Kho truyện ngắn cực hay

shopoga

✩✩

PHẦN 13

Đây nói về Giá Chữ, Chủng Hầu là hai tay háo sắc thấy thấy Thứ Nữ, Chân Kiều. Tướng người mảnh mai xinh đẹp da trắng như tuyết, mông nở, ngực đầy, thời lao tới mà mân mà mê, mà ve mà vuốt Thứ Nữ, Chân Kiều càng kháng cự càng thời hai tên háo sắc lại càng thích thú. Hai tay đại gian đại ác như hai con mèo vờn chột, chúng vờn cho đã rồi mới xơi.

Hai tên quỉ dữ đang hì hục hảm hiếp Chân Kiều, Thứ Nữ bỗng nghe quân reo dậy đất chiêng trống dậy trời. Gươm Đao giáo mác ầm ầm thời kinh hãi hỏi:

Chuyện gì thế? Chuyện gì thế?

Nhưng nào có ai trả lời chỉ nghe gươm đao giáo mác dậy trời. Chủng Hầu phóng xuống giường từ trong nhà chạy ra mặt mày hớt hãi vừa mặc quần vừa chạy vừa nói không ra lời: Chuyện gì thế? Chuyện gì thế?

Chủng Hầu chưa hết khiếp sợ thời quân binh đã ập tới. Một vị tướng xuất hiện chận đầu Chủng Hầu cho quân binh bắt lại. Vị Tướng xông vào trong nhà thấy Thứ Nữ trần truồng nằm trên giường thời hiểu rõ tất cả.

Thứ nữ vừa nhìn thấy vị Tướng quân mới đến thời khóc ròng nói:

Hắn hảm hiếp thiếp rồi.

Thạch Công hỏi:

Hắn là ai?

Thứ nữ khóc lóc nói:

Hắn là Chủng Hầu.

Thạch công hỏi:

Thằng khốn từ trong nhà mới chạy ra đó sao?

Thứ Nữ nói:

Chính hắn.

Thạch Công nói:

Đưa thằng khốn ấy vào đây.

Chủng Hầu lúc nầy mặt không còn chút máu. Thứ Nữ lúc nầy đã mặc lại áo quần cầm con dao tới nói:

Ta xẻo thịt mầy.

Thế là Thứ Nữ xẻo hết miếng thịt nầy đến miếng thịt khác, cắt mũi, cắt tai, móc mắt. Chủng Hầu đau đớn không chịu nổi. Hành hạ đã đời Thứ Nữ liền đâm cho mấy nhác Chủng Hầu hồn du địa phủ. Thứ Nữ liền tự sát chết luôn. Thạch Công đau đớn vô cùng bằm Chủng Hầu ra trăm mảnh.

Đây nói về Giá Chữ đang hảm hiếp Chân Kiều nghe quân binh ập tới gươm giáo dậy trời thời kinh hải: Chuyện gì thế? Chuyện gì thế?

Còn đang trần truồng thời một người xông vào chém một nhát đứt lìa cánh tay, người ấy chém một nhát nữa rụng luôn một cánh tay nữa, người ấy xếnh cho một đá ngã nhào xuống đất.

Chân Kiều nhìn thấy người đến cứu mình chính là Thạch Thừa. Liền khóc lớn:

Hắn làm hại thiếp rồi.

Thạch Thừa uất khí xông lên hỏi:

Hắn Là Ai?

Chân Kiều nói:

Hắn là Giá Chữ.

Thạch Thừa nói:

Thì ra là thằng khốn nầy.

Định băm ra thành từng mảnh. Chân Kiều bận xong áo quần nói:

Để thiếp xử lý cho.

Chân Kiều rút kiếm của Giá Chữ tới móc mắt mổ ruột moi gan đã đời rồi tự sát luôn. Thạch Thừa đau đớn vô cùng lấy kiếm băm Giá Chữ ra làm trăm mảnh.

Nói về quân Văn Lang mau chóng lấy lại thành Bạch Lang Châu tiêu diệt quân phản loạn hầu như chết sạch. Chỉ còn một số ít người giả làm quân binh Lang Châu trốn chạy. Trong số người trốn chạy ra Bắc có Cha Con Hồ Phỉ, Hồ Lũ, Hồ Bão. Chạy đến huyện Lang Chi thời trời sắp mưa.

