Hướng dẫn nuôi cá cảnh




CÁCH ĐẶT BỂ CÁ CẢNH ĐÚNG PHONG THỦY ĐỂ HÚT TÀI LỘC VÀO NHÀ

* Theo phong thủy thì hướng tốt nhất để đặt bể cá là hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn hoặc hướng Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Tuy nhiên, nhà ở hiện đại thiết kế theo hướng tận dụng triệt để diện tích và không gian sử dụng nên việc bố trí bể cá bên cạnh đáp ứng yêu cầu về phong thủy còn cần lưu ý sự hài hòa, hợp lý với các đồ vật và không gian ngôi nhà.

* Theo quan niệm của người phương Đông thì số cá và màu sắc của cá thích hợp với vị trí đặt bể cá ở các hướng như sau:

- Bắc (thuộc hành Thủy): Thích hợp nuôi 1 con cá có màu đen, trắng hoặc vàng kim; cũng có thể nuôi 1 con cá đen và 6 con cá vàng kim.

- Đông Nam (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có màu đen hoặc màu xanh.

- Đông Bắc (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có màu vàng.

- Đông (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có màu đen hoặc xanh

- Nam (thuộc hành Hỏa): Thích hợp nuôi 9 con cá có màu đỏ hoặc 2 con cá xanh và 7 con cá đỏ

- Tây Nam (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có màu vàng

- Tây (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá có màu trắng hoặc màu vàng kim

- Tây Bắc (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá màu trắng hoặc màu vàng kim.

* Dù đặt bể cá ở vị trí nào cũng nên lưu ý những điểm sau:

- Bể cá phải được tựa lưng vào bờ tường để tăng độ vững chãi, chắc chắn cho tài lộc.

- Bể cá phải đặt ở gần lối đi, phòng khách hoặc ở những nơi trang trọng.

- Nên đặt bể cá ở phương vị Chu Tước (đứng giữa nhà nhìn ra cửa chính thì bên tay trái gọi là Thanh Long, bên tay phải là Bạch Hổ, phía sau là Huyền Vũ, phía trước là Chu Tước) mới có lợi cho tài vận, tuyệt đối không đặt ở phương vị Huyền Vũ thì thủy bị tụ lại, sẽ dẫn đến suy giảm tài lộc.

- Trong phong thủy, bể cá mang ý nghĩa tốt lành, do đó nên đặt ở các hướng tốt như: Bắc, Tây Bắc hoặc Đông Nam.

- Nên đặt bể cá ở những vị trí ít ánh sáng tự nhiên (mặt trời) chiếu vào.

- Nên đặt bể cá ở bên trái cửa chính (từ trong nhà nhìn ra) để đón vận may về tài lộc.

- Không đặt bể cá bên phải của chính (từ trong nhà nhìn ra) vì sẽ mang lại những bất lợi cho cuộc sống hôn nhân.

- Không đặt bể cá thẳng hướng cửa chính nhìn vào.

- Không đặt bể cá dưới tượng thờ các thần, đặc biệt là thần Tài hay ông tam đa Phúc - Lộc - Thọ sẽ phạm “chính thần hạ thuỷ”, khiến gia chủ khuynh gia bại sản.

- Không đặt bể cá trong bếp hoặc đối diện với bếp sẽ gây mất mát về vật chất và phát sinh bất hòa cho gia đình.

- Không tận dụng gầm cầu thang để đặt bể cá vì gầm cầu thang mang tính âm, đặt bể cá tại đây sẽ làm năng lượng âm tồn đọng dưới gầm cầu thang.

* HÌNH DÁNG BỂ CÁ

- Hình tròn (thuộc hành kim): Rất tốt vì kim sinh thủy.

- Hình chữ nhật (thuộc hành mộc): Khá tốt.

- Bể cá hình lục giác (thuộc hành thủy): Tốt vì bình hòa.

- Bể cá hình vuông (thuộc hành thổ): Không nên vì thổ khắc thủy.

- Bể cá hình các góc nhọn (thuộc hành hỏa): Không nên vì thủy khắc hỏa.

