shopoga
✩✩
PHẦN 49
Một người chỉ huy tốt, trí huệ đầy đủ chỉ cần chiếm lĩnh trận địa trước, mặc sức bố trí giăng bẫy chủ động mọi tình thế đưa địch vào cạm bẫy của mình, địch giặc tới sau liền bị đánh lừa, đánh giá sai về tình hình thực tại bày ra trước mắt để rồi dẫn đến sự thất bại, thất bại thê thảm. Giặc tới sau, còn ta thời tới trước chủ động trận địa, tất nhiên ta sẽ có ưu thế về mọi mặc, chủ động mọi tình thế, còn giặc rơi vào tình thế hoang man dẫn đến thiệt hại lớn không sao tránh khỏi.
Đã nắm thế chủ động, thời hành động phải đúng lúc đúng thời, đúng nhược điểm yếu huyệt của giặc mới có kết quả cao, nếu không như thế, ra tay không đúng lúc, manh động thiếu suy nghĩ, thời ngược lại phần thắng sẽ không hẳn nghiên về ta có thể gây ra tổn thất lớn lao, chính mình hại lấy mình, chỉ cho giặc lạy ông tôi ở bụi nầy dẫn đến thất bại nữa là khác.
Phàm muốn dụ địch lọt vào kế bẫy của mình cách tốt nhất là để địch phán đoán nhận định sai về mình, có thể nói một cách dễ hiểu, ta hiểu về địch quá rõ còn địch hiểu về ta quá ít, luôn luôn nhận định đánh giá sai lầm, có thể nói ta là con Rồng, địch nghỉ là rắn ta là cọp, địch nghỉ là dê, heo. Nơi trận địa ta giăng lưới, giăng bẫy cùng khắp mà chúng nghỉ là không, cái phép nghi binh biến quân tướng thành dân chài lưới, biến thiệt thành giả, biến giả thành thiệt, đánh lừa giặc đưa giặc vào chỗ nguy hiểm không lối thoát.
Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc là cuộc chiến tranh vĩ đại, đầy chính nghĩa tinh thần luôn luôn ở thế mạnh, sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc, còn ngoại xâm bao giờ cũng ở thế gian ác tà Đạo, phi Nghĩa, ở thế bất lợi đối với nhân loại tiến bộ khắp thế giới mà còn liên kết chống trả mạnh mẽ, những con người lòng lang dạ thú sống theo lối sống tàn bạo, chuyên làm hại nhân loại con người bạn bè láng giềng anh em. Khả dĩ ta thắng được ngoại xâm là vì ta có truyền thống Chính Nghĩa, truyền thống chống ngoại xâm lại có nền Văn Hóa Cội Nguồn, Hiến Pháp dựng nước và giữ nước, Văn Hóa Cội Nguồn đã cho ta trí tuệ, một thứ vũ khí vô cùng lợi hại, nghiền nát quân thù.
Kế sách chống ngoại xâm là kế sách lâu dài hiểu rõ ý đồ xâm lược của giặc, luôn luôn đánh vào chỗ giặc không ngờ tới, hết bất ngờ nầy đến bất ngờ khác, luôn rơi vào thế bị động, khiến giặc mờ mịt đối phó khó khăn không thể tấn công ta hay xâm lược theo ý đồ của giặc được. Cách đánh biến hóa như sau, nêu ra một phần nhỏ, ví dụ một sợi lông trong con người, có thể nói một cách dễ hiểu, binh pháp chống ngoại xâm nhiều như lông, tóc, râu mọc trên thân thể con người, nhưng nêu ra đây chỉ một sợi lông làm ví dụ mà thôi mà cha ông ta đã từng sử dụng trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ Độc Lập dân tộc.
Ví dụ: giặc Ân tấn công vào mục tiêu A nhưng mục tiêu A trống rỗng không có gì, làm cho giặc lạc phương hướng, tối tăm mù mịt rơi vào thế khủng hoảng bị động. Từ mục tiêu B mục tiêu mà giặc đánh giá là không có gì, bất ngờ tung ra đòn chí tử giặc trở tay không kịp dẫn đến thất bại lớn. Lúc nầy giặc đã thấy rõ mục tiêu B liền chủ động tấn công mục tiêu B, mục tiêu B giã thua bỏ chạy dụ giặc vào cạm bẫy C, mục tiêu C bất ngờ tấn công làm cho giặc hoang mang không biết đâu mà chống trả vì chống trả sẽ rơi vào cạm bẫy tiếp theo. Mục tiêu B từ thế giã thua bỏ chạy biến thành mục tiêu D thành thế bao vây, đồng loạt các mục tiêu tấn công, xé giặc ra từng mảnh nhỏ, khúc nhỏ, không liên kết sức mạnh được, từ một con mãng xà tinh khổng lồ thành nhiều con rắn nhỏ, chỉ cần một con bìm bịp cũng nuốt được nhưng đây chỉ là một đầu lông binh pháp trong vạn vạn đầu lông binh pháp mà ông cha ta đã áp dụng bảo vệ nền Độc Lập dân tộc thời Hùng Vương kéo dài 2.622 năm giữ nước, cộng thêm 79 năm dựng nước thời Quốc Tổ 2.701 năm ở thời Thượng Hùng Vương và Hạ Hùng Vương.
Trên phương diện cầm quân, sách lược, chiến lược, chiến thuật, đoán trước ý đồ của giặc, tương kế tựu kế, mưu mẹo, thủ đoạn, mượn lực, nương lực, thủy hỏa phong, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, kết hợp thiên nhiên để chiếm lĩnh thượng phong, giành lấy chủ động trong mọi thời cơ gây ra tiếng vang lớn mà Văn Hóa Cội Nguồn vẫn là nòng cốt của mọi sự thành công. Vũ khí tâm lý là thứ vũ khí dù ở thời nào cũng có giá trị cao nhưng không phải ai cũng sử dụng được nó mà phải có tiến trình độ biện chứng cao, cả tinh thần lẫn vật chất. Đánh đoàn tâm lý làm hoang mang tinh thần của giặc, đưa giặc đến chỗ giảm sút tinh thần chiến đấu, mất niềm tin đi đến chỗ nghi ngờ, phàm nhiều nghi ngờ thời gươm Huệ không còn sắc bén nữa, không làm chủ được tình hình dẫn đến liên tục phán đoán sai lầm đưa giặc vào thế diệt vong.
Xét về cục diện quân ta ít hơn quân địch, thế mà quân địch luôn luôn rơi vào thế bao vây của ta, cũng với cái câu mạnh dùng sức, yếu dùng chước, mượn lực, nương lực mà thôi, cũng như mượn gió hạ cây, dùng ròng rọc, đòn bẩy để nâng vật nặng, cũng như to lớn gấp chục lần ta. Thật ra hai bên giao chiến đâu cứ phải quân số gấp nhau mười lần mới tiến hành bao vây tiêu diệt địch, chúng ta chỉ cần áp dụng kế sách xé nhỏ lực lượng bằng những đoàn đánh có chủ ý, làm cho giặc phân tán lực lượng bất ngờ bao vây tiêu diệt địch.