Ba Cha Con Hồ Phỉ liền chạy đến gốc cây cổ thụ to lớn tránh mưa. Nghĩ là đã thoát nạn nhìn lên trời cười ha hả nói:

Nghe nói Quốc Tổ Vua Hùng linh thiêng lắm. Thật ra chỉ là lời đồn đại phao tin. Cha Con ta phản bội lại Quốc Tổ hại con cháu Văn Lang chết như rạ nhưng nào có ai làm gì được Cha Con Ta đâu.

Cùng lúc ấy trên không trung sấm chớp nổi lên ầm ầm một tia sấm chớp khủng khiếp đánh xuống chỗ cây cổ thụ tiếng nổ vang dội. Ba Cha Con Hồ Phỉ bị tia sấm chớp đánh trúng cháy đen cháy thui hồn phách tan biến khó tụ lại được vì Linh Căn Huệ Mạng đã bị hủy diệt hàng trăm triệu năm cũng chưa khôi phục căn thân huệ mạng linh hồn luân hồi mãi trong côn trùng thảo mộc.

Về sau có câu thơ rằng:

Trên đầu luôn có Thần Linh

Nghe lời hỗn láo ngạo kinh Vua Hùng

Thần Linh nổi giận đùng đùng

Nổi cơn sấm sét giết loài yêu tinh

Cha Con Hồ Phĩ cháy đen

Phách hồn tan biến khó mong hoàn hồn

Sử Kinh chép lại để đời

Những ai phản lại giống nòi dè răng.

Đây nói về Lương Minh, cùng hai phó tướng là Ba Ra và Hê Na theo lệnh Văn Khánh thống lĩnh 2 vạn quân nhanh chóng bọc lên phía Tây thành Tiên Châu đánh bọc xuống sau lưng quân phản loạn, trong lúc cánh Tây quân loạn tặc phản loạn Việt Trung Nguyên đang tập trung lực lượng tấn công thành Tiên Châu nên không hay biết gì cả. Chỉ lo loan tin là thành Bạch Lang Châu đã chiếm lấy được rồi. Cùng lúc ấy đạo quân của Lưu Hà cùng hai phó tướng là Hơ Tu và Ê Ran, thống lĩnh 2 vạn quân từ cánh Đông bọc lên cũng đã áp sát sau lưng quân giặc. Nhưng quân giặc cũng không hề hay biết gì cả. Cùng lúc ấy thống soái Văn Khánh thống lĩnh 3 vạn quân áp sát quân giặc từ phía sau lưng cửa chánh Nam Phải nói Quân Văn Lang dưới sự chỉ huy của Văn Khánh duy chuyển quân binh thần tốc. Cũng như áp sát quân loạn tặc phản loạn, nhưng quân loạn tặc phản loạn không hay biết gì cả.

Đây nói về Phạm Đổ Chinh Tân Quân Nguyên Soái thống lĩnh hơn 6 vạn quân tiến đánh thành Tiên Châu. Thành Tiên Châu khó đánh hơn thành Bạch Lang Châu nên quân phản loạn Trung Nguyên chưa có cách gì chiếm được. Chúng ngày đêm kêu gọi Cha Con Tri Phủ Anh Kỳ đầu hàng. Tri Phủ Anh Kỳ có bốn người con hai trai, hai gái đều là anh hùng hảo hán. Hai người con trai mạnh như voi nhanh như hổ, võ nghệ cao cường con trai lớn là Anh Võ, con trai nhỏ là Anh Quyền. Hai người con gái võ nghệ cũng cao cường. Một người là Xuân Cẩm. Một người là Kim Thu.

Bốn cha con Anh Kỳ nghe quân phản loạn ngày đêm kêu gọi đầu hàng thời sôi gan quát lớn:

Quân phản loạn theo Cha con Doãn Thường kia. Chúng bây không còn là con người nữa mà là một lũ ác quỉ nổi lòng tham cướp lấy Bắc Văn Lang. Các ngươi sẽ bị băm nát ra tương, ở đó mà lớn lối kêu gọi đầu hàng.