(Tổng hợp tài liệu từ Tử Vi Số Mệnh)

 



CÁ CẢNH DỄ NUÔI: CÁ MẢ GIÁP LÙN- PEARL GOURAMI

- Tên khoa học:Trichogaster leerii (Bleeker, 1852)

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)
Tên đồng danh: Trichopus leerii Bleeker, 1852; Trichopodus leerii (Bleeker, 1852)
Tên tiếng Anh khác: Diamond gourami; Mosaic gourami.
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 80, hiện đã sản xuất giống trong nước

- Tên Tiếng Anh: Pearl gourami

- Tên Tiếng Việt: Cá Sặc trân châu; Cá Mã giáp

- Nguồn cá:Sản xuất nội địa

Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …

- Chiều dài cá (cm):12

- Nhiệt độ nước (C):24 – 28

- Độ cứng nước (dH):5 – 30

- Độ pH:6,5 – 8,5

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Thái Lan, Malaysia và Indonesia
Tầng nước ở: Cá sống ở tầng giữa và tầng mặt nước.

Sinh sản: Cá đẻ trứng tổ bọt, cá đực chăm sóc tổ trứng

3. Kỹ thuật nuôi Cá sặc trân châu, cá mã giáp
- Thể tích bể nuôi (L):90 (L)

- Hình thức nuôi:Ghép

- Nuôi trong hồ rong:Có

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Ít

- Yêu cầu sục khí:Ít

- Loại thức ăn:Tảo, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ và thức ăn viên

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 60 cm

Thiết kế bể: Cá lên màu đẹp trong bể trồng nhiều cây thủy sinh với một ít thực vật nổi và giá thể trú ẩn. Bể có nắp đậy, nhiều ánh sáng và không gian cho cá bơi lội. Cá hiền, thích hợp trong bể nuôi chung.

Chăm sóc: Cá dễ nuôi, khỏe mạnh, thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh. Như các loài cá sặc khác, cá chịu được ngưỡng ôxy thấp nhờ có cơ quan hô hấp phụ, thường lên thở khí trên mặt nước.

Thức ăn: Cá ăn tạp bao gồm tảo, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ và thức ăn viên.

(Tổng hợp tài liệu từ Thiên Đường Cá Cảnh)
 



BỂ CÁ CẢNH ĐẦU XUÂN - NEW YEAR FISH TANK

Bể cá quay vào mùng 1 Tết. Các em cá rất vừa được cho ăn xong, rất vui tươi, khỏe mạnh và sinh động. Đó cũng là những niềm vui và những may mắn trong năm mới cho những người nuôi cá cảnh

LỜI CHÚC MỪNG NĂM MỚI MẬU TUẤT 2018 DÀNH CHO GIA ĐÌNH, BẠN BÈ

Chúc mừng năm mới Mậu Tuất 2018, chúc mọi điều bình an và tốt đẹp tới các bạn và gia đình.

Năm mới chúc các bạn sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Happy New Year 2018!!!

Chúc năm mới các bạn: 1 vợ, 2 con, nhà 3 tầng, xe 4 chỗ!

Chúc các bạn hay ăn chóng béo, tiền nhiều như kẹo, tình chặt như keo, dẻo dai như mèo, mịn màng trắng trẻo, sức khỏe như voi.

Chúc các bạn năm mới, tiền vào bạc tỉ, tiền ra rỉ rỉ, miệng cười hi hi, vạn sự như ý, cung hỉ, cung hỉ!

Chúc cả gia đình các bạn vạn sự như ý, tỉ sự như mơ, triệu điều bất ngờ, không chờ cũng đến!

Chúc các bạn có 1 cái tết vui vẻ, hạnh phúc, vạn sự như ý, “Tiền vào như nước sông Đà. Tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin”

Chúc các bạn còn cô đơn có nhiều người để ý. Tỏ tình nhiều ý. Tiền nhiều nặng ký. Công việc vừa ý. Miệng cười mắt ti hí. Sống Lâu Một tí.

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Hạnh phúc đưa nhau đến từng nhà
Vài lời cung chúc tân niên mới.
Lộc - Tài - Phúc - Thọ nở như hoa.

Tết tới tấn tài. Xuân sang đắc lộc. Gia đình hạnh phúc. Vạn sự cát tường
 
Nuôi chim tốn công sức nhiều vì phải cho chim ăn và tắm. Cho chim đi gặp các bạn chim khác để tập hót. Còn nuôi cá vừa tốn công và tốn tiền. Nhất là nuôi cá rồng, cá săn mồi, cá cảnh nước mặn... tiền bỏ ra mỗi ngày không ít
 



LỌC TRÀN TRÊN CỰC KỲ HIỆU QUẢ CHO BỂ CÁ CẢNH - FILTER PUMP FOR AQUARIUM

Giới thiệu nguyên lý hoạt động của lọc tràn cho bể cá.

