Kho truyện ngắn cực hay

shopoga

✩✩

PHẦN 13

Đây nói về Giá Chữ, Chủng Hầu là hai tay háo sắc thấy thấy Thứ Nữ, Chân Kiều. Tướng người mảnh mai xinh đẹp da trắng như tuyết, mông nở, ngực đầy, thời lao tới mà mân mà mê, mà ve mà vuốt Thứ Nữ, Chân Kiều càng kháng cự càng thời hai tên háo sắc lại càng thích thú. Hai tay đại gian đại ác như hai con mèo vờn chột, chúng vờn cho đã rồi mới xơi.

Hai tên quỉ dữ đang hì hục hảm hiếp Chân Kiều, Thứ Nữ bỗng nghe quân reo dậy đất chiêng trống dậy trời. Gươm Đao giáo mác ầm ầm thời kinh hãi hỏi:

Chuyện gì thế? Chuyện gì thế?

Nhưng nào có ai trả lời chỉ nghe gươm đao giáo mác dậy trời. Chủng Hầu phóng xuống giường từ trong nhà chạy ra mặt mày hớt hãi vừa mặc quần vừa chạy vừa nói không ra lời: Chuyện gì thế? Chuyện gì thế?

Chủng Hầu chưa hết khiếp sợ thời quân binh đã ập tới. Một vị tướng xuất hiện chận đầu Chủng Hầu cho quân binh bắt lại. Vị Tướng xông vào trong nhà thấy Thứ Nữ trần truồng nằm trên giường thời hiểu rõ tất cả.

Thứ nữ vừa nhìn thấy vị Tướng quân mới đến thời khóc ròng nói:

Hắn hảm hiếp thiếp rồi.

Thạch Công hỏi:

Hắn là ai?

Thứ nữ khóc lóc nói:

Hắn là Chủng Hầu.

Thạch công hỏi:

Thằng khốn từ trong nhà mới chạy ra đó sao?

Thứ Nữ nói:

Chính hắn.

Thạch Công nói:

Đưa thằng khốn ấy vào đây.

Chủng Hầu lúc nầy mặt không còn chút máu. Thứ Nữ lúc nầy đã mặc lại áo quần cầm con dao tới nói:

Ta xẻo thịt mầy.

Thế là Thứ Nữ xẻo hết miếng thịt nầy đến miếng thịt khác, cắt mũi, cắt tai, móc mắt. Chủng Hầu đau đớn không chịu nổi. Hành hạ đã đời Thứ Nữ liền đâm cho mấy nhác Chủng Hầu hồn du địa phủ. Thứ Nữ liền tự sát chết luôn. Thạch Công đau đớn vô cùng bằm Chủng Hầu ra trăm mảnh.

Đây nói về Giá Chữ đang hảm hiếp Chân Kiều nghe quân binh ập tới gươm giáo dậy trời thời kinh hải: Chuyện gì thế? Chuyện gì thế?

Còn đang trần truồng thời một người xông vào chém một nhát đứt lìa cánh tay, người ấy chém một nhát nữa rụng luôn một cánh tay nữa, người ấy xếnh cho một đá ngã nhào xuống đất.

Chân Kiều nhìn thấy người đến cứu mình chính là Thạch Thừa. Liền khóc lớn:

Hắn làm hại thiếp rồi.

Thạch Thừa uất khí xông lên hỏi:

Hắn Là Ai?

Chân Kiều nói:

Hắn là Giá Chữ.

Thạch Thừa nói:

Thì ra là thằng khốn nầy.

Định băm ra thành từng mảnh. Chân Kiều bận xong áo quần nói:

Để thiếp xử lý cho.

Chân Kiều rút kiếm của Giá Chữ tới móc mắt mổ ruột moi gan đã đời rồi tự sát luôn. Thạch Thừa đau đớn vô cùng lấy kiếm băm Giá Chữ ra làm trăm mảnh.

Nói về quân Văn Lang mau chóng lấy lại thành Bạch Lang Châu tiêu diệt quân phản loạn hầu như chết sạch. Chỉ còn một số ít người giả làm quân binh Lang Châu trốn chạy. Trong số người trốn chạy ra Bắc có Cha Con Hồ Phỉ, Hồ Lũ, Hồ Bão. Chạy đến huyện Lang Chi thời trời sắp mưa.

Ba Cha Con Hồ Phỉ liền chạy đến gốc cây cổ thụ to lớn tránh mưa. Nghĩ là đã thoát nạn nhìn lên trời cười ha hả nói:

Nghe nói Quốc Tổ Vua Hùng linh thiêng lắm. Thật ra chỉ là lời đồn đại phao tin. Cha Con ta phản bội lại Quốc Tổ hại con cháu Văn Lang chết như rạ nhưng nào có ai làm gì được Cha Con Ta đâu.

Cùng lúc ấy trên không trung sấm chớp nổi lên ầm ầm một tia sấm chớp khủng khiếp đánh xuống chỗ cây cổ thụ tiếng nổ vang dội. Ba Cha Con Hồ Phỉ bị tia sấm chớp đánh trúng cháy đen cháy thui hồn phách tan biến khó tụ lại được vì Linh Căn Huệ Mạng đã bị hủy diệt hàng trăm triệu năm cũng chưa khôi phục căn thân huệ mạng linh hồn luân hồi mãi trong côn trùng thảo mộc.

Về sau có câu thơ rằng:

Trên đầu luôn có Thần Linh

Nghe lời hỗn láo ngạo kinh Vua Hùng

Thần Linh nổi giận đùng đùng

Nổi cơn sấm sét giết loài yêu tinh

Cha Con Hồ Phĩ cháy đen

Phách hồn tan biến khó mong hoàn hồn

Sử Kinh chép lại để đời

Những ai phản lại giống nòi dè răng.

Đây nói về Lương Minh, cùng hai phó tướng là Ba Ra và Hê Na theo lệnh Văn Khánh thống lĩnh 2 vạn quân nhanh chóng bọc lên phía Tây thành Tiên Châu đánh bọc xuống sau lưng quân phản loạn, trong lúc cánh Tây quân loạn tặc phản loạn Việt Trung Nguyên đang tập trung lực lượng tấn công thành Tiên Châu nên không hay biết gì cả. Chỉ lo loan tin là thành Bạch Lang Châu đã chiếm lấy được rồi. Cùng lúc ấy đạo quân của Lưu Hà cùng hai phó tướng là Hơ Tu và Ê Ran, thống lĩnh 2 vạn quân từ cánh Đông bọc lên cũng đã áp sát sau lưng quân giặc. Nhưng quân giặc cũng không hề hay biết gì cả. Cùng lúc ấy thống soái Văn Khánh thống lĩnh 3 vạn quân áp sát quân giặc từ phía sau lưng cửa chánh Nam Phải nói Quân Văn Lang dưới sự chỉ huy của Văn Khánh duy chuyển quân binh thần tốc. Cũng như áp sát quân loạn tặc phản loạn, nhưng quân loạn tặc phản loạn không hay biết gì cả.

Đây nói về Phạm Đổ Chinh Tân Quân Nguyên Soái thống lĩnh hơn 6 vạn quân tiến đánh thành Tiên Châu. Thành Tiên Châu khó đánh hơn thành Bạch Lang Châu nên quân phản loạn Trung Nguyên chưa có cách gì chiếm được. Chúng ngày đêm kêu gọi Cha Con Tri Phủ Anh Kỳ đầu hàng. Tri Phủ Anh Kỳ có bốn người con hai trai, hai gái đều là anh hùng hảo hán. Hai người con trai mạnh như voi nhanh như hổ, võ nghệ cao cường con trai lớn là Anh Võ, con trai nhỏ là Anh Quyền. Hai người con gái võ nghệ cũng cao cường. Một người là Xuân Cẩm. Một người là Kim Thu.