Phạm Đỗ Chinh biết Cha Con Anh Kỳ thà chết không chịu đầu hàng. Liền hợp các tướng lĩnh lại nói chuẩn bị quân binh tối nay đến giờ Dậu tấn công Tiên Châu. Quân Tiên Châu không đầy một vạn nhưng tinh thần chiến đấu hừng hực dâng cao không hề khiếp sợ quân loạn tặc phản loạn tấn công.

Cha Con Kỳ Anh chuẩn bị dầu sôi lửa bỏng. Cung tên đá lớn đánh trả lại quân công thành. Phạm Đỗ Chinh là tay cáo già thông thạo nhiều loại binh pháp. Nên Phạm Đỗ Chinh tấn công thành bằng hỏa Công theo hướng có lợi chiều gió. Tạo ra những cung lớn bắn dầu bắn lửa lên thành đốt cháy tả tơi rồi mới cho quân binh bắt thang leo tường tấn công với sự yểm trợ của đội quân xạ tiễn. Quân Văn Lang ẩn mình trong đêm không xa chờ cho quân phản loạn tấn công thành Tiên Châu là từ phía sau đánh bọc tới.

Giờ Dậu đã đến còi hụ nổi lên, cũng như pháo lệnh tấn công quân loạn tặc phản loạn đã bắn lên trời tức thời quân phản loạn Trung Nguyên hò reo dậy đất. Dưới ánh trăng lờ mờ lửa bắn lên thành đỏ rực lửa gặp gió bốc cháy ngùn ngụt. Lửa cháy lan trên thành nhanh chóng. Những chảo dầu trên thành đang nóng để chống trả lại quân phản loạn leo tường không ngờ bị lửa phủ cháy phản ngược trở lại đốt cháy quân Tiên Châu.

Trên thành quân binh hỗn loạn. Lửa cháy đỏ trời Phạm Đổ Chinh ra lệnh tấn công tức thời quân binh loạn tặc phản loạn ào ào xông tới bắc thang leo lên thành đen nghịt. Có đội quân yểm trợ bắn tên lên thành như mưa. Thành Tiên Châu đang trong lúc nguy kịch. Thời bỗng thấy quân phản loạn kinh hãi rối loạn vì quân văn Lang từ sau lưng đánh thốc tới như vũ bão chiêng trống ầm ầm quân reo dậy đất.

Phạm Đỗ Chinh kinh khiếp:

Chuyện gì thế? Chuyện gì thế?

Một vị tướng phi ngựa chạy tới kinh hãi nói lớn:

Bẩm Nguyên Soái quân Văn Lang bao vây trùng trùng lớp lớp từ sau đánh bọc tới như nước vỡ bờ thế mạnh đời non lấp biển.

Phạm Đỗ Chinh xây xẩm mặt mày chưa kịp đối phó làm sao. Thời có một tướng khác phi ngựa tới báo:

Bẩm nguyên soái mau cho quân phá vòng vây trốn chạy.

Phạm Đỗ Chinh liền ra lệnh mau phá vòng vây chạy về Huyện Đức Nam, Bộ Hợp Phố, Đức Châu. Quân Bắc Việt Trung Nguyên thi nhau bỏ chạy dẫm đạp lên nhau thê thảm vô cùng.

Khi ấy trên hư không có vị Đại Tiên trên đường chu du qua Đông Hải nhìn thấy cảnh ấy thở dài ngâm bài thơ rằng:

Thê thảm nào hơn thảm cảnh nầy

Thăng trầm họa phúc mãi chuyển xây

Hết thịnh tới suy âu là thế

Văn Lang kiếp nạn Quỉ chuyển xây

Huyền cơ Tạo Hóa nào tránh thoát

Nội chiến dậy trời giáo gươm bay

Ba nghìn năm nữa tai kiếp hết

Văn Lang Bách Việt sải cánh bay.

Nói về Anh Kỳ trên thành Tiên Châu thấy Quân Văn Lang đánh bọc sau lưng quân loạn tặc phản loạn đánh tới liền cho bắn pháo lệnh ám hiệu lên không cho biết thành Tiên Châu chưa mất làm tăng thêm khí thế chiến đấu quân binh.

