con nào bụng bự có trứng là cá mái!

Ảnh trên là 1 con cá tứ vân trống: bé hơn cá mái, vây lưng đỏ hơn và mũi cá có vệt đỏ nhiều
 



CÁCH CHĂM SÓC CÁ PHƯỢNG HOÀNG NGŨ SẮC - RAM CICHLID


1.Phân bố
– Phía Bắc, phía Tây Bắc và phía Nam Mỹ từ Venezuela đến Colombia, cá thích sống ở môi trường nước ngọt nhiệt độ 25 – 30 độ C.
– Cá thuộc dạng cá hiền nên có thể nuôi ghép với nhiều loại cá khác có tập tính của cá sống thành bầy đàn.

2. Một số đặc điểm sinh học chính của cá
a) Hình dạng
Thân hình nhỏ, thân phủ ngũ sắc lấp lánh đặc biệt màu sắc của cá thay đổi theo cường độ ánh sáng, thông thường ánh sáng tự nhiên cá có màu sáng đậm.

b) Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn là động vật cỡ nhỏ như trứng nước, trùn chỉ ngoài ra cá ăn được thức ăn chế biến dạng viên.

c. Đặc điểm sinh trưởng
Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh. Sau một tháng cá đạt khoảng 2 – 3 cm. Sau 3 tháng cá đạt khoảng 3 – 3,5 cm. Chiều dài tối đa ngoài tự nhiên khoảng 4 – 10 cm.

d. Đặc điểm sinh sản
– Cá trưởng thành khoảng 6-8 tháng nuôi (kích thước 3 – 4 cm), khi tới tuổi trưởng thành cá đực và cá cái mới có sự khác nhau về hình dạng bên ngoài.
– Cá đực: có vi lưng,vi bụng, vi hậu giương cao, có màu sắc sặc sở thường thì lớn hơn cá cái.

– Cá cái: có kích thước nhỏ, màu sắc các vây nhạt và các vi không giương cao, khi sinh sản cá cái có bụng to nhìn rất rõ.
– Cá đẻ quanh năm nhưng tập trung vào tháng 3 đến tháng 10, trứng cá thuộc dạng trứng dính. Nên tách cá đẻ nuôi riêng từng cặp khi cho cá sinh sản để đạt kết quả tốt nhất. Bể dùng để nuôi sinh sản có thể tích 10 – 15 lít/1cặp cá, mực nước trong bể khoảng 10 – 12 cm.
– Tỉ lệ đực:cái là 1:1, cần bố trí sục khí nhẹ.
– Cá có tập tính bắt cặp và dọn tổ trước khi đẻ, trung bình 1 cá cái đẻ khoảng 150 – 400 trứng, trứng sẽ nở sau 2 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ bên ngoài.
– Cá có tập tính giữ con tốt nhưng đôi khi cá cũng ăn lại trứng và cá bột khi cá bị hoảng sợ. Do đó tốt nhất sau khi cá đẻ trứng, ta vớt trứng cá chuyển sang bể ấp có xử lý thuốc Metylen Blue trong khoảng 36 giờ, sau đó chuyển trứng sang bể nở.
– Sau khi nở 3 – 6 ngày cá tiêu hết noãn hoàn và bắt đầu ăn ngoài.
– Thời gian cá phát dục trở lại khoảng 15 – 20 ngày.

II. Kỹ thuật ương cá phượng hoàng
Việc ương cá con cũng khá đơn giản như cá ông tiên, kim sa,… Khoảng 3 – 5 ngày đầu cho ăn cho ăn lòng đỏ trứng luột chín hoà với nước. Những ngày tiếp theo cá đã bắt đầu ăn được trứng nước. Khoảng 10 ngày sau nên tập cho cá ăn trùn chỉ trước khi muốn chuyển cho cá ăn thức ăn viên.

(Tổng hợp tài liệu từ Kỹ Thuật Nuôi Trồng.com)

 



CÁ CẢNH DỄ NUÔI: CÁ VÒI VOI (MŨI VOI) - ELEPHANTNOSE FISH

Cá Vòi Voi (cá mũi voi) một loài cá cảnh đẹp có hình dạng tổng thể một con cá… với cái miệng dài ra giống vòi con voi, vây lưng và bụng thì chẳng giống ai, tập tính lạ lùng, nuôi trong hồ thủy sinh.