Nói về Cao Lạc Hải là người đa mưu lắm trí, hiểu rõ quân giặc gấp đôi quân mình nên luôn luôn dùng cơ trí đối đầu với giặc, vận dụng nước thủy triều lên xuống làm lợi thế để đánh giặc, dùng cọc trận bao vây thuyền địch dùng hỏa công tiêu diệt chúng. Muốn làm được thế, chúng ta phải phán đoán đường đi nước bước ý đồ xâm lược của giặc giăng bẫy chờ chúng đến lừa chúng lọt vào thế trận bao vây tiêu diệt. Ván cờ ít nhất cũng phải tính ba bốn nước, sự kết hợp đúng lúc, đúng thời, đúng kế sách, đúng tầm phản công ăn khớp với thủy triều lên xuống mới có kết quả cao.
Cao Lạc Hải bằng ra lệnh:
Mai Xuân Lành nghe lịnh. Có thuộc hạ, tướng quân điểm 3 vạn quân, trưng dụng hơn 1 nghìn chiếc thuyền lớn, nhỏ đánh cá của ngư dân vận chuyển cọc, chờ cho thủy triều xuống thời đóng cọc dày xuống lòng sông kéo dài 8 – 9 dặm ở khúc sông Bạch Đằng Giang, nội trong năm ngày cho xong trước khi giặc đến.
Cao Lạc Hải còn dặn thêm bao điều bí mật, chỉ thấy Mại Xuân Lành gật đầu lia lịa nói thuộc hạ tuân lệnh.
Thi Đại An nghe lịnh. Có thuộc hạ, tướng quân điểm 3 vạn quân nhanh chóng đóng 6 nghìn bè lửa lớn tẩm dầu khi có lệnh, phân ra làm hai, khi nước thủy triều lên ta đánh hỏa công từ cửa biển vào theo nước lên, khi nước thủy triều xuống ta đánh hỏa công theo nước rút từ đất liền ra cửa biển.
Cao Lạc Hải còn dặn thêm bao điều bí mật nữa chỉ thấy Thi Đại An tướng quân gật đầu lia lịa nói thuộc hạ xin tuân lệnh rồi điểm quân khẩn cấp thi hành nhiệm vụ.
Lê Công Minh nghe lịnh. Có thuộc hạ, tướng quân điểm 2 vạn quân đóng 4 nghìn bè lửa tẩm dầu khi có lệnh, ẩn dấu khéo léo trong làng chài, khi có lệnh tấn công thời lao ra đốt thuyền giặc.
Cao Lạc Hải cũng dặn thêm bao điều bí mật chỉ thấy Lê Công Minh nói thuộc hạ xin tuân lệnh rồi điểm quân ra đi. Thế là 8 vạn quân mười mấy tướng ai nấy đều nỗ lực hoàng thành sứ mệnh đã giao.
Nói về eo Dạ Loan Châu, khúc sông Bạch Đằng Giang là vịnh cửa lớn nhất thời bấy giờ, một trong nhiều cửa vịnh Đông Bắc Văn Lang, thuyền bè tấp nập ra vào đông đúc, thuyền đánh cá thuyền buôn lên tới hàng nghìn nghìn chiếc, giao thương với các Bộ, Châu, Quận, Huyện dọc theo bờ biển cùng các đảo biển xa gần lớn nhỏ, hơn một nghìn thuyền lớn nhỏ thuộc của dân được trưng dụng vào trận đánh nầy, cộng thêm 500 chiến thuyền chủ lực quân, thủy quân lục chiến, quân Văn Lang phải nói thuyền đối thuyền ta còn kém giặc xa, nhờ vận dụng thuyền dân nên kế hoạch đã hoàn thành mau chóng trước khi giặc đến.
Nhờ thời gian thỏa mái nên mọi kế hoạch giăng bẫy càng thêm chu đáo, đóng tuồng như thật phải nói là tinh vi không chút sơ hở qua mặt thám thính của giặc. Với mạng lưới thám báo xuất sắc của quân Văn Lang mỗi sự động tịnh của giặc đều không qua được sự giám sát của ta, thông tin cập nhập liên tục và đã phát hiện theo dõi thuyền giặc cách xa hàng chục hải lí. Nhờ cơ trí hơn người Cao Lạc Hải đón được ý đồ của giặc, tương kế tựu kế lập ra nhiều kế bẫy, đánh lừa sự khôn ngoan của giặc nhất là đánh lừa quân dọ thám của giặc, thật ra dân chúng ở Dạ Loan Châu đã được lệnh di tản từ lâu nhất là eo Dạ Loan dân cư ở hai bên sông Bạch Đằng. Cuộc sống bình thường của dân chài chẳng qua là đóng tuồng của quân Văn Lang mà thôi, những dựng cảnh đóng tuồng như cha con chồng vợ quây quần ăn cơm tối, như chợ đêm bán mua nhộn nhịp, cảnh đang lưới, vá chài, móc chì, cột phao đều là đóng tuồng dựng cảnh giả như thật, đánh lừa mật thám của giặc mà thôi.
Cọp có móng, thời Rồng có vuốt
Độc sanh ra, thời có Độc diệt đi
Rắn trổ tài, gặp Đại Bàng đang thi
Mây gặp gió, thời lấy chi trụ vững
Gỗ mục nát, mà đòi chơi với lửa
Cốt tà gian, đâu thể thắng chánh chân
Đường kết cuộc, tan nát hết công danh
Loài cáo sói, cũng chỉ là cáo sói
Kiếp bùn nhơ, chỉ bay mùi hôi hám
Kiếp ngoại xâm, nào rạng chí thiên thanh
Kiếp ngoại xâm, nào rạng chí hùng anh.
Đây nói về Chủ Soái giặc Ân Triều Chấn Lôi nghe quân thám báo, báo cáo tình hình eo Hải Môn, Dạ Loan Châu, khúc sông Bạch Đằng Giang hầu như không có quân Văn Lang mai phục, hơi lấy làm lạ nhưng sau đó nghỉ: Có lẽ nhà nước Văn Lang bận lo chống trả nhiều mũi tấn công của ta qua đất liền, không ngờ quân ta tấn công cả đường biển khiến cho quân Văn Lang trở tay chẳng kịp hoặc không hiểu là ta sẽ đổ bộ vào eo biển địa phận nào hoặc có chuẩn bị nhưng không đúng chỗ hoặc nước Văn Lang độc lập quá lâu bất ngờ quân ta tấn công làm cho nhà nước Văn Lang trở tay không kịp, tập trung lực lượng còn mỏng, chủ yếu bảo vệ những nơi trọng yếu trước sức mạnh tấn công của ta.