Lương Minh cho người bắn pháo lệnh đáp trả lại. Anh Kỳ biết chắc là quân Văn Lang đang tấn công quân phản loạn bằng thống lĩnh quân binh mở cửa thành xông ra chém giết quân phản loạn chém thôi là chém quân phản loạn chết lớp lớp người ngựa đạp lên nhau bỏ chạy chết thôi là chết. Quân Văn Lang từ bốn phía đánh thốc tới gươm đao giáo mác dậy trời.

Phạm Đổ Chinh xua quân phá vòng vây chạy về Huyện Đức Nam, giáp ranh với Huyện Lộc Điền, Hợp Phố Đức Châu. Quân Văn Lang rượt đuổi hơn 20 dặm gần đến Bàu Sen núi Bà phía Nam Huyện Lộc Điền. Thời trời bỗng nổi lên một cơn mưa khủng khiếp mưa xuống như trút mấy giờ liền. Nước tràn ngập đồng ngập sá quân Văn Lang đành phải rút trở về Tiên Châu.

Văn Khánh nhìn lên trời thở dài nói:

Không lẽ đây cũng là ý trời kiếp nạn Văn Lang phải mất Bắc Văn Lang.

Văn Khánh rút quân về Tiên Châu trong lòng luôn lo nghĩ là khó mà chiếm lấy lại Bắc Văn Lang. Vì huyền cơ kiếp nạn Văn Lang như vậy. Con người không thể làm gì khác hơn là tận lực tri thiên mệnh mà thôi. Chiếm lấy lại Bắc Văn Lang được hay không còn phải chờ huyền cơ Tạo Hóa Cơ Trời.

Nói về Phạm Đỗ Chinh nhờ trận mưa mà quân Văn Lang không truy đổi nữa. Cho người điểm lại quân binh thời chỉ còn hơn ba vạn thời thở dài xây xẩm mặt mày hơn 10 vạn quân giờ đây chỉ còn hơn ba vạn. Liền viết thư cho người về Kinh Đô Việt Trung Nguyên tức là Kinh Đô Xích Quỷ Bắc Văn Lang xin thêm quân trấn giữa Lộc Điền, Diêm Hồ Châu, Ninh Giao Châu. Không cho quân Văn Lang tiến ra Bắc.

Văn Khánh tuy thắng trận nhưng không thể tiến sâu ra Bắc Văn Lang được. Vì Bắc Văn quân phản loạn đã củng cố các thành trì vững chắc. Lại thêm quân lực hùng mạnh trong hai cánh Quân Tây – Đông. Lê Quang, Huỳnh Trung Kỳ cũng chỉ giải tỏa sự bao vây của quân phản loạn ở Quang Hải Châu và Âu Tây Châu mà thôi. Có Lẽ ý trời Bắc Văn Lang rơi vào tay giặc. Chỉ còn cách trấn thủ địa đầu Trung Văn Lang, không cho quân phản loạn Trung Nguyên xâm chiếm Trung Văn Lang mà thôi. Bằng cho quân binh củng cố lại thành Bạch Lang Châu, củng cố lại thành Tiên Châu. Không cho quân phản Bắc Văn Lang tiến vào. Cũng từ đây Nam Bắc Phân Tranh quân Văn Lang. Quân Việt Trung Nguyên giao tranh khốc liệt. Quân Văn Lang tiến ra Bắc cũng không nổi. Quân Trung Nguyên tiến vào cũng không được. Kéo dài hơn bảy mươi năm.

* * *



 

shopoga

✩✩

PHẦN 14

Đây nói về Việt Vương tế Gia, thời còn điều khiển hơn trăm thương đoàn, buôn bán giao thương khắp đất nước Văn Lang. Có buôn lậu Sắt Thép từ Kinh Đô Văn Lang giao thương với Phương Bắc. Tích góp được một số thép tốt thượng hạn để dành tinh luyện thành kiếm báu. Ở vào thời ấy có Âu Giã Tử. Là người rất giỏi về luyện kim, luyện kiếm. Được Việt Vương Tế Gia mời đến tiếp đãi trọng hậu. Còn ban cho một chức quan.