Bốn cha con Anh Kỳ nghe quân phản loạn ngày đêm kêu gọi đầu hàng thời sôi gan quát lớn:

Quân phản loạn theo Cha con Doãn Thường kia. Chúng bây không còn là con người nữa mà là một lũ ác quỉ nổi lòng tham cướp lấy Bắc Văn Lang. Các ngươi sẽ bị băm nát ra tương, ở đó mà lớn lối kêu gọi đầu hàng.

Phạm Đỗ Chinh biết Cha Con Anh Kỳ thà chết không chịu đầu hàng. Liền hợp các tướng lĩnh lại nói chuẩn bị quân binh tối nay đến giờ Dậu tấn công Tiên Châu. Quân Tiên Châu không đầy một vạn nhưng tinh thần chiến đấu hừng hực dâng cao không hề khiếp sợ quân loạn tặc phản loạn tấn công.

Cha Con Kỳ Anh chuẩn bị dầu sôi lửa bỏng. Cung tên đá lớn đánh trả lại quân công thành. Phạm Đỗ Chinh là tay cáo già thông thạo nhiều loại binh pháp. Nên Phạm Đỗ Chinh tấn công thành bằng hỏa Công theo hướng có lợi chiều gió. Tạo ra những cung lớn bắn dầu bắn lửa lên thành đốt cháy tả tơi rồi mới cho quân binh bắt thang leo tường tấn công với sự yểm trợ của đội quân xạ tiễn. Quân Văn Lang ẩn mình trong đêm không xa chờ cho quân phản loạn tấn công thành Tiên Châu là từ phía sau đánh bọc tới.

Giờ Dậu đã đến còi hụ nổi lên, cũng như pháo lệnh tấn công quân loạn tặc phản loạn đã bắn lên trời tức thời quân phản loạn Trung Nguyên hò reo dậy đất. Dưới ánh trăng lờ mờ lửa bắn lên thành đỏ rực lửa gặp gió bốc cháy ngùn ngụt. Lửa cháy lan trên thành nhanh chóng. Những chảo dầu trên thành đang nóng để chống trả lại quân phản loạn leo tường không ngờ bị lửa phủ cháy phản ngược trở lại đốt cháy quân Tiên Châu.

Trên thành quân binh hỗn loạn. Lửa cháy đỏ trời Phạm Đổ Chinh ra lệnh tấn công tức thời quân binh loạn tặc phản loạn ào ào xông tới bắc thang leo lên thành đen nghịt. Có đội quân yểm trợ bắn tên lên thành như mưa. Thành Tiên Châu đang trong lúc nguy kịch. Thời bỗng thấy quân phản loạn kinh hãi rối loạn vì quân văn Lang từ sau lưng đánh thốc tới như vũ bão chiêng trống ầm ầm quân reo dậy đất.

Phạm Đỗ Chinh kinh khiếp:

Chuyện gì thế? Chuyện gì thế?

Một vị tướng phi ngựa chạy tới kinh hãi nói lớn:

Bẩm Nguyên Soái quân Văn Lang bao vây trùng trùng lớp lớp từ sau đánh bọc tới như nước vỡ bờ thế mạnh đời non lấp biển.

Phạm Đỗ Chinh xây xẩm mặt mày chưa kịp đối phó làm sao. Thời có một tướng khác phi ngựa tới báo:

Bẩm nguyên soái mau cho quân phá vòng vây trốn chạy.

Phạm Đỗ Chinh liền ra lệnh mau phá vòng vây chạy về Huyện Đức Nam, Bộ Hợp Phố, Đức Châu. Quân Bắc Việt Trung Nguyên thi nhau bỏ chạy dẫm đạp lên nhau thê thảm vô cùng.

Khi ấy trên hư không có vị Đại Tiên trên đường chu du qua Đông Hải nhìn thấy cảnh ấy thở dài ngâm bài thơ rằng:

Thê thảm nào hơn thảm cảnh nầy

Thăng trầm họa phúc mãi chuyển xây

Hết thịnh tới suy âu là thế

Văn Lang kiếp nạn Quỉ chuyển xây

Huyền cơ Tạo Hóa nào tránh thoát

Nội chiến dậy trời giáo gươm bay

Ba nghìn năm nữa tai kiếp hết

Văn Lang Bách Việt sải cánh bay.

Nói về Anh Kỳ trên thành Tiên Châu thấy Quân Văn Lang đánh bọc sau lưng quân loạn tặc phản loạn đánh tới liền cho bắn pháo lệnh ám hiệu lên không cho biết thành Tiên Châu chưa mất làm tăng thêm khí thế chiến đấu quân binh.

Lương Minh cho người bắn pháo lệnh đáp trả lại. Anh Kỳ biết chắc là quân Văn Lang đang tấn công quân phản loạn bằng thống lĩnh quân binh mở cửa thành xông ra chém giết quân phản loạn chém thôi là chém quân phản loạn chết lớp lớp người ngựa đạp lên nhau bỏ chạy chết thôi là chết. Quân Văn Lang từ bốn phía đánh thốc tới gươm đao giáo mác dậy trời.

Phạm Đổ Chinh xua quân phá vòng vây chạy về Huyện Đức Nam, giáp ranh với Huyện Lộc Điền, Hợp Phố Đức Châu. Quân Văn Lang rượt đuổi hơn 20 dặm gần đến Bàu Sen núi Bà phía Nam Huyện Lộc Điền. Thời trời bỗng nổi lên một cơn mưa khủng khiếp mưa xuống như trút mấy giờ liền. Nước tràn ngập đồng ngập sá quân Văn Lang đành phải rút trở về Tiên Châu.

Văn Khánh nhìn lên trời thở dài nói:

Không lẽ đây cũng là ý trời kiếp nạn Văn Lang phải mất Bắc Văn Lang.

Văn Khánh rút quân về Tiên Châu trong lòng luôn lo nghĩ là khó mà chiếm lấy lại Bắc Văn Lang. Vì huyền cơ kiếp nạn Văn Lang như vậy. Con người không thể làm gì khác hơn là tận lực tri thiên mệnh mà thôi. Chiếm lấy lại Bắc Văn Lang được hay không còn phải chờ huyền cơ Tạo Hóa Cơ Trời.

Nói về Phạm Đỗ Chinh nhờ trận mưa mà quân Văn Lang không truy đổi nữa. Cho người điểm lại quân binh thời chỉ còn hơn ba vạn thời thở dài xây xẩm mặt mày hơn 10 vạn quân giờ đây chỉ còn hơn ba vạn. Liền viết thư cho người về Kinh Đô Việt Trung Nguyên tức là Kinh Đô Xích Quỷ Bắc Văn Lang xin thêm quân trấn giữa Lộc Điền, Diêm Hồ Châu, Ninh Giao Châu. Không cho quân Văn Lang tiến ra Bắc.

Văn Khánh tuy thắng trận nhưng không thể tiến sâu ra Bắc Văn Lang được. Vì Bắc Văn quân phản loạn đã củng cố các thành trì vững chắc. Lại thêm quân lực hùng mạnh trong hai cánh Quân Tây – Đông. Lê Quang, Huỳnh Trung Kỳ cũng chỉ giải tỏa sự bao vây của quân phản loạn ở Quang Hải Châu và Âu Tây Châu mà thôi. Có Lẽ ý trời Bắc Văn Lang rơi vào tay giặc. Chỉ còn cách trấn thủ địa đầu Trung Văn Lang, không cho quân phản loạn Trung Nguyên xâm chiếm Trung Văn Lang mà thôi. Bằng cho quân binh củng cố lại thành Bạch Lang Châu, củng cố lại thành Tiên Châu. Không cho quân phản Bắc Văn Lang tiến vào. Cũng từ đây Nam Bắc Phân Tranh quân Văn Lang. Quân Việt Trung Nguyên giao tranh khốc liệt. Quân Văn Lang tiến ra Bắc cũng không nổi. Quân Trung Nguyên tiến vào cũng không được. Kéo dài hơn bảy mươi năm.