Trước hết một bộ lọc thực sự hiệu quả là bộ lọc có các phần lọc sau : Lọc thô, lọc tinh và lọc hóa học. Lọc tràn bể cá là một trong những hệ thống lọc bể cá hiệu quả nhất có đầy đủ các phần lọc trên.

Nguyên lý hoạt động của lọc tràn là nước được bơm từ bể cá vào ngăn đầu tiên của bể lọc để lọc thô sau đó sẽ qua ngăn thứ 2 hoặc thứ 3 để lọc tinh và đến ngăn tiếp theo để lọc hóa học trước khi đến ngăn cuối cùng để bơm ngược lại bể.

Lọc thô:

Thường sử dụng bông lọc để giữ lại các chất bẩn lớn trong nước như là phân cá, thức ăn thừa và các chất cặn lơ lửng trong nước phần lọc này còn gọi là lọc cơ học hiệu quả phần lọc này càng cao thì nước trong bể càng sạch. Có thể dùng kiểu lọc dàn mưa để tang hiệu quả lọc cho phần này. Cần chú ý giặt bông lọc thường xuyên tránh tắc bông nước không chảy được gây tràn nước ra ngoài.

Lọc tinh:

Lọc tinh hay còn gọi là lọc sinh học phần lọc này có chứa các loại vật liệu lọc như sứ lọc, gốm lọc, nham thạch, san hô vụn... Là các vật liệu có nhiều các lỗ rỗng nhỏ là nơi cư trú cho các loại vi sinh vật phân hủy các chất như các muối ( NH4+), (NH3) và các loại (NO3- ) là các chất độc hại do cá bài tiết ra mà phần lọc thô không lọc được gây độc cho cá và làm cho bể cá có mùi hôi thối hoặc tanh. Bạn nên bổ sung vi sinh vật bằng cách thường xuyên cho men vi sinh vào bể cá theo định kỳ 1 – 2 tháng.

Lọc hóa học:

Sau khi trải qua hai phần lọc trên bạn cần phải có một ngăn để khử các độc tố cho bể cá bằng các vật liệu lọc như Than hoạt tính, Đá lọc Asen... để khử độc cho nước.

Lọc tràn trên được dùng phổ biến từ 4 – 5 ngăn lọc như sau:

Ngăn 1 : Lọc thô nên dùng bông lọc để lọc các cặn thừa của cá bên dưới có bùi nhùi để tang hiệu quả lọc giúp nước tràn qua nhanh.

Ngăn 2: Sứ lọc bên trên bùi nhùi bên dưới vừa lọc thô vừa lọc tinh vì có 1 vài loại sứ (sứ vàng) có lỗ li ti.

Ngăn 3: Nham thạch trộn san hô vụn cũng có tác dụng lọc thô nhưng nhiệm vụ chính là nơi VI SINH có ích trú ngụ, khi nước chảy qua sẽ được diệt khuẩn trước khi xuống bể.kê bùi nhùi bên dưới các loại vật liệu lọc để tang hiệu quả lọc

Ngăn 4 : Dùng nham thạch + Than hoạt tính + bùi nhùi + đá lọc Asen vừa có tác dụng lọc Hóa học vùa có tác dụng lọc Sinh học.

Ngăn 5: Nên không để gì cho nước thoát nhanh, hoặc lót tấm nhựa và 1,2 lượt bông mỏng để giữ lại các cặn bẩn nhỏ lọt qua các ngăn trước đó
Bạn có thể gộp ngăn 2 và ngăn 3 vào với nhau nếu bạn làm lọc tràn 4 ngăn.

(Tổng hợp tài liệu từ Cá Cảnh Kim Giang)

 



CÁ CẢNH ĐẸP: CÁ DĨA - DISCUS FISH

Cá dĩa là 1 trong những loài cá đẹp nhất trong các loài cá cảnh nước ngọt. Với nhiều màu sắc hoa văn khác nhau đã giúp cho loài cá này đứng vững trên thị trường cá cảnh.