Việt Vương Tế Gia nói:

Ta có một số thép rất tốt mua được từ Kinh Đô Văn Lang, ngươi có thể tinh luyện cho Ta thành năm kiếm báu được không?

Âu Giã Tử nói:

Bẩm Đại Vương. Hạ dân xem qua thép tốt ấy như thế nào mới biết luyện được hay không.

Việt Vương Tế Gia liền cho người mang ra một bao thỏi thép. Mỗi thỏi thép nặng hơn cân, được hơn năm mươi thỏi. Âu Giã Tử liền bốc lên một thỏi xem thử thời không khỏi biến sắc mặt nói:

Bẩm Đại Vương đây là những thỏi thép quý vô giá, những người có phúc lớn mới gặp được. Những thỏi thép nầy có từ thời luyện kim Cao Tổ, Cao Tông. Công thức luyện kim nầy đã thất truyền không còn ai biết nữa. Nếu đem rèn chế thành mũi tên thời bắn thủng cả áo giáp sắt. Áo giáp đồng lợi hại vô cùng. Nếu đem luyện thành kiếm báu thời chém sắt như bùn. Còn nếu luyện thành Thần Kiếm thời phải có vàng tinh luyện nguyên chất, cũng như phải có Tinh Khí Thần con người đồng trinh nam nữ kết hợp thời mới luyện thành.

Việt Vương Tế Gia nghe xong liền cho người tìm đủ những thứ ấy. Âu Giã Tử liền chọn ngày lành tháng tốt khởi động sai các đồng nam đồng nữ cả thảy trăm người kéo bễ quạt than lửa cháy đỏ rực nhiệt độ rất cao nấu vàng nấu thép chảy ra nước bảy lần bảy 49 ngày đến ngày cuối cùng luyện thành Thần Vật.

Thời khắc quan trọng tức thời năm nam năm nữ đồng trinh tự nguyện nhảy vào lò luyện kim phút chốc tiêu tan tất cả. Tức thời hào quang từ trong lò luyện kim sáng lên rực rỡ hóa thành Thần Vật.

Âu Giã Tử mừng rỡ reo lên:

Thành rồi, thành rồi.

Âu Giã Tử liền làm ra năm thanh Thần Kiếm. Một là Trạm Lư, hai là Bàn Sính, ba là Ngư Trường, bốn là Can Tương, năm là Hiệp Gia.

Việt Vương Tế Gia khi còn làm thương gia giàu có thường sang nước Ngô buôn bán Sắt, Đồng giao thương ra mắt Vua Thọ Mộng. Nên cũng có quen biết với Vua Ngô.

Vua Ngô Thọ Mộng khi ấy có bốn người con. Người con Trưởng là Chư Phàn. Người con thứ hai là Dư Tế. Người con thứ ba là Di Muội. Người con thứ tư là Quý Trát. Vua Thọ Mộng lúc nào cũng dòm ngó Việt Trung Nguyên nhưng không biết làm sao đánh chiếm được Việt Trung Nguyên tức là Bắc Văn Lang.

Bắc Văn Lang đất đai trù phú không nơi nào bằng. Lại có nền Văn Minh lúa nước từ thời Viêm Đế Thần Nông truyền lại. Nước văn Lang nhờ nền Văn Minh lúa nước nầy mà dân giàu nước mạnh. Việt Vương Tế Gia trị vì thiên hạ không bao lâu thời qua đời Việt Vương Doãn Thường lên thay thế.

Việt Vương Doãn Thường là nhà Quân Sự Thiên Tài lại biết lo xa. Sợ Thọ Mộng đem quân xâm chiếm Bắc Văn Lang. Bằng sai sứ giả đêm ba thanh kiếm báu dâng hiến cho Vua Thọ Mộng cầu hòa. Khi ấy Vua Thọ cũng đã già không bao lâu thời mất.