* * *



 

shopoga

✩✩

PHẦN 14

Đây nói về Việt Vương tế Gia, thời còn điều khiển hơn trăm thương đoàn, buôn bán giao thương khắp đất nước Văn Lang. Có buôn lậu Sắt Thép từ Kinh Đô Văn Lang giao thương với Phương Bắc. Tích góp được một số thép tốt thượng hạn để dành tinh luyện thành kiếm báu. Ở vào thời ấy có Âu Giã Tử. Là người rất giỏi về luyện kim, luyện kiếm. Được Việt Vương Tế Gia mời đến tiếp đãi trọng hậu. Còn ban cho một chức quan.

Việt Vương Tế Gia nói:

Ta có một số thép rất tốt mua được từ Kinh Đô Văn Lang, ngươi có thể tinh luyện cho Ta thành năm kiếm báu được không?

Âu Giã Tử nói:

Bẩm Đại Vương. Hạ dân xem qua thép tốt ấy như thế nào mới biết luyện được hay không.

Việt Vương Tế Gia liền cho người mang ra một bao thỏi thép. Mỗi thỏi thép nặng hơn cân, được hơn năm mươi thỏi. Âu Giã Tử liền bốc lên một thỏi xem thử thời không khỏi biến sắc mặt nói:

Bẩm Đại Vương đây là những thỏi thép quý vô giá, những người có phúc lớn mới gặp được. Những thỏi thép nầy có từ thời luyện kim Cao Tổ, Cao Tông. Công thức luyện kim nầy đã thất truyền không còn ai biết nữa. Nếu đem rèn chế thành mũi tên thời bắn thủng cả áo giáp sắt. Áo giáp đồng lợi hại vô cùng. Nếu đem luyện thành kiếm báu thời chém sắt như bùn. Còn nếu luyện thành Thần Kiếm thời phải có vàng tinh luyện nguyên chất, cũng như phải có Tinh Khí Thần con người đồng trinh nam nữ kết hợp thời mới luyện thành.

Việt Vương Tế Gia nghe xong liền cho người tìm đủ những thứ ấy. Âu Giã Tử liền chọn ngày lành tháng tốt khởi động sai các đồng nam đồng nữ cả thảy trăm người kéo bễ quạt than lửa cháy đỏ rực nhiệt độ rất cao nấu vàng nấu thép chảy ra nước bảy lần bảy 49 ngày đến ngày cuối cùng luyện thành Thần Vật.

Thời khắc quan trọng tức thời năm nam năm nữ đồng trinh tự nguyện nhảy vào lò luyện kim phút chốc tiêu tan tất cả. Tức thời hào quang từ trong lò luyện kim sáng lên rực rỡ hóa thành Thần Vật.

Âu Giã Tử mừng rỡ reo lên:

Thành rồi, thành rồi.

Âu Giã Tử liền làm ra năm thanh Thần Kiếm. Một là Trạm Lư, hai là Bàn Sính, ba là Ngư Trường, bốn là Can Tương, năm là Hiệp Gia.

Việt Vương Tế Gia khi còn làm thương gia giàu có thường sang nước Ngô buôn bán Sắt, Đồng giao thương ra mắt Vua Thọ Mộng. Nên cũng có quen biết với Vua Ngô.

Vua Ngô Thọ Mộng khi ấy có bốn người con. Người con Trưởng là Chư Phàn. Người con thứ hai là Dư Tế. Người con thứ ba là Di Muội. Người con thứ tư là Quý Trát. Vua Thọ Mộng lúc nào cũng dòm ngó Việt Trung Nguyên nhưng không biết làm sao đánh chiếm được Việt Trung Nguyên tức là Bắc Văn Lang.

Bắc Văn Lang đất đai trù phú không nơi nào bằng. Lại có nền Văn Minh lúa nước từ thời Viêm Đế Thần Nông truyền lại. Nước văn Lang nhờ nền Văn Minh lúa nước nầy mà dân giàu nước mạnh. Việt Vương Tế Gia trị vì thiên hạ không bao lâu thời qua đời Việt Vương Doãn Thường lên thay thế.

Việt Vương Doãn Thường là nhà Quân Sự Thiên Tài lại biết lo xa. Sợ Thọ Mộng đem quân xâm chiếm Bắc Văn Lang. Bằng sai sứ giả đêm ba thanh kiếm báu dâng hiến cho Vua Thọ Mộng cầu hòa. Khi ấy Vua Thọ cũng đã già không bao lâu thời mất.

Người con lớn Chư Phàn lên thay thế. Thời lúc nào cũng muốn chiếm lấy Bắc văn Lang. Vì Bắc Văn Lang Việt Trung nguyên là miếng mồi quá béo bở. Không những giàu có về vàng, bạc, ngọc ngà, châu báu. Nhất là giàu về lúa gạo, ngô, khoai, củ, quả ăn không hết. Mà còn giàu có về nguồn sông nước Thủy Sản, giàu có về Biển Cả Hải Sản, giàu có về Sơn Hào rừng núi. Chiếm lấy được Bắc Văn Lang chẳng khác gì ngồi trên đống vàng ngọc ngà châu báu. Ngồi trên Sơn Hào, Hải Vị. Muốn gì được nấy nhất là nền văn lúa nước. Nền văn minh sắt, thép. Thời không có mọt nước nào bằng.

Chư Phàn ăn cũng mơ ngủ cũng mơ tìm mọi phương cách chiếm cho được Bắc Văn Lang. Chư Phàn nghĩ Cha Con Doãn Thường đã tận lực chống trả lại quân Văn Lang sức lực suy yếu. Chỉ cần khởi binh xâm lấn liền chiếm được Việt Trung Nguyên.

Không ngờ quân Trung Nguyên khó đánh vô cùng. Bị quân Trung Nguyên đánh bại. Uất khí nổi lên sanh bệnh rồi chết. Chư Phàn chết.

Dư Tế lên thay cũng đem quân xâm chiến Trung Nguyên Bắc văn Lang. Nhưng đều bị thất bại. Hao quân tổn tướng. Trong khi ấy các nước Phương Bắc dòm ngó nước Ngô có nhiều nước đem quân xâm lấn nước Ngô. Dư Tế ra sức chống trả lấy làm sầu não sanh bệnh chết.

Di Muội lên thế. Thường đem quân xâm lấn biên giới Việt Trung Nguyên. Nhưng bị quân Việt Trung Nguyên Doãn Thường đánh bại. Từ đó Việt – Ngô như nước với lửa thường đánh nhau luôn trên chuyến tuyến biên giới của hai bên. Di Muội tốn không biết bao nhiêu là công sức hao quân tốn lương cũng không chiếm nổi đất biên giới Văn Lang sanh bệnh rồi chết.

Đáng lý Vua Ngô Di Muội trước khi lâm bệnh phải nhường ngôi cho Công Tử Quang. Con Chư Phàn. Đằng nầy không nhường ngôi cho Công Tử Quang. Mà lập người con Di Muội là Vương Liêu lên làm vua.

Công Tử Quang là con của Chư Phàn. Có ý muốn giết Vương Liêu. Nhưng chưa biết phải làm sao. Thời Vận may Công Tử Quang gặp Ngũ Tử Tư bỏ nước Sở chạy trốn đến nước Ngô. Công Tử Quang trọng dụng Ngũ Tử Tư cho làm thượng khách quý của mình. Nhờ Ngũ Tử Tư bày kế giết Vương Liêu.