Cá vòi voi có tên khoa học Gnathonemus petersii (Günther, 1862); tên Tiếng Anh: Elephantnose fish thuộc bộ cá Osteoglossiformes (bộ cá thát lát), họ: Mormyridae (họ cá vòi voi) có nguồn gốc từ châu Phi

Cách nuôi cá vòi voi Nuôi trong hồ thủy sinh: Cá vòi voi có thể đạt kích thước đến 35 cm, cá thường được nuôi theo từng đàn 5-6 con trong hồ thủy sinh.

Cá thích hợp nuôi trong hồ rong với ánh sáng yếu, nhiều cây thủy sinh làm nơi trú ẩn. Bể cần có nắp đậy vì cá hay nhảy. Cá sống ở tầng đáy trong bể, cá thích sục mũi xuống nền đáy tìm thức ăn nên bể cần phủ cát, bùn đất hoặc trải sỏi tròn không có góc cạnh.

Nước nuôi cá cần đảm bảo: Nhiệt độ nước (C): 24 – 28; độ cứng nước (dH): 5 – 15; độ pH: 6,0 – 7,5

Cách chăm sóc: Như các loài cá không có vảy khác, cá nhạy cảm với các loại thuốc chữa bệnh, muối ăn, hóa chất hay chlorin trong nước máy. Để nuôi dưỡng thành công loài cá này cần quản lý tốt môi trường nuôi và phòng bệnh hiệu quả.

Cá vòi voi ăn gì: Cá vòi voi ăn thức ăn động vật, chủ yếu là các loại côn trùng và các loại trùn dưới nền đáy, có thể ăn thức ăn đông lạnh. Cá hoạt động và ăn chủ yếu vào ban đêm. Cho cá ăn thức ăn vừa cỡ miệng, thả xuống nền đáy gần nơi cá trú ẩn vào ban đêm.

Hình thức sinh sản: Đẻ trứng, cá chưa sinh sản nhân tạo, chưa có thông tin đặc điểm sinh sản, nguồn giống hiện chủ yếu là vớt cá từ tự nhiên ở châu Phi.

Bể cá cảnh nuôi cá vòi voi cần đảm bảo:

Thể tích bể nuôi (L): 220 (L)

Chiều dài bể: 100 cm

Yêu cầu ánh sáng: Yếu

Yêu cầu lọc nước: Trung bình

Yêu cầu sục khí: Nhiều

(Tổng hợp tài liệu từ Cá Cảnh Phong Thủy)

 



BỂ CÁ KOI TUYỆT ĐẸP Ở ĐƯỜNG HẦM ĐẤT SÉT, ĐÀ LẠT - FISH TANK

Trải dài hơn 1.200m giữa rừng thông xanh biếc, Đường hầm đất sét là một kỳ quan nhân tạo mới ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Dù chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 2012 nhưng nơi đây đã trở thành điểm đến thu hút rất nhiều tour của các công ty du lịch lữ hành.

Đường hầm đất sét có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Đường hầm điêu khắc, Đường hầm đất đỏ, Làng đất sét... nhưng dù với bất cứ tên gọi nào thì nơi đây cũng kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của du khách để tìm đến khám phá. Chủ nhân của Đường hầm đất sét là anh Trịnh Bá Dũng, người có niềm đam mê lớn với những công trình kiến trúc cổ ở Đà Lạt.

Sau 4 năm nghiên cứu, anh Trịnh Bá Dũng đã tìm ra công thức biến đất sét bazan thành một chất liệu mới có màu sắc độc đáo và đặc biệt thân thiện với môi trường. Đường hầm đất sét chính là sự đột phá đỉnh cao về chất liệu khi xây dựng nên nó là một hỗn hợp có độ bền tương đương với bê tông.

Theo anh Trịnh Bá Dũng cho biết, công trình điêu khắc nghệ thuật này được tạo nên dựa vào hai ý tưởng là tái hiện lại một Đà Lạt từ thuở ban sơ và một Đà Lạt là thành phố du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng tại Việt Nam.

Đường hầm đất sét bắt đầu là đầu con rồng, tượng trưng cho nòi giống Rồng Tiên của người Việt. Từ đó, du khách được khám phá tổng quan về Đà Lạt với chất liệu toàn bằng đất sét, đặc biệt là cảm nhận rõ nét về nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt.

Những công trình kiến trúc và văn hóa độc đáo như ga xe lửa, dinh Bảo Đại, Viện Pasteur, Đại học Đà Lạt, Khách sạn Palace, nhà thờ Con Gà, chùa Linh Sơn, hồ Xuân Hương, chợ Đà Lạt… rồi đến sân bay Liên Khương, hồ Tuyền Lâm, thung lũng Tình yêu... đều là những điểm du lịch nổi tiếng Đà Lạt được tái hiện công phu trên chất liệu đất sét.