Càng nghỉ Triều Chấn Lôi càng đắc ý, ra lệnh đổ bộ tấn công vào đất liền như sau:
Tấn Hầu Công nghe lệnh. Có thuộc hạ. Tướng quân điểm 4 vạn quân, 4 trăm chiếc thuyền giăng hàng ngang, hàng dọc tiên phong. Tràng vô đầy cửa chật sông. Làm cho dân chúng nơi đây khiếp đảm trước uy lực khí thế của quân ta. Khi thọc sâu vào đất liền, qua khỏi khúc sông Bạch Đằng. Đổ bộ lên đất liền, tiến quân đánh chiếm Đông Hải Châu. Tuân lệnh.
Tề Yên Công nghe lệnh. Có thuộc hạ. Tướng quân điểm 4 vạn quân, 4 trăm chiếc thuyền kế theo sau. Qua khỏi khúc sông Bạch Đằng đổ bộ lên đất liền. Tiến đánh Phúc Hải Châu. Tuân lệnh.
Tề Yên Công là em thúc bá Tề Hầu Công. Là người có tài quân sự, là tay lợi hại vô cùng.
Tần Công Hầu nghe lịnh. Có thuộc hạ. Tướng quân điểm 4 vạn quân, 4 trăm chiến thuyền. Cập bờ đổ bộ lên hai bên sông Bạch Đằng chiếm lĩnh làm chủ toàn bộ địa phận Dạ Loan Châu. Tuân lệnh.
Ôn Trọng Hầu nghe lịnh. Có thuộc hạ. Còn lại 3 vạn quân, 300 chiếc thuyền. Tướng quân phân bổ lực lượng. Kiểm soát đường biển, đường sông, cửa ra vào eo Hải Môn Dạ Loan Châu hết sức nghiêm ngặt. Theo dõi phát hiện những điểm khả nghi. Tuân lệnh.
Thế là cuộc tấn công đổ bộ vào đất liền ồ ạt qui mô chưa từng có. Khi thuyền giặc tiến tới gần eo cửa Đại. Thời thuyền đánh cá của dân phát hiện liền đánh mõ, khua trống, dộng chiêng báo động inh ỏi. Tức thời thuyền dân túa ra đông nghịt la hét. Đánh trống, đánh mõ, dộng chiên rầm trời rầm đất, làm giặc hoang mang không rõ thực hư thế nào. Tinh thần Dân Văn Lang là thế nầy sao? Thấy khí thế quân chủ lực của giặc ào đến không bỏ chạy, mà còn kéo ra gây chiến không sợ sệt. Đây là lần đầu tiên mà giặc đã thấy, liền có chút nghi ngờ. Thuyền đánh trống, dộng chiêng không phải là thuyền dân. Nhưng không phải là thuyền dân là thuyền gì? Không lẻ thuyền quân Văn Lang lại tầm thường. Thuyền kia chỉ dùng cho đánh cá, còn dùng cho chiến trận chỉ đem đến thiệt mạng mà thôi.
Tấn Hầu Công vượt thuyền lên trên khảo sát tình hình, xem xét một hồi rồi trở về thuyền lớn, báo cáo lại tình hình:
Bẩm Chủ Soái. Theo khảo sát của thuộc hạ thời không phát hiện ra chiến thuyền quân Văn Lang. Mà chỉ toàn là thuyền Ngư phủ đánh cá nhỏ bé thô sơ tầm thường, thuyền ấy mà đụng thuyền ta thời tan xương nát thịt cần chi mà đánh, lại nữa không thấy quân chủ lực nếu có cũng chẳng qua là quân địa phương mà thôi.
Triều Chấn Lôi là tay cẩn thận liền xuống thuyền con chạy tới đó quan sát một hồi. Lúc bấy giờ nước thủy triều đang lên mạnh làm ngập hết cọc trận, Triều Chấn Lôi lướt thuyền lên phía trước xem xét đánh giá tình hình, nhìn thấy toàn là thuyền dân, nhìn thấy cửa Đại eo Hải Môn rộng lớn sâu vào đất liền vài dặm mới tới khúc sông Bạch Đằng, ước lượng thuyền dân khua mỏ dộng chiêng khoảng độ 7 hoặc 8 trăm chiếc.
Theo lời quân thám báo thời tình hình nầy là đúng sự thật liền nhìn lên trời khoan khoái nói:
Trời giúp ta rồi, trời giúp ta rồi.
Liền ra lệnh tấn công vào thuyền của dân. Tức thời 1.500 chiến thuyền của giặc khuấy động ầm ầm lao theo nước thủy triều tấn công vào thuyền dân, biết mình chống trả không lại gần 800 chiến thuyền dân hè nhau bỏ chạy thục mạng, quân Ân khoái chí ráo riết đuổi theo nhưng đuổi mãi vẫn không kịp, có người đã sanh nghi ngờ, nhìn cách sợ hãi chèo chống bỏ chạy thục mạng của người dân, thời không có điểm nào khả nghi nhưng đuổi hoài vẫn không túm được chiếc thuyền nào thời lấy làm lạ. Cứ theo đà rượt đuổi, thuyền giặc cứ thế nhanh chóng tiến sâu vào đất liền hơn nữa khúc sông Bạch Đằng Giang chỉ còn hơn hai dặm nữa thời coi như thuyền giặc đã nằm gọn trong ổ phục kích cũng như lọt vào cọc trận.
Tấn Lỗ Mưu là con lớn của Tấn Hầu Công, học nhiều hiểu rộng thấy có nhiều điểm khả nghi, thuyền dân sự mà sao lại khôn lanh như thế hình như có ý dụ ta sâu vào bẫy chúng liền thưa với Tấn Hầu Công:
Thưa Cha cho thuyền dừng lại, đừng rượt đuổi nữa có nhiều chỗ nghi vấn.
Tấn Hầu Công nói:
Nghi vấn chỗ nào, mặt nước mênh mông nào thấy quân mai phục, con không thấy chúng đang đuối sức kia sao, có thằng đã ngã lăng ra chống chèo hết nỗi, con không thấy sao chiêng, trống im bặt, đánh gì nỗi nữa mà đánh, chúng chạy đâu cho thoát.
Bằng ra lệnh đuổi theo thật gấp, mồm la lớn:
Đầu hàng thì sống chống lại thời chết.
Chúng gào thét dậy trời dậy đất uy hiếp tinh thần ngư dân. Cuộc rượt đuổi ấy cũng đã đến hồi kết thúc vì thuyền giặc đã sâu vào đất liền hơn 3 – 4 dặm nữa, tới khúc sông có nhiều chi nhánh tẻ ngang, tẻ dọc. Từ những khúc sông chi nhánh nầy, bất ngờ lao ra đông nghịt những chiến thuyền chủ lực, trang bị hiện đại, chống tên chống lao hữu hiệu xông ra xáp lá cà tấn công xối xả vào quân giặc, sức mạnh của những con kình ngạc đầy sung sức, lao vào quật ngã những con kình ngạc đã yếu sức vì cuộc rượt đuổi kéo dài khá lâu.