Năm 525 trước công nguyên. Tháng tư, ngày Bính Tý. Công Tử Quang đặt ngầm binh sĩ mang áo giáp ở nhà hầm. Mời Vương Liêu đến uống rượu Vương Liêu tuy có đề phòng. Chuyên Chư mang thức ăn lên dâng cho Vương Liêu bất ngờ lấy Ngư Trường kiếm chém sắt như chém bùn đâm Vương Liêu một nhát thủng áo giáp đang mặt chết tốt.

Công Tử Quang lên làm Vua Ngô tức là Hạp Lư. Hạp Lư lên làm Vua nước ngô thèm khác Bắc Văn Lang Trung Nguyên còn hơn Cha, Chú của Y chiến tranh Việt – Ngô càng thêm dữ dội hơn nữa.

Đây nói về Hạp Lư Vua Ngô ở bên kia phía Bắc Sông Trường Giang vô cùng lo lắng vì Việt Trung Nguyên càng ngày càng lớn mạnh. Phần thời sợ Việt Trung Nguyên tấn công. Phần thì sợ Sở tấn công. Nam thời sợ Việt Trung Nguyên vượt Trường giang sang đánh. Đông thời sợ Sở vượt sông Hán Thủy tiến đánh.

Lư Hạp liền kêu Ngũ Viên tới nói:

Ta có được ngươi như cá được nước ngươi có cách gì làm cho Nước Ngô ta hùng mạnh. Nam ngăn được Việt Trung Nguyên. Đông chặn được Sở.

Ngũ Viên nói:

Muốn làm được như vậy thời phải làm cho lúa thóc đầy kho. Sửa sang lại thành quách. Thu nạp binh sĩ. Luyện tập binh mã.

Hạp Lư liền nghe theo lời Ngũ Viên chọn nơi đất tốt xây Thành Trì. Thấy phía Đông Bắc núi Cô Tô khí thế hưng vượng tức thời cho quân binh đắp thành trì không bao lâu Ngũ Viên đắp xong một thành lớn rộng bốn mươi bảy dặm gọi là Thiên Đô.

Chia làm tám cửa như sau:

Bàn Môn và Xà Môn ở phía Nam.

Tề Môn và Bình Môn ở phía Bắc.

Lâu Môn và Tượng Môn ở phía Đông.

Xương Môn và Tư Môn ở phía Tây.

Thành quách đắp xong. Ngũ Viên đón Lư Hạp vào Thiên Đô ở đấy. Rồi ra sức tuyển mộ quân binh lên đến hàng vạn vạn người ngày đêm thao luyện quân binh diễn tập chiến trận. Lại cho đắp một cái thành nữa ở phía nam Phượng Hoàng Sơn đề phòng Việt Trung Nguyên tiến quân sang đánh nước Ngô.

Lúc bấy giờ Bá Hi nước Sở sợ tội chạy trốn nghe nói Ngũ Viên đã làm quan nước Ngô, mới trốn sang nước Ngô vào yết kiến Ngũ Viên hai người ôm nhau mà khóc. Ngũ Viên đưa Bá Hi vào yết kiến Hạp Lư. Hạp Lư có lòng thương cho làm Quan Đại Phu cùng Ngũ Viên bàn việc nước.

Quan Đại Phu nước Ngô là Bị Ly hỏi riêng Ngũ Viên rằng:

Ngài nghĩ thế nào mà tin Bá Hi như vậy?

Ngũ Viên nói:

Sự oan uổng của Bá Hi, cũng chẳng khác gì sự oan uổng của tôi. Tục ngữ có câu rằng: “đồng bệnh tương liên hẳn ngài chẳng còn lạ gì điều đó.”

Bi Ly nói:

Ngài chỉ biết mặt ngoài, chưa biết mặt trong. Tôi trông Bá Hi, mắt nhìn như mắt chim ưng. Chân đi như dáng con hổ phải nói là người tham nịnh tàn ác chớ nên đến gần. Nếu người ấy được trọng dụng thời tất liên lụy đến Ngài.

Ngũ Viên không cho là phải, cùng Bá Hi thờ Vua Ngô. Một hôm thiết triều Hạp Lư vua Ngô nói với triều Thần rằng:

Nước Ngô Ta giờ đây phải nói là rất hùng mạnh. Tướng Giỏi quân nhiều Phương Bắc chẳng nước nào dám xâm lược. Việt Trung Nguyên không còn là mối lo nữa. Nhân cơ hội nầy ta từ Bắc đánh vào là chiếm được Việt Trung Nguyên Bắc Văn Lang. Nếu chiếm được Việt Trung Nguyên thời coi như nguồn lương thực dồi dào dân số lại đông. Phía Nam sợ gì Hùng Vương. Phía Bắc Sợ gì Nhà Chu. Sở muốn nuốt hồi nào chẳng được.

Bá Hi tâu:

Chúa công nói rất phải. Nếu không cơ hội nầy chiếm Bắc Văn Lang Trung Nguyên thời còn có cơ hội nào nữa. Vì sao thần lại nói như vậy? Vì Việt Vương Doãn Thường đã dốc toàn lực lượng chống trả lại quân Văn Lang từ Nam đánh ra Bắc. Còn lực lượng đâu chống trả quân ta. Quân ta bất ngờ đánh chiếm nhất định chiếm được Việt Trung Nguyên.

Hạp Lư cho là phải. Ngũ Viên khuyên can tâu:

Chúa công Bắc Văn Lang Việt Trung Nguyên là nơi linh địa nước Xích Quỷ chín thời Kinh Dương Vương ngự trị Linh Địa ấy không dễ gì đánh chiếm được đâu. Nước Văn Lang tuy Nền Quốc Đạo không còn nhưng uy danh vẫn còn lừng lẫy Dân Chúng tuy ngã về Văn Hóa Phương Bắc. Cha Con Doãn Thường nổi lên chiếm lấy Bắc Văn Lang. Nhưng không phải là quân ngoại xâm. Chỉ là quân nội loạn nổi lên đòi tự trị được dân chúng Bắc Văn Lang theo về bảo bọc che chở. Cuộc nội loạn Bắc Văn Lang không phải là lần đầu mà cách đây hơn ba trăm năm mươi năm vào thời. Hùng Huy Vương: Pháp Hải Lang. Phù Đổng Thiên Vương ra đời quét sạch quân xâm lược cũng như quân phản loạn. Ở vào thời đó 961 đến 893 trước công nguyên. Bắc Văn Lang các Vua Việt nổi lên đòi tự trị. Theo xu thế Phương Bắc, một quận, một huyện cũng xưng vua. Ân Mao Vương cùng Hồ Vương, Hung Vương đưa quân xâm lược. Bắc Văn Lang tưởng như là đã chiếm được Bắc Văn Lang. Nhưng đã bị Phù Đổng Thiên Vương quét sạch. Chỉ trong vòng ba ngày. Đừng nói đến thời Ân Mao Vương sau nầy. Mà ngay cả cuối thời Nhà Thương. (Xem Văn Lang Chiến Sự 1 sẽ rõ). Ân Thọ khi lên ngôi Trụ Vương thời ngày đêm thèm khác nước Văn Lang giàu có. Ỷ mình có binh hùng tướng mạnh bằng dốc toàn lực lượng Nhà Ân. Trên 200 vạn quân tràn sang xâm chiếm cho bằng được nước Văn Lang. Nhưng mới tiến vào Bắc Văn Lang. Thời đã bị Hùng Tiên Lang: Điển Lang đánh bại vùi chôn hơn một nửa quân binh nơi đất Bắc Văn Lang. Cách đây gần 600 năm. (Tức là 1141 đến 1077 trước công nguyên). Vì thế Bắc Văn Lang tìm ẩn những điều không lường trước được. Cha Con Doãn Thường nổi dậy chiếm Bắc Văn Lang chỉ là nội loạn được sự hưởng ứng của người dân Bắc Văn Lang. Còn chúng ta là khác không phải là quân nội loạn mà là quân xâm lược. Dân Văn Lang luôn tự hào dòng giống Tiên Rồng. Không dễ đánh thắng được đâu. Chúng ta đưa quân chiếm lấy Bắc Văn Lang chính là quân ngoại xâm lược. Dân Bắc Văn Lang tuy theo Cha Con Doãn Thường nhưng lòng quật cường anh linh truyền thống dân tộc Văn Lang vẫn còn mạnh. Không thể xem thường được.