Đường hầm đất sét được ghi nhận với hai kỷ lục của Sách Kỷ lục Việt Nam bởi một ngôi nhà độc đáo rộng khoảng 90m2. Đó là kỷ lục về ngôi nhà làm bằng đất đỏ bazan không nung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên có diện tích lớn nhất và ngôi nhà được thi công bằng đất đỏ có phong cách độc đáo nhất. Anh Lê Anh Ngọc, du khách đến từ Bình Thuận chia sẻ: “Tôi đến Đà Lạt nhiều lần và tham quan nhiều điểm du lịch hấp dẫn nhưng đường hầm đất sét đã tạo cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị đặc biệt. Các công trình kiến trúc, cảnh quan Đà Lạt bằng đất sét như nổi bật giữa không gian thơ mộng của Đà Lạt…

(Theo Nguyễn Vũ Thành Đạt)

 
Sửa lần cuối:



CÁ CẢNH DỄ NUÔI: CÁ BA ĐUÔI MẮT LỒI - BUTTERFY TELESCOPE

Cá vàng mắt lồi là một trong những dòng cá vàng xưa nhất còn tồn tại đến nay, và được phát triển từ đột biến tự nhiên khiến mắt cá lồi ra. Tác giả Matsui, trong cuốn sách nổi tiếng của mình “Chỉ dẫn về cá vàng”, liệt kê hàng loạt hình ảnh cá vàng đuôi đơn từ bầy lai với cá vàng thường của ông. Điều này khiến Matsui tin rằng mắt lồi là một đột biến tự nhiên và hầu hết các nhà nghiên cứu cá vàng hiện đại đều đồng ý với phát hiện này.

Người Trung Hoa rất hâm mộ con rồng, một sinh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường và khả năng tái sinh. Đừng nhầm lẫn giữa con rồng Trung Hoa với con rồng thời trung cổ trong thần thoại phương Tây. Thay vì cứng cáp như rồng phương Tây, rồng Trung Hoa dài, mềm mại và có màu tươi sáng. Người Trung Hoa cố gắng tạo ra những sinh vật trông giống như con rồng và một trong những kết quả là cá vàng mắt lồi, còn được gọi là “demekin” (lưu kim nhật mắt lồi) hay mắt rồng ở Trung Hoa.

Cá vàng “mắt rồng” thích nghi rất tốt. Thậm chí, cá vàng “mắt rồng” thường được lai với các dòng cá khác để cải thiện những đặc điểm nhất định cho chúng. Chẳng hạn, nhiều người tin rằng cá vàng đuôi voan được tạo ra bằng cách lai cá vàng “mắt rồng” với cá vàng lưu kim nhật hay đuôi quạt để phát triển bộ vây dài trên thân hình tròn trịa. Tương tự, hàng loạt màu sắc ở cá vàng được phát triển từ cá vàng mắt lồi gồm xanh dương, nâu, xanh-nâu, vải hoa và gấu trúc (đen-trắng). Sau đó, lại lai tạo tiếp để loại bỏ đặc điểm của cá vàng mắt lồi.

Cá vàng mắt lồi (telescope) có thân ngắn, tròn, với đuôi kép và cặp mắt lồi. Độ rộng thân phải lớn hơn 2/3 chiều dài thân. Đuôi là dạng đuôi kép, có kích thước từ 5/8 đến 3/2 chiều dài thân với các thùy đuôi phải tách biệt trên 90%. Thùy đuôi tròn hoặc hơi nhọn. Kích thước vây lưng khoảng từ 1/3 đến 5/8 độ rộng thân. Vây ngực và vây bụng phải tròn, có kích thước trung bình và tương ứng với đuôi. Vây hậu môn phải có hai thùy, hình dạng tương ứng với đuôi, vây ngực và vây bụng. Điểm đặc trưng của dòng cá này đó là con ngươi lồi ra và hai bên phải đều nhau. Có ba loại vảy là ánh kim, bán kim và phi kim. Vảy ánh kim gồm cam, đỏ-trắng, đen, xanh dương, nâu, trắng và nhị sắc. Vảy bán kim gồm nhị sắc, tam sắc, đỏ đơn sắc và vải hoa (có hay không có các đốm). Vảy phi kim gồm tím, nhị sắc và tam sắc. Các phân dòng mắt lồi bao gồm hắc mẫu đơn đuôi xòe (broadtail black moor), mắt lồi đuôi bướm (butterfy telescope) và mắt lồi oranda (đầu rồng).