Nói về thuyền giặc đang ra sức rượt đuổi, tay chân mệt mỏi, sức lực giảm sút hơn nữa bất ngờ bị đánh trở tay chẳng kịp, khủng hoảng rối loạn tinh thần chiến đấu, đao, thương, tên, lao ập tới xối xả như mưa trút, chết chóc thương vong vô số kể, cuộc giao chiến vô cùng khốc liệt, quân Ân càng đấu càng thiệt hại.
Nói về Chủ Soái Triều Chấn Lôi đang huênh hoang khoác lác, bỗng có quân vào báo:
Bẩm Chủ Soái quân ta đã bị tấn công.
Lộ vẽ hốt hoảng Triều Chấn Lôi hỏi:
Cái gì? Tấn công ở đâu?
Quân lính thưa:
Bẩm Chủ Soái tấn công ở khúc đầu chúng ta.
Triều Chấn Lôi nói:
Có thiệt hại gì không?
Quân binh thưa:
Bẩm Chủ Soái quân ta thiệt hại vô số kể.
Triều Chấn Lôi quát:
Cái gì? Ngươi nói cái gì?
Triều Chấn Lôi đứng hết nỗi té ngồi xuống ghế la hét inh ỏi:
Địch từ đâu kéo đến?
Ai biết mà trả lời tên lính sợ quá chuồng mất tích, la hét để ai nghe, thay vào câu trả lời là hàng loạt tiếng còi đã hụ, Triều Chấn Lôi ngơ ngác:
Không lẽ đó là tiếng tù hiệu lịnh tấn công, không lẽ, không lẽ.
Để trả lời câu hỏi ngơ ngác ấy là hàng loạt pháo hiệu tử chiến đã bắn lên trời, như báo hiệu ngày tận số của chúng, 15 vạn quân sẽ vùi xác tại đây. Đến lúc nầy toàn bộ quân Ân đã hiểu, chúng đã rơi vào thế trận mai phục tình thế vô cùng nguy cập. Quân Văn Lang từ đất liền chui lên, từ nhà dân chui ra, từ lùm cây ngõ hẻm xuất hiện dọc theo hai bên bờ sông đông như kiến, quân reo ngựa hí vang trời.
Tiếng tù hù hụ Bạch Đằng Giang
Giặc Ân khiếp vía, hãi kinh hoàng
Đùng đùng pháo lệnh rền trời đất
Quân reo ngựa hí, khắp Dạ Loan
Trùng trùng lớp lớp quân vây kín
Gươm giáo lao tên dậy réo vang
Giặc Ân thua chí, đành sa lưới
Tháo chạy sao xong, lửa ngập tràng.
Triều Chấn Lôi biết mình đã lọt vào thế trận phục kích khó mà chống đỡ liền ra lệnh rút lui ra biển nhưng ôi thôi không biết từ lúc nào hàng nghìn bè lửa từ cửa biển trôi ra lúc nhúc mỗi lúc một nhiều, xen lẫn bè lửa là cả 200 chiến thuyền quân Văn Lang điều khiển bè lửa, chẳng khác nào như người lùa đàn vịt mỗi lúc mỗi tiếng tới gần thuyền giặc, tuy còn cách xa khoản 6 – 7 trăm mét nhưng mùi dầu đã nghe nồng nặc theo gió bay tới. Quân Ân vô cùng khiếp đảm, tính tấp vào bờ tử chiến, thời ôi thôi hàng nghìn bè lửa từ hai bờ lũ lượt lao ra mùi dầu càng thêm nồng nặc làm giặc khiếp hãi la hoảng: Hỏa công, hỏa công. Giặc Ân co cụm thuyền ra giữa dòng sông, giống như chiếc thuyền to lớn khổng lồ dài hàng mấy dặm.
Đây nói về hàng nghìn bè lửa từ cửa ùa vào tấn công trước, chỉ còn 300 mét nửa là tới thuyền giặc. Triều Chấn Lôi đang khiếp hoảng định ra lệnh cho thuyền xông vào vẹt bè lửa mở đường máu thoát ra biển. Nhưng bè lửa lúc nầy trôi đi rất chậm và hình như đứng lại hẳn. Như chợt nhớ ra điều gì. Triều Chấn Lôi nhìn xuống nước thời hiểu ra tất cả. Nước thủy triều đã rút. Đáng lý hàng nghìn bè lửa phải trôi giạt ra biển. Nhưng do gió Đông Nam thổi mạnh nên bè lửa chưa trôi theo dòng nước được. Như người sắp chết đang vớ được cái phao.
Triều Chấn Lôi hét lớn:
Có lối thoát rồi. Chúng ta không những thoát, mà còn đánh cho quân Nam một trận nên thân. Trước sự ngu đần của chúng.
Bên cạnh Triều Chấn Lôi, Có một vị tướng luôn luôn bình tỉnh trước nguy hiểm. Chính là Tề Mạnh Thâu. Thấy tình thế đã thay đổi.
Tề Mạnh Thâu nói:
Sao chúng ta không dùng hỏa công để tiêu diệt chúng. Khi tất cả thuận lợi đều thuộc về ta. Nước thủy triều rút mạnh, ngọn gió Đông Nam không còn tác dụng đẩy bè về phía chúng ta. Mà trôi ngược về phía chúng. Đây là cơ hội cho ta phóng hỏa, tiêu diệt chúng mở đường thoát ra biển.
Triều Chấn Lôi khen:
Tướng quân quả là người cơ trí lanh lẹ, chờ thủy xuống mạnh là tấn công.
Liền ra lệnh cho binh lính chuẩn bị tên lửa, gậy ông đập lưng ông. Đốt giặc không xong trở lại đốt mình.
Nói về 200 chiến thuyền ra sức lùa hàng nghìn chiếc bè chất đốt tẩm dầu về phía thuyền giặc. Bất ngờ không trôi được nửa. Chuyển hướng chầm chậm trôi ngược ra biển. Quân Văn Lang kinh hoảng phát hiện nước thủy triều đạt đỉnh đang xuống mạnh. Ngọn gió Đông Nam quá yếu không đủ sức đẩy bè về phía giặc. Ngược lại trôi về phía ta. 2 vạn quân cùng 200 chiến thuyền đang rơi vào tình thế nguy hiểm. Không còn con đường nào tốt hơn là hy sinh cho Tổ Quốc sống còn, giăng hàng ngang cản bè không cho bè trôi ra cửa. Chận đứng đường rút quân thù. Triều Chấn Lôi thấy quân Văn Lang liều mạng như vậy sởn da gà nổi da ốc khiếp đảm cho tinh thần quyết tử của quân Văn Lang sanh ra từ đất mẹ.
Lớn lên từ Tổ Quốc non sông
Lớn lên từ Quốc Đạo cha ông
Nay quê hương bị ngoại xâm dày xéo
Ơn Tổ Quốc đã đến giờ đền đáp
Biến thân hình thành lửa đốt giặc Ân
Nầy chiến sĩ hỡi con cháu Rồng Tiên
Hãy tiến lên, gào thét tiến xung phong
Hãy tiến lên, vùi dập lũ ngoại xâm
Hãy tiến lên, làm rạng rỡ non sông.