Hạp Lư không nghe lời khuyên của Ngũ Viên. Giao quốc chính cho Ngũ Viên cùng Phù Sai. Trực tiếp chỉ huy 25 vạn quân có thể nói là dốc toàn lực lượng sức mạnh của quân Ngô. Vượt qua Sông Dương tức là Sông Trường Giang chia làm ba đạo quân. Tiến đánh Việt Trung Nguyên.

Đạo quân thứ nhất: Trực tiếp Hạp Lư chỉ huy thống lĩnh hơn 10 vạn quân cùng Bá Hi, Vương Tôn Lạc, Chư Nghị đánh thẳng vào Dương Giang Giao Châu.

Đạo quân thứ hai: Bá Cổn Chủ Tướng Thượng Quân, Tiêu Chấn phó Chủ Tướng Hạ Quân thống lãnh 7 vạn quân đánh thẳng vào Bắc Giang Giao Châu.

Đạo Quân thứ ba: Chuyên Tạo Chủ tướng, Bá Cẩn làm phó tướng thống lãnh 7 vạn quân đồng loạt vượt sông Dương Tử. Tiến vào địa phận Trung Nguyên đánh thẳng vào Lạc Giang Giao Châu.
 

shopoga

✩✩

PHẦN 15

Nói về Quân Ngô tiến qua Bắc Văn Lang thế mạnh như chẻ tre đánh đâu thắng đó chiếm lấy các quận huyện chẳng khó khăn gì cả. Quân địa phương Việt Trung Nguyên khiếp kinh bỏ chạy.

Hạp Lư cười ha hả nói:

Quân Việt Trung Nguyên dồn hết vào phía Nam chống trả lại quân Văn Lang, còn binh lính đâu mà chống trả lại quân ta. Đời Ông Cha thế lực quân Ngô chưa đủ mạnh nên chưa lấy được Bắc Văn Lang. Nay thế lực quân Ngô Ta như nước vỡ bờ Bắc Văn Lang sẽ là của Ta.

Đại quân Hạp Lư tiến đến đâu thời quân địa phương Việt Trung Nguyên bị đánh bại đến đó. Khi quân Ngô tiến sâu vào huyện Điền Lý. Sắp đến Dương Giao Châu. Thời nghe quân reo dậy đất quân Việt Trung Nguyên xuất hiện ước lượng hơn 2 vạn quân. Tướng dẫn đầu quân Trung Nguyên là Việt Vương Doãn Thường.

Nói về Việt Vương Doãn Thường là Việt Vương đời thứ hai sau Việt Vương Tế Gia, nhà quân sự, chính trị, binh pháp thiên tài chuyển xây tình thế đủ sức nổi lên chiếm lấy Bắc Văn Lang. Điều binh khiển tướng có một không hai trong thời ấy. Phía Nam Bắc Văn Lang, tức là Nam Việt Trung Nguyên đủ sức chống trả lại thế lực Vua Hùng. Phía Bắc, Bắc Văn Lang tức là Bắc Việt Trung Nguyên phòng thủ vững chắc không sợ các thế lực ngoại ban tấn công xâm lấn từ Phương Bắc.

Nói về Hạp Lư Vua Ngô xua quân xâm lược tiến đánh Việt Trung Nguyên thế mạnh như chẻ tre, quân binh tràn tới đâu quân địa phương Việt Trung Nguyên tan rã đến đó. Hạp Lư vô cùng cao ngạo tiến quân đánh thẳng thọc sâu vào địa phận Việt Trung Nguyên. Quân Việt Trung Nguyên thua chạy có cờ. Hạp Lư càng tiến sâu vào Việt Trung càng cao ngạo. Nói Thế lực quân Việt Trung Nguyên suy yếu thấy rõ. Vua Ngô Hạp Lư cho đây là cơ hội chiếm lấy việt Trung Nguyên cho bằng được.

Việt Vương Doãn Thường nghe tin Vua Hạp Lư trực tiếp chỉ huy 25 vạn quân chủ lực tiến đánh Việt Trung Nguyền liền trực tiếp thống lĩnh quân binh đối mặt với Hạp Lư Vua Ngô quyết đánh bại Vua Ngô Hạp Lư trong trận chiến xâm lược nầy. Hầu làm khiếp đảm các nước Phương Bắc như Sở, Tề, Tấn vân. và …vâng vâng.

Doãn Thường ra lịnh:

Linh Việt Hàn: Có Thần. Nguyên Soái thống lĩnh 2 vạn quân đến Huyện Dương Hạ bí mật phục kích chờ cho quân Ngô đi qua tiến sâu vào Trung Nguyên mới dàn quân ra phục kích chận đánh đường rút lui của chúng. Tuân Lệnh.

Linh Cô Phù nghe lịnh. Có Thần. Chủ Tướng thống lĩnh 3 vạn quân ẩn mình phục kích phía đông Huyện Điền Lý. Khi nào thấy pháo lệnh bắn lên trời nghe giao tranh khốc liệt thời mới xuất hiện từ cánh đông Huyện Điền Lý nhanh chóng tiến quân đánh bọc lên vào khúc giữa cắt đứt làm hai quân Ngô. Tuân lệnh.

Linh Quang Dũng nghe lịnh. Có Thần. Chủ Tướng thống lĩnh 3 vạn quân ẩn mình phục kích phía tây Huyện Điền Lý. Khi nào thấy pháo lệnh bắn lên trời nghe giao tranh khốc liệt thời nhanh chóng tiến quân đánh vào khúc đuôi quân địch. Tuân lệnh.

Phân bổ lực lượng đâu vào đó. Việt Vương Doãn Thường thống lĩnh 2 vạn quân dụ địch sa vào kế bẫy của mình.

Đây nói về hơn 10 vạn quân Ngô trực tiếp do Hạp Lư Vua Ngô chỉ huy tiến đến đâu thời quân Việt Trung Nguyên bị đánh tan tác đến đó. Quân Ngô không khác gì bầy chó sói ăn thịt bầy gà chận đường. Gặp quân Việt Trung Nguyên là xơi đẹp Quân Ngô cứ tiến sâu vào Trung Nguyên như chỗ không người.

Khi quân Ngô đến đất Điền Lý thấy cây cối tuy không rậm rạp nhưng cũng che khuất tầm nhìn. Nếu qua khỏi đất Điền Lý thời tới Dương Giao Châu. Hạp Lư không coi quân Trung Nguyên vào đâu Đại quân Ngô cứ tiến sâu vào đất Trung Nguyên. Khi quân Ngô vào đất Điền Lý thời thấy một đạo quân xuất hiện phải nói là hùng mạnh nhất từ khi quân Ngô tiến vào đất Trung Nguyên. Ước lượng 2 vạn quân Tướng dẫn đầu quân Trung Nguyên là Việt Vương Doãn Thường.