- Cá dĩa có thân hình trơn láng. Cá đĩa được chia ra 2 chủng loại chính đó là cá đĩa hoang dã và cá đĩa thuần chủng.

Cá dĩa hoang thì có 4 dòng chính đó là: Cá dĩa Heckle, cá dĩa nâu (brown discus), cá dĩa xanh Dương (blue discus)và cá dĩa xanh lá (green discus). Phần còn lại thuộc họ nhà cá dĩa đều do những nghệ nhân chơi cá Lai tạo thành, Giống thông thường của giòng cá lai tại dược gọi là cá dĩa bông xanh (turquoise) và hiện nay giống mới nhất là cá bạch tạng (snow white hoặc albino white).

- Thức ăn của cá dĩa: trong môi trường nuôi nhân tạo thường là trùn đỏ, trùn chỉ, bo bo, lăng quăng hay tim gan bò băm nhuyễn. Cá dĩa không kén ăn, nhưng tương đối khó nuôi vì cá chỉ sống mạnh khỏe ở một môi trường nước thật sạch, độ pH từ 5,5 đến 7,0 nước mềm là tốt nhất (tuy nhiên chúng vẫn có thể sống ở biên độ pH dao động từ 4.0 - 8.5) và ở điều kiện nhiệt độ từ 26 đến 32 độ C.

- Cá dĩa sinh sản : Giai đoạn bắt cặp xảy ra trong vòng 7-10 ngày. Cặp cá sẽ tự tách ra một góc bể, dùng miệng làm sạch nơi sẽ sinh đẻ. Đôi cá này thường kề sát miệng, quẫy mạnh đuôi, đuổi bắt nhau, xua đuổi những con khác lại gần chúng. Tiếp đó chúng bơi sóng đôi, quấn quít bên nhau. Trước khi đẻ một vài ngày, cá có hiện tượng rùng mình, rung toàn thân, xếp vây lại, đôi lúc đứng yên tại chỗ, ít bắt mồi. Khi sinh, cá chúc đầu xuống 45 độ. Lúc này gai sinh dục lộ rõ, màu sắc rực rỡ hẳn lên. Cá cái đẻ trứng theo chiều dọc giá thể, từ dưới lên. Cá đực cũng theo lộ trình đó tiết tinh để thụ tinh cho trứng. Số trứng thường 70-80 đến 200, có khi lên đến 400 trứng.

- Phân biệt giới tính cá dĩa: Cá đực có hình dáng to, đầu hơi gù, vây bụng xệ, dưới bụng vùng giáp vây lõm vào trông rất rõ, hoạt động hung hăng hơn cá cái.
Cá cái thường nhỏ hơn cá đực, gai sinh dục lồi ra ngắn (3mm), chia 2 thùy nhọn và hơi cong về phía sau.

- Quá trình sinh sản của cá dĩa: Cá cái đẻ trứng trên giá thể, cá trống theo sau tưới tinh lên trứng, Trứng cá dĩa thường có màu đỏ, sau 24 - 48h những trứng hư sẽ chuyển sang màu trắng đục. Trứng được thụ tinh sẽ chuyển sang đỏ xậm (Đen). Ở nhiệt độ thích hợp 28 - 30 độ C thì trứng sẽ nở sau khoảng 60h - 72h. Trong lúc này cá dĩa bố mẹ thay phiên nhau dùng vây quạt trứng để cung cấp oxi cho trứng. Nếu cá đẻ lứa đầu tiên thì 90% số trứng đó sẽ không nở và bị cá cha mẹ ăn hết vì cá đực hoặc cái chưa thuần thục kỹ năng sinh sản, nên chờ lứa tiếp theo.

(Tổng hợp tài liệu từ Thiên Đường Cá Cảnh)
 


Video có phụ đề


CÁ PHƯỢNG HOÀNG NGŨ SẮC "KÊNH" NHAU

Cá phượng hoàng ngũ sắc lùn rất dễ thương vì có size rất bé nhưng cũng rất khó nuôi, dễ chết vì stress. Chúng thường tự chiếm một vùng lãnh thổ riêng và đánh đuổi những chú cá khác mon men muốn vào nơi chúng đang bơi lội. Trong clip là 2 chú phượng hoàng ngũ sắc lùn thường "kênh" nhau. Chú cá bên phải thích ở vùng nước động, chú cá bên trái thích ở vùng nước tĩnh. Tuy đã có "vương quốc" riêng nhưng thi thoảng chúng vẫn bơi đến gần nhau và "sửng cồ" với nhau.