* * *
Một người chỉ huy tốt, trí huệ đầy đủ chỉ cần chiếm lĩnh trận địa trước, mặc sức bố trí giăng bẫy chủ động mọi tình thế đưa địch vào cạm bẫy của mình, địch giặc tới sau liền bị đánh lừa, đánh giá sai về tình hình thực tại bày ra trước mắt để rồi dẫn đến sự thất bại, thất bại thê thảm. Giặc tới sau, còn ta thời tới trước chủ động trận địa, tất nhiên ta sẽ có ưu thế về mọi mặc, chủ động mọi tình thế, còn giặc rơi vào tình thế hoang man dẫn đến thiệt hại lớn không sao tránh khỏi.
Đã nắm thế chủ động, thời hành động phải đúng lúc đúng thời, đúng nhược điểm yếu huyệt của giặc mới có kết quả cao, nếu không như thế, ra tay không đúng lúc, manh động thiếu suy nghĩ, thời ngược lại phần thắng sẽ không hẳn nghiên về ta có thể gây ra tổn thất lớn lao, chính mình hại lấy mình, chỉ cho giặc lạy ông tôi ở bụi nầy dẫn đến thất bại nữa là khác.
Phàm muốn dụ địch lọt vào kế bẫy của mình cách tốt nhất là để địch phán đoán nhận định sai về mình, có thể nói một cách dễ hiểu, ta hiểu về địch quá rõ còn địch hiểu về ta quá ít, luôn luôn nhận định đánh giá sai lầm, có thể nói ta là con Rồng, địch nghỉ là rắn ta là cọp, địch nghỉ là dê, heo. Nơi trận địa ta giăng lưới, giăng bẫy cùng khắp mà chúng nghỉ là không, cái phép nghi binh biến quân tướng thành dân chài lưới, biến thiệt thành giả, biến giả thành thiệt, đánh lừa giặc đưa giặc vào chỗ nguy hiểm không lối thoát.
Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc là cuộc chiến tranh vĩ đại, đầy chính nghĩa tinh thần luôn luôn ở thế mạnh, sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc, còn ngoại xâm bao giờ cũng ở thế gian ác tà Đạo, phi Nghĩa, ở thế bất lợi đối với nhân loại tiến bộ khắp thế giới mà còn liên kết chống trả mạnh mẽ, những con người lòng lang dạ thú sống theo lối sống tàn bạo, chuyên làm hại nhân loại con người bạn bè láng giềng anh em. Khả dĩ ta thắng được ngoại xâm là vì ta có truyền thống Chính Nghĩa, truyền thống chống ngoại xâm lại có nền Văn Hóa Cội Nguồn, Hiến Pháp dựng nước và giữ nước, Văn Hóa Cội Nguồn đã cho ta trí tuệ, một thứ vũ khí vô cùng lợi hại, nghiền nát quân thù.
Kế sách chống ngoại xâm là kế sách lâu dài hiểu rõ ý đồ xâm lược của giặc, luôn luôn đánh vào chỗ giặc không ngờ tới, hết bất ngờ nầy đến bất ngờ khác, luôn rơi vào thế bị động, khiến giặc mờ mịt đối phó khó khăn không thể tấn công ta hay xâm lược theo ý đồ của giặc được. Cách đánh biến hóa như sau, nêu ra một phần nhỏ, ví dụ một sợi lông trong con người, có thể nói một cách dễ hiểu, binh pháp chống ngoại xâm nhiều như lông, tóc, râu mọc trên thân thể con người, nhưng nêu ra đây chỉ một sợi lông làm ví dụ mà thôi mà cha ông ta đã từng sử dụng trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ Độc Lập dân tộc.
Ví dụ: giặc Ân tấn công vào mục tiêu A nhưng mục tiêu A trống rỗng không có gì, làm cho giặc lạc phương hướng, tối tăm mù mịt rơi vào thế khủng hoảng bị động. Từ mục tiêu B mục tiêu mà giặc đánh giá là không có gì, bất ngờ tung ra đòn chí tử giặc trở tay không kịp dẫn đến thất bại lớn. Lúc nầy giặc đã thấy rõ mục tiêu B liền chủ động tấn công mục tiêu B, mục tiêu B giã thua bỏ chạy dụ giặc vào cạm bẫy C, mục tiêu C bất ngờ tấn công làm cho giặc hoang mang không biết đâu mà chống trả vì chống trả sẽ rơi vào cạm bẫy tiếp theo. Mục tiêu B từ thế giã thua bỏ chạy biến thành mục tiêu D thành thế bao vây, đồng loạt các mục tiêu tấn công, xé giặc ra từng mảnh nhỏ, khúc nhỏ, không liên kết sức mạnh được, từ một con mãng xà tinh khổng lồ thành nhiều con rắn nhỏ, chỉ cần một con bìm bịp cũng nuốt được nhưng đây chỉ là một đầu lông binh pháp trong vạn vạn đầu lông binh pháp mà ông cha ta đã áp dụng bảo vệ nền Độc Lập dân tộc thời Hùng Vương kéo dài 2.622 năm giữ nước, cộng thêm 79 năm dựng nước thời Quốc Tổ 2.701 năm ở thời Thượng Hùng Vương và Hạ Hùng Vương.
Trên phương diện cầm quân, sách lược, chiến lược, chiến thuật, đoán trước ý đồ của giặc, tương kế tựu kế, mưu mẹo, thủ đoạn, mượn lực, nương lực, thủy hỏa phong, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, kết hợp thiên nhiên để chiếm lĩnh thượng phong, giành lấy chủ động trong mọi thời cơ gây ra tiếng vang lớn mà Văn Hóa Cội Nguồn vẫn là nòng cốt của mọi sự thành công. Vũ khí tâm lý là thứ vũ khí dù ở thời nào cũng có giá trị cao nhưng không phải ai cũng sử dụng được nó mà phải có tiến trình độ biện chứng cao, cả tinh thần lẫn vật chất. Đánh đoàn tâm lý làm hoang mang tinh thần của giặc, đưa giặc đến chỗ giảm sút tinh thần chiến đấu, mất niềm tin đi đến chỗ nghi ngờ, phàm nhiều nghi ngờ thời gươm Huệ không còn sắc bén nữa, không làm chủ được tình hình dẫn đến liên tục phán đoán sai lầm đưa giặc vào thế diệt vong.
Xét về cục diện quân ta ít hơn quân địch, thế mà quân địch luôn luôn rơi vào thế bao vây của ta, cũng với cái câu mạnh dùng sức, yếu dùng chước, mượn lực, nương lực mà thôi, cũng như mượn gió hạ cây, dùng ròng rọc, đòn bẩy để nâng vật nặng, cũng như to lớn gấp chục lần ta. Thật ra hai bên giao chiến đâu cứ phải quân số gấp nhau mười lần mới tiến hành bao vây tiêu diệt địch, chúng ta chỉ cần áp dụng kế sách xé nhỏ lực lượng bằng những đoàn đánh có chủ ý, làm cho giặc phân tán lực lượng bất ngờ bao vây tiêu diệt địch.