Việt Vương Doãn Thường thúc ngựa tới hét lớn chỉ mặt Vua Ngô là Hạp Lư chửi mắn nói:

Thằng Hạp Lư ngu si kia Ta đối với nước Ngô không tệ. Đem ba bảo kiếm là Trạm Lư bảo kiếm, Bàn Sính bảo kiếm, Ngư Trường bảo kiếm dâng hiến cho nước Ngô giao hảo cầu hòa Ông Nội Thọ Mộng ngươi. Không nói với ngươi biết sao? Nay ngươi đem quân xâm chiếm Việt Trung Nguyên của Ta. Ngươi tưởng nuốt Việt Trung Nguyên dễ lắm sao nơi đất Điền Lý nầy là mồ chôn của ngươi.

Hạp Lư nhìn thấy quân Trung Nguyên chỉ có trên dưới 2 vạn thời nhìn lên trời cười ngất:

Thằng Doãn Thường cáo già kia ta lạ gì mà không biết Cha Con ngươi. Cha Con ngươi người gốc Phương Bắc dòng dõi Vua Vũ. Bị Vua Kiệt tri sát chạy đến Bắc Văn Lang. Tuy Dòng Tộc ngươi trở thành dân Văn Lang từ lâu. Nhưng Ông Cha ngươi nuôi mộng mưu đồ từ lâu chiếm lấy Bắc Văn Lang cướp giang sang của các Vua Hùng. Đất Bắc Văn Lang nào phải Cha Con Doãn Thường ngươi khai dựng tạo lập lên. Mà chỉ là quân loạn tặc phản loạn nổi dậy cướp nước. Còn Ta là quân xâm lược nào có khác chi. Miếng thịt béo bở Bắc Văn Lang nay không thuộc của ai. Ai mạnh gươm đao hơn thời người đó được.

Việt Vương Doãn Thường nổi nóng quát:

Có tướng nào ra lấy đầu thằng Hạp Lư ngu dốt kia cho ta.

Bỗng một tướng tên là Vũ Hạo chấp tay nói:

Để Thần ra lấy đầu thằng ngu dốt ấy cho.

Nói xong Vũ Hạo phóng ngựa múa đao lao tới quát lớn:

Thằng Hạp Lư quân cướp kia có giỏi thời ra đây đấu với Ông Nội ngươi.

Hạp Lư nổi nóng quát:

Có tướng nào ra thịt thằng hổn láo ấy cho Ta.

Vương Tôn Lạc nói:

Để Thần ra giết quách tên hổn láo ấy cho rồi.

Vương Tôn Lạc nói xong phi ngựa lao tới múa đao chém Vũ Hạo. Vũ Hạo múa đao chống trả hai bên kẻ đánh qua người trả lại bụi cát mịt mù đánh hơn ba mươi hiệp. Vương Tôn Lạc giả đò thua bỏ chạy. Vũ Hạo đuổi theo chém Vương Tôn Lạc. Vương Tôn Lạc bất ngờ quay ngựa trở lại chém một đao như thiên lôi giáng. Vũ Hạo tránh không kịp trúng một đạo ngã nhào xuống ngựa chết tốt.

Quân Ngô thắng thế Hạp Lư chỉ kiếm vào quân Việt Trung Nguyên ra lệnh tấn công thế là hơn 10 vạn quân Ngô ào ào xông lên. Doãn Thường cũng chỉ kiếm vào quân Ngô thét lớn tấn công thế là quân Việt Trung Nguyên ào ào xông tới xáp lá cà với quân Ngô trận chiến dậy trời dậy đất.

Doãn Thường biết đánh không lại ra lệnh quân binh rút lui bỏ chạy. Hạp Lư thắng thế rượt đuổi theo Quân Trung Nguyên chém tơi bời. Quân Việt Trung Nguyên bỏ chạy một đoạn thời dừng lại bắn pháo lên trời không chạy nữa mà quay trở lại chống trả quyết liệt. Chận đứng hơn 10 vạn quân Ngô. Mười vạn quân Ngô tạm thời tiến tới không nổi. Hạp Lư đang hăng say thắng thế thúc quân binh xông tới tiêu diệt 2 vạn quân Trung Nguyên.

Cùng lúc ấy từ phía Đông một đạo quân Việt Trung Nguyên đông như kiến chiêng trống dậy trời nhanh chóng lao tới đánh bọc lên tấn công vào khúc giữa mười vạn quân Ngô. Quân Ngô tức thời bị cắt ra làm hai.

Cùng Lúc ấy một đạo quân Việt Trung Nguyên khác từ phía Tây Điền Lý đánh ập xuống. Hạp Lư bị quân Trung Nguyên tấn công đầu, đuôi, khúc giữa thế mạnh như chẻ tre. Quân Ngô rối loạn, quân Việt Trung Nguyên chém tới tấp Quân Việt Trung Nguyên phát cờ rợp trời rợp đất gươm đao giáo mác dậy trời. Từ cánh Đông đánh bọc lên thế mạnh như vũ bão.

Tướng Ngô là Tôn Các thúc quân binh chống trả. Tướng Trung Nguyên là Linh Cô Phù phi ngựa chém Tôn Các. Tôn Các đánh không lại bị Linh Cô Phù chém một đao hồn du địa phủ.

Quân Trung Nguyên lấn thế chém quân Ngô như chém chuối. Cùng lúc ấy Linh Quang Dũng thúc quân binh từ phía Tây đánh xuống thế mạnh như nước vỡ bờ vào khúc đuôi quân Ngô.

Tướng Ngô là Bá Chu thúc quân binh chống trả. Linh Quang Dũng phi ngựa tới múa giáo chém Bá Chu. Bá Chu đánh không lại bị Linh Quang Dũng chém một giáo rồi đời.

Quân Ngô mất tướng quân Trung Nguyên ào ào lao tới chém quân Ngô như chém chuối thây ngã la liệt. Hạp Lư biết là đã trúng kế bẫy của Doãn Thường kinh hồn bạt vía chưa biết phải làm sao không lẽ phải bỏ mạng tại nơi đây.

Vương Tôn Lạc, Bá Hi, Chư Nghị nói:

Chúa Công mau đi theo chúng thần.

Vương Tôn Lạc, Bá Hi, Chư Nghị ra sức bảo vệ Hạp Lư tháo chạy về Ngô. Chạy đến Dương Hạ thời trời cũng đã sẩm tối Hạp Lư nghĩ quân Việt Trung Nguyên không còn rượt đuổi theo nữa liền tạm nghỉ xả hơi Hạp Lư nhìn quân binh tướng tá người nào người nấy tả tơi bơ phờ thời tức muốn trào máu họng.

Nhìn lên trời nói:

Không ngờ Doãn Thường là tay quỉ quyệt như vậy. Nhưng ngươi cũng chỉ là tầm thường nếu không thời Ta khó mà thoát chạy.

Hạp Lư vừa mới nói xong thời nghe chiêng trống vang trời quân reo dậy đất, quân Trung Nguyên bao vây đánh ập tới. Hạp Lư kinh hồn bạt vía.

Linh Việt Hàn phi ngựa tới hét:

Hạp Lư mau nạp mạng.

Vương Tôn Lạc nói:

Chúa Công mau bỏ áo mão giả làm quân binh trốn thoát.

Hạp Lư không còn cách nào hơn giả làm quân binh cùng Vương Tôn Lạc, Chư Nghị, Bá Hi, trốn chạy về nước Ngô. Cũng may Ngũ Viên, Phù Sai đem quân ứng cứu Hạp Lư mới thoát chết trở về nước Ngô. Điểm lại quân số 10 vạn quân chỉ còn có 3 vạn đi tiêu hơn 7 vạn. Hạp Lư càng nghĩ càng hận Doãn Thường vô cùng. Một trận thua nhục nhã chưa từng có.