Người con lớn Chư Phàn lên thay thế. Thời lúc nào cũng muốn chiếm lấy Bắc văn Lang. Vì Bắc Văn Lang Việt Trung nguyên là miếng mồi quá béo bở. Không những giàu có về vàng, bạc, ngọc ngà, châu báu. Nhất là giàu về lúa gạo, ngô, khoai, củ, quả ăn không hết. Mà còn giàu có về nguồn sông nước Thủy Sản, giàu có về Biển Cả Hải Sản, giàu có về Sơn Hào rừng núi. Chiếm lấy được Bắc Văn Lang chẳng khác gì ngồi trên đống vàng ngọc ngà châu báu. Ngồi trên Sơn Hào, Hải Vị. Muốn gì được nấy nhất là nền văn lúa nước. Nền văn minh sắt, thép. Thời không có mọt nước nào bằng.

Chư Phàn ăn cũng mơ ngủ cũng mơ tìm mọi phương cách chiếm cho được Bắc Văn Lang. Chư Phàn nghĩ Cha Con Doãn Thường đã tận lực chống trả lại quân Văn Lang sức lực suy yếu. Chỉ cần khởi binh xâm lấn liền chiếm được Việt Trung Nguyên.

Không ngờ quân Trung Nguyên khó đánh vô cùng. Bị quân Trung Nguyên đánh bại. Uất khí nổi lên sanh bệnh rồi chết. Chư Phàn chết.

Dư Tế lên thay cũng đem quân xâm chiến Trung Nguyên Bắc văn Lang. Nhưng đều bị thất bại. Hao quân tổn tướng. Trong khi ấy các nước Phương Bắc dòm ngó nước Ngô có nhiều nước đem quân xâm lấn nước Ngô. Dư Tế ra sức chống trả lấy làm sầu não sanh bệnh chết.

Di Muội lên thế. Thường đem quân xâm lấn biên giới Việt Trung Nguyên. Nhưng bị quân Việt Trung Nguyên Doãn Thường đánh bại. Từ đó Việt – Ngô như nước với lửa thường đánh nhau luôn trên chuyến tuyến biên giới của hai bên. Di Muội tốn không biết bao nhiêu là công sức hao quân tốn lương cũng không chiếm nổi đất biên giới Văn Lang sanh bệnh rồi chết.

Đáng lý Vua Ngô Di Muội trước khi lâm bệnh phải nhường ngôi cho Công Tử Quang. Con Chư Phàn. Đằng nầy không nhường ngôi cho Công Tử Quang. Mà lập người con Di Muội là Vương Liêu lên làm vua.

Công Tử Quang là con của Chư Phàn. Có ý muốn giết Vương Liêu. Nhưng chưa biết phải làm sao. Thời Vận may Công Tử Quang gặp Ngũ Tử Tư bỏ nước Sở chạy trốn đến nước Ngô. Công Tử Quang trọng dụng Ngũ Tử Tư cho làm thượng khách quý của mình. Nhờ Ngũ Tử Tư bày kế giết Vương Liêu.

Năm 525 trước công nguyên. Tháng tư, ngày Bính Tý. Công Tử Quang đặt ngầm binh sĩ mang áo giáp ở nhà hầm. Mời Vương Liêu đến uống rượu Vương Liêu tuy có đề phòng. Chuyên Chư mang thức ăn lên dâng cho Vương Liêu bất ngờ lấy Ngư Trường kiếm chém sắt như chém bùn đâm Vương Liêu một nhát thủng áo giáp đang mặt chết tốt.

Công Tử Quang lên làm Vua Ngô tức là Hạp Lư. Hạp Lư lên làm Vua nước ngô thèm khác Bắc Văn Lang Trung Nguyên còn hơn Cha, Chú của Y chiến tranh Việt – Ngô càng thêm dữ dội hơn nữa.

Đây nói về Hạp Lư Vua Ngô ở bên kia phía Bắc Sông Trường Giang vô cùng lo lắng vì Việt Trung Nguyên càng ngày càng lớn mạnh. Phần thời sợ Việt Trung Nguyên tấn công. Phần thì sợ Sở tấn công. Nam thời sợ Việt Trung Nguyên vượt Trường giang sang đánh. Đông thời sợ Sở vượt sông Hán Thủy tiến đánh.

Lư Hạp liền kêu Ngũ Viên tới nói:

Ta có được ngươi như cá được nước ngươi có cách gì làm cho Nước Ngô ta hùng mạnh. Nam ngăn được Việt Trung Nguyên. Đông chặn được Sở.