Nói về Cao Lạc Hải là người đa mưu lắm trí, hiểu rõ quân giặc gấp đôi quân mình nên luôn luôn dùng cơ trí đối đầu với giặc, vận dụng nước thủy triều lên xuống làm lợi thế để đánh giặc, dùng cọc trận bao vây thuyền địch dùng hỏa công tiêu diệt chúng. Muốn làm được thế, chúng ta phải phán đoán đường đi nước bước ý đồ xâm lược của giặc giăng bẫy chờ chúng đến lừa chúng lọt vào thế trận bao vây tiêu diệt. Ván cờ ít nhất cũng phải tính ba bốn nước, sự kết hợp đúng lúc, đúng thời, đúng kế sách, đúng tầm phản công ăn khớp với thủy triều lên xuống mới có kết quả cao.
Cao Lạc Hải bằng ra lệnh:
Mai Xuân Lành nghe lịnh. Có thuộc hạ, tướng quân điểm 3 vạn quân, trưng dụng hơn 1 nghìn chiếc thuyền lớn, nhỏ đánh cá của ngư dân vận chuyển cọc, chờ cho thủy triều xuống thời đóng cọc dày xuống lòng sông kéo dài 8 – 9 dặm ở khúc sông Bạch Đằng Giang, nội trong năm ngày cho xong trước khi giặc đến.
Cao Lạc Hải còn dặn thêm bao điều bí mật, chỉ thấy Mại Xuân Lành gật đầu lia lịa nói thuộc hạ tuân lệnh.
Thi Đại An nghe lịnh. Có thuộc hạ, tướng quân điểm 3 vạn quân nhanh chóng đóng 6 nghìn bè lửa lớn tẩm dầu khi có lệnh, phân ra làm hai, khi nước thủy triều lên ta đánh hỏa công từ cửa biển vào theo nước lên, khi nước thủy triều xuống ta đánh hỏa công theo nước rút từ đất liền ra cửa biển.
Cao Lạc Hải còn dặn thêm bao điều bí mật nữa chỉ thấy Thi Đại An tướng quân gật đầu lia lịa nói thuộc hạ xin tuân lệnh rồi điểm quân khẩn cấp thi hành nhiệm vụ.
Lê Công Minh nghe lịnh. Có thuộc hạ, tướng quân điểm 2 vạn quân đóng 4 nghìn bè lửa tẩm dầu khi có lệnh, ẩn dấu khéo léo trong làng chài, khi có lệnh tấn công thời lao ra đốt thuyền giặc.
Cao Lạc Hải cũng dặn thêm bao điều bí mật chỉ thấy Lê Công Minh nói thuộc hạ xin tuân lệnh rồi điểm quân ra đi. Thế là 8 vạn quân mười mấy tướng ai nấy đều nỗ lực hoàng thành sứ mệnh đã giao.
Nói về eo Dạ Loan Châu, khúc sông Bạch Đằng Giang là vịnh cửa lớn nhất thời bấy giờ, một trong nhiều cửa vịnh Đông Bắc Văn Lang, thuyền bè tấp nập ra vào đông đúc, thuyền đánh cá thuyền buôn lên tới hàng nghìn nghìn chiếc, giao thương với các Bộ, Châu, Quận, Huyện dọc theo bờ biển cùng các đảo biển xa gần lớn nhỏ, hơn một nghìn thuyền lớn nhỏ thuộc của dân được trưng dụng vào trận đánh nầy, cộng thêm 500 chiến thuyền chủ lực quân, thủy quân lục chiến, quân Văn Lang phải nói thuyền đối thuyền ta còn kém giặc xa, nhờ vận dụng thuyền dân nên kế hoạch đã hoàn thành mau chóng trước khi giặc đến.
Nhờ thời gian thỏa mái nên mọi kế hoạch giăng bẫy càng thêm chu đáo, đóng tuồng như thật phải nói là tinh vi không chút sơ hở qua mặt thám thính của giặc. Với mạng lưới thám báo xuất sắc của quân Văn Lang mỗi sự động tịnh của giặc đều không qua được sự giám sát của ta, thông tin cập nhập liên tục và đã phát hiện theo dõi thuyền giặc cách xa hàng chục hải lí. Nhờ cơ trí hơn người Cao Lạc Hải đón được ý đồ của giặc, tương kế tựu kế lập ra nhiều kế bẫy, đánh lừa sự khôn ngoan của giặc nhất là đánh lừa quân dọ thám của giặc, thật ra dân chúng ở Dạ Loan Châu đã được lệnh di tản từ lâu nhất là eo Dạ Loan dân cư ở hai bên sông Bạch Đằng. Cuộc sống bình thường của dân chài chẳng qua là đóng tuồng của quân Văn Lang mà thôi, những dựng cảnh đóng tuồng như cha con chồng vợ quây quần ăn cơm tối, như chợ đêm bán mua nhộn nhịp, cảnh đang lưới, vá chài, móc chì, cột phao đều là đóng tuồng dựng cảnh giả như thật, đánh lừa mật thám của giặc mà thôi.
Cọp có móng, thời Rồng có vuốt
Độc sanh ra, thời có Độc diệt đi
Rắn trổ tài, gặp Đại Bàng đang thi
Mây gặp gió, thời lấy chi trụ vững
Gỗ mục nát, mà đòi chơi với lửa
Cốt tà gian, đâu thể thắng chánh chân
Đường kết cuộc, tan nát hết công danh
Loài cáo sói, cũng chỉ là cáo sói
Kiếp bùn nhơ, chỉ bay mùi hôi hám
Kiếp ngoại xâm, nào rạng chí thiên thanh
Kiếp ngoại xâm, nào rạng chí hùng anh.
Đây nói về Chủ Soái giặc Ân Triều Chấn Lôi nghe quân thám báo, báo cáo tình hình eo Hải Môn, Dạ Loan Châu, khúc sông Bạch Đằng Giang hầu như không có quân Văn Lang mai phục, hơi lấy làm lạ nhưng sau đó nghỉ: Có lẽ nhà nước Văn Lang bận lo chống trả nhiều mũi tấn công của ta qua đất liền, không ngờ quân ta tấn công cả đường biển khiến cho quân Văn Lang trở tay chẳng kịp hoặc không hiểu là ta sẽ đổ bộ vào eo biển địa phận nào hoặc có chuẩn bị nhưng không đúng chỗ hoặc nước Văn Lang độc lập quá lâu bất ngờ quân ta tấn công làm cho nhà nước Văn Lang trở tay không kịp, tập trung lực lượng còn mỏng, chủ yếu bảo vệ những nơi trọng yếu trước sức mạnh tấn công của ta.