-------------------------------------------------------------------------

Cá phượng hoàng (Ram cichlid) có rất nhiều loại có màu sắc rất đẹp, chúng có những cái vẩy màu xanh pha lẫn vàng lấp lánh trong ánh sáng như những viên kim cương sẽ thu hút bất kỳ người nào nhìn thấy chúng lần đầu tiên. Cá có chiều dài khoảng 5 - 7 cm màu sắc lấp lánh nên nuôi trong hồ thủy sinh khá đẹp, tuy nhiên cá ăn thức ăn động vật cần lưu ý khi nuôi chung chúng với các loại cá cảnh thủy sinh nhỏ.

Hồi nhỏ tôi đổ rất nhiều tiền để mua loại cá này nuôi vì nó rất đẹp, giá bán ở tiệm cá cảnh khoảng (15 - 20 ngàn một con), tôi mua đủ thứ thức ăn cho nó ăn nhưng nó vẫn chết và chết không có dấu hiệu báo trước (ngơ ngơ ngáo ngáo) như các loài cá cảnh khác trong bể cá cảnh, chỉ biết một điều là sáng thức dậy thấy nó đã chết trong khi hôm qua nó còn sống khỏe. Trong bài này, tôi và các bạn sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về loài cá cảnh đẹp này.

Tất cả các loại cá phượng hoàng đều rất đẹp

Cá Phượng hoàng có các tên tiếng anh: Butterfly cichlid, Dwarf cichlid, Ram cichlid, Gold ram, Ram; tên khoa học Mikrogeophagus ramirezi bao gồm các loại khác nhau: cá phượng hoàng, cá phượng hoàng bướm, cá phượng hoàng lùn vàng, cá phượng hoàng lùn xanh.

Cá phượng hoàng trong tự nhiên phân bố ở lưu vực sông Orinoco ở Venezuela và Colombia ở Nam Mỹ. Chiều dài thân cá trưởng thành đạt 5 – 7 cm, vừa đủ độ nhỏ nhắn để nuôi trong hồ thủy sinh.

Cá sống ở mọi tầng nước, nên nuôi ghép trong hồ có nhiều cây thủy sinh với ánh sáng vừa phải, yêu cầu phải lọc nước và sục khí nhiều, cá sẽ ít bị nhiễm bệnh. Cá khỏe mạnh nếu được nuôi trong nguồn nước sạch hơi mềm (pH thích hợp: 6,0 – 7,5) và bộ lọc được thường xuyên hoạt động hay định kỳ thay nước vì cá rất nhạy cảm với nitrít độc hại sinh ra bởi phân thải và thức ăn thừa.

Cá phượng hoàng ưa hoạt động và rất nhanh nhẹn, nên nuôi thành cặp hoặc trong bể nuôi chung với nhiều loại cá khác nhau, cần trang bị giá thể cho cá ẩn nấp như đá, sỏi, gỗ. Nếu môi trường nuôi tốt cá sẽ lên màu rất đẹp, khi cá bệnh yếu chúng sẽ bị sẫm màu hoặc xuất hiện những sọc đen đậm dọc thân. Lúc này bạn cần kiểm tra lại chất lượng nước trong bể nuôi.

Các thông số nước bể nuôi cần đảm bảo: Nhiệt độ nước (C): 25 – 29. Độ cứng nước (dH): 5 – 12. Độ pH thích hợp: 6,0 – 7,5.Thể tích bể nuôi (L): 90. Cần sục khí nhiều, lọc nước nhiều, ánh sáng vừa phải.

Hình thức sinh sản: Cá phượng hoàng bắt cặp sinh sản, đẻ trứng dính lên giá thể được dọn sẵn, cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con.

Thức ăn cho cá phượng hoàng: Cá ăn tạp nhiều sinh vật nhỏ, thức ăn bao gồm trùng chỉ, cung quăng, giáp xác, côn trùng nhỏ và thức ăn viên.

(Tổng hợp tài liệu từ Cá Cảnh Phong Thủy)
 
Top