Ngũ Viên nói:

Muốn làm được như vậy thời phải làm cho lúa thóc đầy kho. Sửa sang lại thành quách. Thu nạp binh sĩ. Luyện tập binh mã.

Hạp Lư liền nghe theo lời Ngũ Viên chọn nơi đất tốt xây Thành Trì. Thấy phía Đông Bắc núi Cô Tô khí thế hưng vượng tức thời cho quân binh đắp thành trì không bao lâu Ngũ Viên đắp xong một thành lớn rộng bốn mươi bảy dặm gọi là Thiên Đô.

Chia làm tám cửa như sau:

Bàn Môn và Xà Môn ở phía Nam.

Tề Môn và Bình Môn ở phía Bắc.

Lâu Môn và Tượng Môn ở phía Đông.

Xương Môn và Tư Môn ở phía Tây.

Thành quách đắp xong. Ngũ Viên đón Lư Hạp vào Thiên Đô ở đấy. Rồi ra sức tuyển mộ quân binh lên đến hàng vạn vạn người ngày đêm thao luyện quân binh diễn tập chiến trận. Lại cho đắp một cái thành nữa ở phía nam Phượng Hoàng Sơn đề phòng Việt Trung Nguyên tiến quân sang đánh nước Ngô.

Lúc bấy giờ Bá Hi nước Sở sợ tội chạy trốn nghe nói Ngũ Viên đã làm quan nước Ngô, mới trốn sang nước Ngô vào yết kiến Ngũ Viên hai người ôm nhau mà khóc. Ngũ Viên đưa Bá Hi vào yết kiến Hạp Lư. Hạp Lư có lòng thương cho làm Quan Đại Phu cùng Ngũ Viên bàn việc nước.

Quan Đại Phu nước Ngô là Bị Ly hỏi riêng Ngũ Viên rằng:

Ngài nghĩ thế nào mà tin Bá Hi như vậy?

Ngũ Viên nói:

Sự oan uổng của Bá Hi, cũng chẳng khác gì sự oan uổng của tôi. Tục ngữ có câu rằng: “đồng bệnh tương liên hẳn ngài chẳng còn lạ gì điều đó.”

Bi Ly nói:

Ngài chỉ biết mặt ngoài, chưa biết mặt trong. Tôi trông Bá Hi, mắt nhìn như mắt chim ưng. Chân đi như dáng con hổ phải nói là người tham nịnh tàn ác chớ nên đến gần. Nếu người ấy được trọng dụng thời tất liên lụy đến Ngài.

Ngũ Viên không cho là phải, cùng Bá Hi thờ Vua Ngô. Một hôm thiết triều Hạp Lư vua Ngô nói với triều Thần rằng:

Nước Ngô Ta giờ đây phải nói là rất hùng mạnh. Tướng Giỏi quân nhiều Phương Bắc chẳng nước nào dám xâm lược. Việt Trung Nguyên không còn là mối lo nữa. Nhân cơ hội nầy ta từ Bắc đánh vào là chiếm được Việt Trung Nguyên Bắc Văn Lang. Nếu chiếm được Việt Trung Nguyên thời coi như nguồn lương thực dồi dào dân số lại đông. Phía Nam sợ gì Hùng Vương. Phía Bắc Sợ gì Nhà Chu. Sở muốn nuốt hồi nào chẳng được.

Bá Hi tâu:

Chúa công nói rất phải. Nếu không cơ hội nầy chiếm Bắc Văn Lang Trung Nguyên thời còn có cơ hội nào nữa. Vì sao thần lại nói như vậy? Vì Việt Vương Doãn Thường đã dốc toàn lực lượng chống trả lại quân Văn Lang từ Nam đánh ra Bắc. Còn lực lượng đâu chống trả quân ta. Quân ta bất ngờ đánh chiếm nhất định chiếm được Việt Trung Nguyên.