Càng nghỉ Triều Chấn Lôi càng đắc ý, ra lệnh đổ bộ tấn công vào đất liền như sau:
Tấn Hầu Công nghe lệnh. Có thuộc hạ. Tướng quân điểm 4 vạn quân, 4 trăm chiếc thuyền giăng hàng ngang, hàng dọc tiên phong. Tràng vô đầy cửa chật sông. Làm cho dân chúng nơi đây khiếp đảm trước uy lực khí thế của quân ta. Khi thọc sâu vào đất liền, qua khỏi khúc sông Bạch Đằng. Đổ bộ lên đất liền, tiến quân đánh chiếm Đông Hải Châu. Tuân lệnh.
Tề Yên Công nghe lệnh. Có thuộc hạ. Tướng quân điểm 4 vạn quân, 4 trăm chiếc thuyền kế theo sau. Qua khỏi khúc sông Bạch Đằng đổ bộ lên đất liền. Tiến đánh Phúc Hải Châu. Tuân lệnh.
Tề Yên Công là em thúc bá Tề Hầu Công. Là người có tài quân sự, là tay lợi hại vô cùng.
Tần Công Hầu nghe lịnh. Có thuộc hạ. Tướng quân điểm 4 vạn quân, 4 trăm chiến thuyền. Cập bờ đổ bộ lên hai bên sông Bạch Đằng chiếm lĩnh làm chủ toàn bộ địa phận Dạ Loan Châu. Tuân lệnh.
Ôn Trọng Hầu nghe lịnh. Có thuộc hạ. Còn lại 3 vạn quân, 300 chiếc thuyền. Tướng quân phân bổ lực lượng. Kiểm soát đường biển, đường sông, cửa ra vào eo Hải Môn Dạ Loan Châu hết sức nghiêm ngặt. Theo dõi phát hiện những điểm khả nghi. Tuân lệnh.
Thế là cuộc tấn công đổ bộ vào đất liền ồ ạt qui mô chưa từng có. Khi thuyền giặc tiến tới gần eo cửa Đại. Thời thuyền đánh cá của dân phát hiện liền đánh mõ, khua trống, dộng chiêng báo động inh ỏi. Tức thời thuyền dân túa ra đông nghịt la hét. Đánh trống, đánh mõ, dộng chiên rầm trời rầm đất, làm giặc hoang mang không rõ thực hư thế nào. Tinh thần Dân Văn Lang là thế nầy sao? Thấy khí thế quân chủ lực của giặc ào đến không bỏ chạy, mà còn kéo ra gây chiến không sợ sệt. Đây là lần đầu tiên mà giặc đã thấy, liền có chút nghi ngờ. Thuyền đánh trống, dộng chiêng không phải là thuyền dân. Nhưng không phải là thuyền dân là thuyền gì? Không lẻ thuyền quân Văn Lang lại tầm thường. Thuyền kia chỉ dùng cho đánh cá, còn dùng cho chiến trận chỉ đem đến thiệt mạng mà thôi.
Tấn Hầu Công vượt thuyền lên trên khảo sát tình hình, xem xét một hồi rồi trở về thuyền lớn, báo cáo lại tình hình:
Bẩm Chủ Soái. Theo khảo sát của thuộc hạ thời không phát hiện ra chiến thuyền quân Văn Lang. Mà chỉ toàn là thuyền Ngư phủ đánh cá nhỏ bé thô sơ tầm thường, thuyền ấy mà đụng thuyền ta thời tan xương nát thịt cần chi mà đánh, lại nữa không thấy quân chủ lực nếu có cũng chẳng qua là quân địa phương mà thôi.
Triều Chấn Lôi là tay cẩn thận liền xuống thuyền con chạy tới đó quan sát một hồi. Lúc bấy giờ nước thủy triều đang lên mạnh làm ngập hết cọc trận, Triều Chấn Lôi lướt thuyền lên phía trước xem xét đánh giá tình hình, nhìn thấy toàn là thuyền dân, nhìn thấy cửa Đại eo Hải Môn rộng lớn sâu vào đất liền vài dặm mới tới khúc sông Bạch Đằng, ước lượng thuyền dân khua mỏ dộng chiêng khoảng độ 7 hoặc 8 trăm chiếc.
Theo lời quân thám báo thời tình hình nầy là đúng sự thật liền nhìn lên trời khoan khoái nói:
Trời giúp ta rồi, trời giúp ta rồi.
Liền ra lệnh tấn công vào thuyền của dân. Tức thời 1.500 chiến thuyền của giặc khuấy động ầm ầm lao theo nước thủy triều tấn công vào thuyền dân, biết mình chống trả không lại gần 800 chiến thuyền dân hè nhau bỏ chạy thục mạng, quân Ân khoái chí ráo riết đuổi theo nhưng đuổi mãi vẫn không kịp, có người đã sanh nghi ngờ, nhìn cách sợ hãi chèo chống bỏ chạy thục mạng của người dân, thời không có điểm nào khả nghi nhưng đuổi hoài vẫn không túm được chiếc thuyền nào thời lấy làm lạ. Cứ theo đà rượt đuổi, thuyền giặc cứ thế nhanh chóng tiến sâu vào đất liền hơn nữa khúc sông Bạch Đằng Giang chỉ còn hơn hai dặm nữa thời coi như thuyền giặc đã nằm gọn trong ổ phục kích cũng như lọt vào cọc trận.
Tấn Lỗ Mưu là con lớn của Tấn Hầu Công, học nhiều hiểu rộng thấy có nhiều điểm khả nghi, thuyền dân sự mà sao lại khôn lanh như thế hình như có ý dụ ta sâu vào bẫy chúng liền thưa với Tấn Hầu Công:
Thưa Cha cho thuyền dừng lại, đừng rượt đuổi nữa có nhiều chỗ nghi vấn.
Tấn Hầu Công nói:
Nghi vấn chỗ nào, mặt nước mênh mông nào thấy quân mai phục, con không thấy chúng đang đuối sức kia sao, có thằng đã ngã lăng ra chống chèo hết nỗi, con không thấy sao chiêng, trống im bặt, đánh gì nỗi nữa mà đánh, chúng chạy đâu cho thoát.
Bằng ra lệnh đuổi theo thật gấp, mồm la lớn:
Đầu hàng thì sống chống lại thời chết.
Chúng gào thét dậy trời dậy đất uy hiếp tinh thần ngư dân. Cuộc rượt đuổi ấy cũng đã đến hồi kết thúc vì thuyền giặc đã sâu vào đất liền hơn 3 – 4 dặm nữa, tới khúc sông có nhiều chi nhánh tẻ ngang, tẻ dọc. Từ những khúc sông chi nhánh nầy, bất ngờ lao ra đông nghịt những chiến thuyền chủ lực, trang bị hiện đại, chống tên chống lao hữu hiệu xông ra xáp lá cà tấn công xối xả vào quân giặc, sức mạnh của những con kình ngạc đầy sung sức, lao vào quật ngã những con kình ngạc đã yếu sức vì cuộc rượt đuổi kéo dài khá lâu.