Cá vàng mắt lồi có thân tròn trịa và cặp mắt lồi hẳn ra ngoài. Thân gần giống với oranda hơn là lưu kim nhật, hay nói cách khác, nó tròn trịa thay vì có hình tròn. Vây tương đối dài, mặc dù ở một số dòng, vây cực dài, đặc biệt là vây lưng và đuôi. Ở những con cá vây dài, đuôi hầu như không nhọn và trông rất ngang bằng (square-cut). Dạng đuôi ngang bằng này còn gọi là đuôi đầm (petticoat) và đôi khi cá được bán dưới cái tên rất mỹ miều “cá vàng đuôi đầm”.

Mắt là đặc điểm nổi bật của dòng cá này, mắt nên đều và lồi hẳn ra ngoài. Khi nói đến mắt đều, chúng ta ám chỉ đến 2 vấn đề. Vấn đề thứ nhất là kích thước, nói cách khác, hai mắt phải có cùng kích thước. Một ví dụ về vấn đề kích thước của mắt đó là cá có một mắt to hơn hẳn mắt kia. Vấn đề thứ hai là vị trí của mắt trên đầu. Hai mắt phải bố trí một cách đối xứng ở hai bên đầu. Nếu một mắt nằm lệch về trước hay ra sau một cách đáng kể hoặc lệch lên hay xuống dưới một cách đáng kể so với con còn lại thì đó là một khiếm khuyết.

Được biết, con mắt lồi ra dễ bị chấn thương. Tốt nhất nên tránh nuôi cá trong môi trường có vật sắc nhọn khiến mắt tổn thương.

Cá vàng mắt lồi rất lớn con, thường đạt đến 15-18 cm, không kể đuôi. Những cá thể lớn hơn cũng có nhưng không nhiều như ở lưu kim nhật và oranda. Cá vàng mắt lồi có nhiều màu sắc và loại vảy gồm ánh kim, bán kim và phi kim; chúng là loại cá vàng phổ biến nhất cùng với oranda. Mặc dù cặp mắt có bề ngoài khác lạ, cá vàng mắt lồi rất khỏe mạnh và có thể nuôi trong hồ có nhiều loại cá vàng khác nhau, tuy nhiên có lẽ không nên nuôi chung với cá vàng đuôi đơn bởi vì chúng có thể không giành nổi thức ăn.

Thức ăn của cá ba đuôi mắt lồi cũng là thức ăn riêng của cá vàng gồm dạng viên và dạng mảnh có bán nhiều tại các tiệm cá cảnh.

(Tổng hợp tài liệu từ Diễn Đàn Cá Cảnh)

 



LỤC BÌNH VÀ RONG CHO CÁ CẢNH -WATER HYACINTH, EGERIA DENSA, CABOMBA CAROLINIANA

1. Bèo lục bình - Water hyacinth:

Bèo lục bình còn gọi là bèo Tây, bèo Nhật Bản là cây sống ở nước, trang trí đẹp cho hồ cá ngoài trời và cho trứng cá vàng bám vào đấy rất tốt lá mọc hoa thị, có cuống phồng thành phao nổi, gân hình cung. Ra hoa vào tháng 10 -11. Ở Châu Âu và các xứ lạnh không nuôi được bèo lục bình và bèo sú, người ta lấy nút bần dùi lỗ và xỏ xâu thành một chùm để cho cá đẻ trứng (thay cho rễ bèo).

2. Cây Rong đuôi chó - Egeria densa:

Đây là một loại cây thủy sinh vô cũng đẹp, dễ sống và có sức sống rất cao, cây phát triển rất nhanh. Rất được ưa thích để làm hậu cảnh trong hồ thủy sinh. Cây không đòi hỏi dinh dưỡng cao, dễ chăm sóc, do cây phát triển nhanh nên bạn cần thường xuyên cắt tỉa.

3. Cây rong đuôi chồn - Cabomba caroliniana :

Rong đuôi chuồn được biết đến rất phổ biến và thông dụng. Loại cây này tương đối dễ sống, cây phát triển, sinh nhanh trong thời gian rất nhanh và có thể chiếm rất nhiều diện tích. Do đó khi trồng bạn nên chú ý cắt tỉa sao cho phù hợp. Chế độ dinh dưỡng với dòng cây này không đòi hỏi cao, không cần chăm chút quá nhiều, bạn có thể thả cây tự do trong nước, không nhất thiết phải cắm xuống nền.