Hạp Lư cho là phải. Ngũ Viên khuyên can tâu:

Chúa công Bắc Văn Lang Việt Trung Nguyên là nơi linh địa nước Xích Quỷ chín thời Kinh Dương Vương ngự trị Linh Địa ấy không dễ gì đánh chiếm được đâu. Nước Văn Lang tuy Nền Quốc Đạo không còn nhưng uy danh vẫn còn lừng lẫy Dân Chúng tuy ngã về Văn Hóa Phương Bắc. Cha Con Doãn Thường nổi lên chiếm lấy Bắc Văn Lang. Nhưng không phải là quân ngoại xâm. Chỉ là quân nội loạn nổi lên đòi tự trị được dân chúng Bắc Văn Lang theo về bảo bọc che chở. Cuộc nội loạn Bắc Văn Lang không phải là lần đầu mà cách đây hơn ba trăm năm mươi năm vào thời. Hùng Huy Vương: Pháp Hải Lang. Phù Đổng Thiên Vương ra đời quét sạch quân xâm lược cũng như quân phản loạn. Ở vào thời đó 961 đến 893 trước công nguyên. Bắc Văn Lang các Vua Việt nổi lên đòi tự trị. Theo xu thế Phương Bắc, một quận, một huyện cũng xưng vua. Ân Mao Vương cùng Hồ Vương, Hung Vương đưa quân xâm lược. Bắc Văn Lang tưởng như là đã chiếm được Bắc Văn Lang. Nhưng đã bị Phù Đổng Thiên Vương quét sạch. Chỉ trong vòng ba ngày. Đừng nói đến thời Ân Mao Vương sau nầy. Mà ngay cả cuối thời Nhà Thương. (Xem Văn Lang Chiến Sự 1 sẽ rõ). Ân Thọ khi lên ngôi Trụ Vương thời ngày đêm thèm khác nước Văn Lang giàu có. Ỷ mình có binh hùng tướng mạnh bằng dốc toàn lực lượng Nhà Ân. Trên 200 vạn quân tràn sang xâm chiếm cho bằng được nước Văn Lang. Nhưng mới tiến vào Bắc Văn Lang. Thời đã bị Hùng Tiên Lang: Điển Lang đánh bại vùi chôn hơn một nửa quân binh nơi đất Bắc Văn Lang. Cách đây gần 600 năm. (Tức là 1141 đến 1077 trước công nguyên). Vì thế Bắc Văn Lang tìm ẩn những điều không lường trước được. Cha Con Doãn Thường nổi dậy chiếm Bắc Văn Lang chỉ là nội loạn được sự hưởng ứng của người dân Bắc Văn Lang. Còn chúng ta là khác không phải là quân nội loạn mà là quân xâm lược. Dân Văn Lang luôn tự hào dòng giống Tiên Rồng. Không dễ đánh thắng được đâu. Chúng ta đưa quân chiếm lấy Bắc Văn Lang chính là quân ngoại xâm lược. Dân Bắc Văn Lang tuy theo Cha Con Doãn Thường nhưng lòng quật cường anh linh truyền thống dân tộc Văn Lang vẫn còn mạnh. Không thể xem thường được.

Hạp Lư không nghe lời khuyên của Ngũ Viên. Giao quốc chính cho Ngũ Viên cùng Phù Sai. Trực tiếp chỉ huy 25 vạn quân có thể nói là dốc toàn lực lượng sức mạnh của quân Ngô. Vượt qua Sông Dương tức là Sông Trường Giang chia làm ba đạo quân. Tiến đánh Việt Trung Nguyên.

Đạo quân thứ nhất: Trực tiếp Hạp Lư chỉ huy thống lĩnh hơn 10 vạn quân cùng Bá Hi, Vương Tôn Lạc, Chư Nghị đánh thẳng vào Dương Giang Giao Châu.

Đạo quân thứ hai: Bá Cổn Chủ Tướng Thượng Quân, Tiêu Chấn phó Chủ Tướng Hạ Quân thống lãnh 7 vạn quân đánh thẳng vào Bắc Giang Giao Châu.

Đạo Quân thứ ba: Chuyên Tạo Chủ tướng, Bá Cẩn làm phó tướng thống lãnh 7 vạn quân đồng loạt vượt sông Dương Tử. Tiến vào địa phận Trung Nguyên đánh thẳng vào Lạc Giang Giao Châu.
 

Thống kê

Chủ đề
101,133
Bài viết
468,200
Thành viên
340,002
Thành viên mới nhất
redgravynyc
Top