Nói về thuyền giặc đang ra sức rượt đuổi, tay chân mệt mỏi, sức lực giảm sút hơn nữa bất ngờ bị đánh trở tay chẳng kịp, khủng hoảng rối loạn tinh thần chiến đấu, đao, thương, tên, lao ập tới xối xả như mưa trút, chết chóc thương vong vô số kể, cuộc giao chiến vô cùng khốc liệt, quân Ân càng đấu càng thiệt hại.
Nói về Chủ Soái Triều Chấn Lôi đang huênh hoang khoác lác, bỗng có quân vào báo:
Bẩm Chủ Soái quân ta đã bị tấn công.
Lộ vẽ hốt hoảng Triều Chấn Lôi hỏi:
Cái gì? Tấn công ở đâu?
Quân lính thưa:
Bẩm Chủ Soái tấn công ở khúc đầu chúng ta.
Triều Chấn Lôi nói:
Có thiệt hại gì không?
Quân binh thưa:
Bẩm Chủ Soái quân ta thiệt hại vô số kể.
Triều Chấn Lôi quát:
Cái gì? Ngươi nói cái gì?
Triều Chấn Lôi đứng hết nỗi té ngồi xuống ghế la hét inh ỏi:
Địch từ đâu kéo đến?
Ai biết mà trả lời tên lính sợ quá chuồng mất tích, la hét để ai nghe, thay vào câu trả lời là hàng loạt tiếng còi đã hụ, Triều Chấn Lôi ngơ ngác:
Không lẽ đó là tiếng tù hiệu lịnh tấn công, không lẽ, không lẽ.
Để trả lời câu hỏi ngơ ngác ấy là hàng loạt pháo hiệu tử chiến đã bắn lên trời, như báo hiệu ngày tận số của chúng, 15 vạn quân sẽ vùi xác tại đây. Đến lúc nầy toàn bộ quân Ân đã hiểu, chúng đã rơi vào thế trận mai phục tình thế vô cùng nguy cập. Quân Văn Lang từ đất liền chui lên, từ nhà dân chui ra, từ lùm cây ngõ hẻm xuất hiện dọc theo hai bên bờ sông đông như kiến, quân reo ngựa hí vang trời.
Tiếng tù hù hụ Bạch Đằng Giang
Giặc Ân khiếp vía, hãi kinh hoàng
Đùng đùng pháo lệnh rền trời đất
Quân reo ngựa hí, khắp Dạ Loan
Trùng trùng lớp lớp quân vây kín
Gươm giáo lao tên dậy réo vang
Giặc Ân thua chí, đành sa lưới
Tháo chạy sao xong, lửa ngập tràng.
Triều Chấn Lôi biết mình đã lọt vào thế trận phục kích khó mà chống đỡ liền ra lệnh rút lui ra biển nhưng ôi thôi không biết từ lúc nào hàng nghìn bè lửa từ cửa biển trôi ra lúc nhúc mỗi lúc một nhiều, xen lẫn bè lửa là cả 200 chiến thuyền quân Văn Lang điều khiển bè lửa, chẳng khác nào như người lùa đàn vịt mỗi lúc mỗi tiếng tới gần thuyền giặc, tuy còn cách xa khoản 6 – 7 trăm mét nhưng mùi dầu đã nghe nồng nặc theo gió bay tới. Quân Ân vô cùng khiếp đảm, tính tấp vào bờ tử chiến, thời ôi thôi hàng nghìn bè lửa từ hai bờ lũ lượt lao ra mùi dầu càng thêm nồng nặc làm giặc khiếp hãi la hoảng: Hỏa công, hỏa công. Giặc Ân co cụm thuyền ra giữa dòng sông, giống như chiếc thuyền to lớn khổng lồ dài hàng mấy dặm.
Đây nói về hàng nghìn bè lửa từ cửa ùa vào tấn công trước, chỉ còn 300 mét nửa là tới thuyền giặc. Triều Chấn Lôi đang khiếp hoảng định ra lệnh cho thuyền xông vào vẹt bè lửa mở đường máu thoát ra biển. Nhưng bè lửa lúc nầy trôi đi rất chậm và hình như đứng lại hẳn. Như chợt nhớ ra điều gì. Triều Chấn Lôi nhìn xuống nước thời hiểu ra tất cả. Nước thủy triều đã rút. Đáng lý hàng nghìn bè lửa phải trôi giạt ra biển. Nhưng do gió Đông Nam thổi mạnh nên bè lửa chưa trôi theo dòng nước được. Như người sắp chết đang vớ được cái phao.
Triều Chấn Lôi hét lớn:
Có lối thoát rồi. Chúng ta không những thoát, mà còn đánh cho quân Nam một trận nên thân. Trước sự ngu đần của chúng.
Bên cạnh Triều Chấn Lôi, Có một vị tướng luôn luôn bình tỉnh trước nguy hiểm. Chính là Tề Mạnh Thâu. Thấy tình thế đã thay đổi.
Tề Mạnh Thâu nói:
Sao chúng ta không dùng hỏa công để tiêu diệt chúng. Khi tất cả thuận lợi đều thuộc về ta. Nước thủy triều rút mạnh, ngọn gió Đông Nam không còn tác dụng đẩy bè về phía chúng ta. Mà trôi ngược về phía chúng. Đây là cơ hội cho ta phóng hỏa, tiêu diệt chúng mở đường thoát ra biển.
Triều Chấn Lôi khen:
Tướng quân quả là người cơ trí lanh lẹ, chờ thủy xuống mạnh là tấn công.
Liền ra lệnh cho binh lính chuẩn bị tên lửa, gậy ông đập lưng ông. Đốt giặc không xong trở lại đốt mình.
Nói về 200 chiến thuyền ra sức lùa hàng nghìn chiếc bè chất đốt tẩm dầu về phía thuyền giặc. Bất ngờ không trôi được nửa. Chuyển hướng chầm chậm trôi ngược ra biển. Quân Văn Lang kinh hoảng phát hiện nước thủy triều đạt đỉnh đang xuống mạnh. Ngọn gió Đông Nam quá yếu không đủ sức đẩy bè về phía giặc. Ngược lại trôi về phía ta. 2 vạn quân cùng 200 chiến thuyền đang rơi vào tình thế nguy hiểm. Không còn con đường nào tốt hơn là hy sinh cho Tổ Quốc sống còn, giăng hàng ngang cản bè không cho bè trôi ra cửa. Chận đứng đường rút quân thù. Triều Chấn Lôi thấy quân Văn Lang liều mạng như vậy sởn da gà nổi da ốc khiếp đảm cho tinh thần quyết tử của quân Văn Lang sanh ra từ đất mẹ.
Lớn lên từ Tổ Quốc non sông
Lớn lên từ Quốc Đạo cha ông
Nay quê hương bị ngoại xâm dày xéo
Ơn Tổ Quốc đã đến giờ đền đáp
Biến thân hình thành lửa đốt giặc Ân
Nầy chiến sĩ hỡi con cháu Rồng Tiên
Hãy tiến lên, gào thét tiến xung phong
Hãy tiến lên, vùi dập lũ ngoại xâm
Hãy tiến lên, làm rạng rỡ non sông.
* * *