Nói về Bá Cổn, Tiêu Chấn chỉ huy cánh tả thống lãnh 7 vạn quân theo lệnh Hạp Lư vượt qua sông Dương Tử tiến đánh Tây Bắc Việt Trung nguyên. Quân Ngô thế mạnh như vũ bão tràn qua sông Dương tiến đánh các Quận Huyện phía Đông, Tây Bắc Văn Lang tức là các Quận Huyện phía Đông, Tây Bắc Trung Nguyên, quân Việt Trung Nguyên các Quận Huyện thua chạy.

Bá Cổn, Tiêu Chấn tiến quân sâu vào đất Việt Trung Nguyên, phía Đông, Tây Bắc Văn Lang như chỗ không người, quân Ngô tiến đến Huyện Dương Hề thời nghe ngựa hí vang trời quân reo dậy đất. Quân Việt Trung Nguyên đến lúc nầy mới thật sự phản công quyết liệt.

Đây nói về Chư Hạo Hạo, Trung Quân Nguyên Soái theo lệnh Việt Vương Tế Gia thống lĩnh 10 vạn quân cùng hai con là Chư Kế Dĩnh, Chư Tôn Quá. Kết hợp cùng Vua Cương Việt, Vua Ngô Việt, Vua Hung Việt trấn giữ Tây Bắc Văn Lang, tức là Tây Bắc Việt Trung Nguyên.

Đến đời Việt Vương Doãn Thường. Thời đội quân thám báo cho biết quân Ngô tiến đánh phía Đông Tây Bắc Trung Nguyên. Tức thời Chư Hạo Hạo cho người khẩn cấp báo cho Việt Vương Doãn Thường. Việt Vương Doãn Thường ra lịnh Chư Hạo Hạo dốc toàn lực lượng tiêu diệt cho bằng được quân Ngô. Chư Hạo Hạo bày binh bố trận như sau:

Các Trấn chư hầu nghe lệnh: Vua Cương Việt, Vua Ngô Việt, Vua Di Việt, Vua Hung Việt phục kích phía Tây Huyện Dương Hề khi thấy pháo lệnh thời thúc quân binh tràn xuống bao vây tiêu diệt quân Ngô. Tuân Lệnh.

Chư Kế Dĩnh nghe lịnh. Chủ Tướng thống lĩnh 3 vạn quân phục kích ở phía đông Huyện Dương Hề khi thấy pháo lệnh bắn lên trời thời từ cánh đông nhanh chóng kéo quân đến bao vây tiêu diệt quân Ngô. Tuân Lệnh.

Chư Tôn Quá nghe lịnh. Chủ Tướng thống lĩnh 3 vạn quân nhanh chóng đến Dương Ba phía Bắc Huyện Dương Hề ẩn mình từ xa cứ để cho quân Ngô đi qua tiến về Huyện Dương Hề không chận đánh, đến khi nào nghe chiến trận nổ ra pháo lệnh bắn lên trời thời nhanh chóng điều động quân binh từ phía sau quân địch đánh tới. Tuân Lệnh.

Chư Hạo Hạo phân bổ lực lượng xong. Liền cho 2 vạn quân mai phục gần phía nam Huyện Dương hề do phó soái Mạnh Hùng trực tiếp chỉ huy. Còn mình thời thống lĩnh 2 vạn quân đối mặt với quân Ngô.

* * *



PHẦN 16

Đây nói về Bá Cổn, Tiêu Chấn tiến quân đến đâu thời quân Việt Trung Nguyên các Quận Huyện phía đông Tây Bắc ngã rạp đến đó quân Ngô thế mạnh như nước tràn bờ. Bá Cổn, Tiêu Chấn không coi quân Việt Trung Nguyên vào đâu cả dửng dưng tự đắc tiến quân ồ ạt. Không ngờ quân Ngô tiến vào đất Dương Hề thời nghe chiêng trống vang trời quân reo dậy đất.

Chư Hạo Hạo thống lĩnh hai vạn quân từ xa lao tới chận đánh bảy vạn quân Ngô. Bá Cổn, Tiêu Chấn nhìn thấy hai vạn quân Trung Nguyên chận đánh thời nhìn lên trời cười ngất nói:

Tướng Trung Nguyên mau quỳ xuống thời ta còn để cái đầu còn trên cổ. Bằng không thời ta làm thịt tất cả.

Chư Hạo Hạo quát:

Hai Tướng Ngô xâm lược kia người khác thời không biết hai ngươi là ai. Còn Ta thời Ta quá rõ hai ngươi chỉ là hai tên ăn cướp đầu Heo mặt Chó vừa ngu si vừa sủa bậy hôm nay gặp Ta thời kể như hồn du địa phủ.

Bá Cổn, Tiêu Chấn nghe Chư Hạo Hạo chửi rát lỗ tai quá nổi nóng rút kiếm chỉ về phía quân Việt Trung Nguyên hét lớn:

Chém sạch giết sạch cho ta.

Thế là quân Ngô tràn tới như vũ bão chém ầm ầm vào quân Việt Trung nguyên. Quân Việt Trung Nguyên ra sức chống trả nhưng làm sao chống lại bảy vạn quân Ngô, đành thi nhau tháo chạy quân Ngô ào ào rượt đuổi theo một đoạn.

Bỗng quân Ngô nghe chiêng trống rền trời quân Việt Trung Nguyên ẩn núp từ hai bên đường ào ra chân đánh quân Ngô. Quân Ngô bị chận đánh bất ngờ sanh ra lúng túng.

Chư Hạo Hạo không bỏ chạy nữa mà thúc quân binh quay ngược trở lại hợp lực với quân Chư Mạnh Hùng tấn công vào quân Ngô như sấm sét. Chư Hạo Hạo cho quân bắn pháo lệnh lên trời đỏ rực. Từ cánh đông Chư Kế Dĩnh nhìn thấy pháo lệnh bắn lên trời đỏ rực. Tức thời bắn pháo lệnh tấn công đáp trả. Thúc ba vạn quân binh nhanh chóng tiến đánh quân Ngô.

Cùng lúc ấy Vua Cương việt, Vua Ngô Việt, Vua Di Việt, Vua Hung Việt từ cánh tây thấy pháo lệnh tấn công bắn lên trời đỏ rực liền thúc quân binh nhanh chóng tiến đánh quân Ngô.

Cùng lúc ấy Chư Tôn Quá phục kích ở Huyện Dương Ba thấy pháo lệnh tấn công bắn lên trời đỏ rực, liền nhanh chóng thúc ba vạn quân bao vây từ sau đánh tới.

Quân Ngô bị bốn phương tứ hướng quân Việt Trung Nguyên tấn công dồn dập. Bá Cổn, Tiêu Chấn kinh hồn bạt vía biết đã rơi vào cạm bẫy Quân Nguyên nhưng tất cả đều đã trễ. Bá Cổn, Tiêu Chấn cho quân binh phá vòng vây tẩu thoát.

Chư Hạo Hạo, Chư Mạnh Hùng quyết hạ gục Bá Cổn, Tiêu Chấn cho bằng được liền thúc quân đánh tới tấp. Quát lên:

Con Chó Bá Cổn, con Lợn Tiêu Chấn kia chạy đâu cho thoát.

Bảy vạn quân Ngô bị quân Việt Trung Nguyên bao vây đánh tơi tả. Bá Cổn, Tiêu Chấn bị trúng tên bỏ mạng tại sa trường. Quân Ngô chỉ còn một vạn sống sót trở về nước Ngô.

Nói về Chuyên Tạo, Bá Cẩn thống lĩnh 7 vạn quân theo lệnh Hạp Lư Tiến đánh Lạc Giao Châu thế mạnh như hổ báo quân Việt Trung Nguyên các Quận Huyện thua chạy. Chuyên Tạo, Bá Cẩn thúc quân nhanh chóng đánh chiếm lấy Lạc Giao Châu. Quân Ngô do Chuyện Tạo, Bá Cẩn chỉ huy tiến đến Huyện Tiêu Sơn đi sâu vào đường rừng thời thấy lửa cháy đỏ trời phủ tới thiêu đốt quân Ngô. Chuyên Tạo, Bá Cẩn kinh hãi cho quân tháo lui.