4. Ráy nước thủy sinh:

Cây Trầu Bà nhỏ - Ráy nhỏ hay còn gọi là ráy nana là một cây thủy sinh dễ trồng bậc nhất hiện nay. Cùng giống loài với chúng là cây Trầu Bà lớn – ráy lớn, nhưng Trầu Bà nhỏ - Ráy nhỏ lại có hình dáng nhỏ gọn và dễ thương hơn. Với màu sắc tươi và có thể trồng cắm xuống nền, cột lên lũa và đá, cây Trầu Bà nhỏ - Ráy nhỏ là một lựa chọn tuyệt vời cho những hồ thủy sinh trung bình và nano.

 



CÁCH CHĂM SÓC TẢO CẦU XANH TRƯỜNG THỌ MARIMOS

1. Làm thế nào để chăm Marimo?
Không cần quá nhiều nước và ánh sáng. Marimo chỉ cần nguồn nước sinh hoạt hằng ngày và nguồn ánh sáng trong phòng ngủ. Nó không cần nguồn thức ăn để thực hiện quang hợp như một số loại thực vật khác.

2. Những loại nguồn ánh sáng nào sử dụng để nuôi Marimo?
Bất kỳ nguồn ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo nào cũng được.

3. Có cần phải thay nước cho Marimo?
Nước máy là đủ tốt cho Marimo và các bạn nên thay nước 1 tuần 1 lần hoặc 2 lần, nếu bạn có thời gian.

4. Tôi phải làm gì khi thay nước?
Bạn có thể ép nhẹ nhàng Marimo để bụi bẩn bị mắc kẹt trong đó chảy ra ngoài. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng cuộn tròn Marimo qua lại trên lòng bàn tay của bạn để giúp nó giữ được hình dạng tròn của nó. Marimos sẽ cảm nhận được tình yêu của bạn dành cho nó

5. Có thể nuôi cá hoặc tôm cùng Marimo không?
Được bạn nhé

6. Tại sao Marimo thay đổi màu sắc?
Thay đổi màu sắc từ xanh sang nâu hoặc xám cho thấy Marimo của bạn đang bị bệnh! Hãy rửa Marimo dưới vòi nước đang chảy và thêm một ít muối thô vào bình (khoảng 5% lượng nước) và sau đó mang bình ra ngoài nơi có ánh sáng khoảng 3 tiếng. Nhưng lưu ý không cho ánh sáng mặt trời chiếu thằng vào em nó nhé.

7.Thời gian sống lâu nhất của Marimo khi không có nguồn nước ?
Trong điều kiện lý tưởng, Marimo có thể sống trong một tháng mà không cần có nguồn nước.

8. Tại sao Marimo có lúc nổi và chìm?
Thường thường Marimo sẽ chìm trong nước. Tuy nhiên, khi Marimo thực hiện quang hợp oxy bong bóng được tạo ra sẽ bao quanh marimo và làm cho Marimo nổi lên trên bề mặt của nước. Đây là một điều bình thường. Không sao nhé.

9. Marimo có đẻ được không? Là có thể chia nó thành hai?
Có, marimo có khả năng sinh sản, tuy nhiên nó là tảo, đừng hiểu nhầm đây là một loài động vật nhé. Một cầu tảo marimo trưởng thành khoảng 3 – 4 cm thì sẽ có thể tách ra các nano marimo trên thân của chúng. Bạn không nên tự tách marimo của mình ra, vì như vậy có thể làm nó chết.

11. Làm thế nào để Marimo lớn nhanh hơn?
Bạn có thể giúp đỡ bằng cách hạ thấp nhiệt độ và nâng cao chất lượng nước. Có rất nhiều phát triển khác nhau để thúc đẩy sự tăng trưởng Marimo!

2. Nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến Marimo?
Đúng vậy, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào marimo sẽ ảnh hưởng xấu đến chúng. Nếu muốn, bạn có thể đặt lọ Marimo của mình vào ngăn mát của tủ lạnh trong vòng 24 giờ để em ấy mát mẻ, dễ dàng phát triển.

13. Marimo có thể sống trong chai, lọ bịt kín hoàn toàn không?
Có, Marimo có thể sống trong chai hoặc lọ bịt kín hoàn toàn. Trong thực tế chai hoặc lọ bịt kín có thể tránh bụi và sâu bệnh có thể gây hại Marimo của bạn!

(Theo Ohay TV)

 
Top