Đây nói về Thường Thọ Quá được thông tin mật báo là quân Ngô tiến đánh Lạc Giao Châu tức thời lên kế sách tiêu diệt quân địch. Thường Thọ Quá ra lịnh cứ để cho quân Ngô tiến sâu vào đất Việt Trung Nguyên đến Huyện Tiêu Sơn thời mới ra tay:

Vua Đông Việt, Vua Hải Việt, Vua Giao Việt nghe lệnh. Ba trấn chư hầu nhanh chóng đem quân phục kích phía Tây Huyện Tiêu Sơn. Khi nào nhìn thấy rừng Phong Kê bốc cháy thời thúc quân tràn xuống đánh thẳng vào cánh hữu 7 vạn quân Ngô. Tuân Lệnh.

Thường Thọ Chí nghe lịnh. Có thuộc hạ. Tướng quân thống lĩnh 3 vạn quân phục kích phía Nam Huyện Tiêu Dao. Khi quân Ngô tháo chạy qua đây thời chận đánh tiêu diệt quét sạch. Tuân Lệnh.

Trương Hào nghe lịnh. Có thuộc hạ. Tướng quân thống lĩnh 5 nghìn quân phục kích đường rừng cách xa khỏi tầm dọ thám của chúng. Khi thấy quân Ngô tiến sâu vào đường rừng thời đốt lửa đánh hỏa công. Tuân lệnh.

Còn Thường Thọ Quá thống lĩnh hơn ba vạn quân phục kích phía đông Huyện Tiêu Sơn. Thấy rừng Phong Kê bốc cháy thời nhanh chóng tiến quân đánh vào cánh tả quân Ngô.

Đây nói về Chuyên Tạo, Bá Cẩn tiến quân sâu vào đất Việt Trung Nguyên. Không có một thế lực nào chống trả lại nổi quân binh các Quận Huyện bị đánh bại một cách dễ dàng. Đại quân Chuyên Tạo, Bá Cẩn tiến thẳng đến Lạc Gao Châu chỉ cần qua khỏi rừng Phong Kê là đến Lạc Giao Châu. Rừng Phong Kê tuy không lớn nhưng rất rậm lại nhiều khúc quanh co dễ bị đánh hỏa công. Chuyên Tạo là tay am hiểu nhiều binh pháp nên cho đại quân dừng lại không tiến vào rừng Phong Kê mà cho quân thám thính. Khi thám thính không có gì mới cho quân đi qua. Mà chỉ cho một vạn quân tiên phong mở đường mà thôi, còn 6 vạn quân khi nào thấy an toàn mới đi qua. Chuyên Tạo sai Phu Sái thống lĩnh một vạn quân qua rừng Phong Kê trước.

Nói về Phu Sái thống lĩnh một vạn quân Ngô tiến sâu vào rừng Phong Kê đi qua hơn nửa rừng thời thấy rừng bốc cháy cọng với gió to lửa cuồn cuộn đỏ trời. Phu Sái kinh hồn bạt vía cho quân rút lui quân binh hỗn loạn đạp lên nhau tháo chạy.

Phu Sái vừa nhìn thấy Chuyên Tạo thời nói:

Chúng ta bị hỏa công rồi. Quân binh chết hơn nửa.

Chuyên Tạo, Bá Cẩn tuy có lường trước nhưng cũng thấy bất an chưa kịp tính toán ra sao. Thời có người đến báo:

Bẩm Chủ Tướng quân Việt Trung Nguyên từ phía Tây Tiêu Sơn tràn xuống đông như kiến tiến đánh quân ta.

Chuyên Tạo kinh hãi:

Có chuyện đó sao?

Chuyên Tạo chưa kịp ra lệnh thời có quân đến báo:

Bẩm Chủ Tướng phía Đông Tiêu Sơn quân Trung Nguyên cờ xí trùng trùng chiêng trống dậy trời tràn tới tấn công quân ta.

Chuyện Tạo ra lệnh rút quân, nhưng không còn kịp nữa phía trước mặt là hỏa công. Hai bên Tả Hữu như hai gọng kìm đánh phủ tới. Quân Ngô ra sức chống trả hầu rút lui. Bá Cẩn thúc quân ra sức phá vòng vây.

Bỗng nghe một tiếng quát như sấm nổ. Thì ra người quát đó chính là Thường Thọ Quá. Thường Thọ Quá múa đao phi ngựa tới chém Bá Cẩn. Bá Cẩn múa giáo chống trả hai bên đánh nhau khốc liệt. Thường Thọ Quá võ nghệ cao cường Bá Cẩn đánh không lại bị Thường Thọ Quá dớt cho một đao chết tốt.

Quân Trung Nguyên thắng thế ào ào xông lên chém quân Ngô như chém chuối. Cánh Hữu quân Ngô bị quân Đông Việt, quân Hải Việt, quân Giao Việt tấn công như vũ bão. Quân Ngô đánh không lại thi nhau bỏ chạy.

Chuyên Tạo phá được vòng vây kéo quân chạy về hướng Tây Bắc, quân binh xơ xác bơ phờ, mệt mõi, đói khác vừa chạy đến Huyện Tiêu Dao thời bị quân Việt Trung Nguyên chận đánh. Còn sức đâu mà chống trả. Thường Thọ Chí thấy Chuyên Tạo đang phá vòng vây trốn chạy.

Thường Thọ Chí ra lệnh:

Bắn chết thằng giặc cướp đó cho ta.

Tức thời hàng nghìn mũi tên tập trung bắn vào chuyên Tạo. Chuyên Tạo ngã gục hồn du địa phủ, quân Ngô chết không còn một mạng.

Đây nói về Hạp Lư qua khỏi Sông Dương ngồi thở dốc. Nói rằng:

Không ngờ quân Việt Trung Nguyên quỷ quyệt như vậy, chúng đã có sự chuẩn bị từ trước dụ quân ta vào kế bẫy bao vây tiêu diệt.

Hạp Lư hỏi:

Còn hai cánh quân kia ra sao?

Ngũ Viên nói:

Bá Cổn, Tiêu Chấn đã bỏ mạng tại huyện Dương Hề chỉ còn hơn một vạn thoát thân. Bá Cẩn bỏ mạng tại Huyện Tiêu Sơn. Chuyên Tạo bỏ mạng tại Huyện Tiêu Dao, bảy vạn quân sống sót hơn vài trăm.

Hạp Lư nghe xong thời điến cả hồn đi hết nổi. Phải có người dìu lên xe ngựa trở về Thiên Đô.

* * *
 

shopoga

✩✩

PHẦN 17

Đây nói về Hạp Lư khi lên làm vua Ngô ở bên kia Sông Dương, tức là bên kia bờ Bắc Sông Trường Giang thèm khác Bắc Văn Lang Trung Nguyên. Quân Ngô đang lúc hưng mạnh liền nghĩ ngay đánh chiếm bắc Văn Lang Việt Trung Nguyên. Vì ngày nào cũng được quân thám báo cho biết. Quân Văn Lang do Văn Khánh làm thống Soái chỉ huy đánh bại quân Việt Trung Nguyền khí thế hùng mạnh Quân Việt Trung Nguyên đánh không lại cho quân binh đắp thành cố thủ. Việt Vương Tế Gia qua đời. Việt Vương Doãn Thường lên thay chống đở vô cùng khó khăn. Hạp Lư lấy làm mừng rỡ cho dây là cơ hội hiếm có tiến quân chiếm lấy Việt Trung Nguyên. Ngũ Viên là người trông rộng nhìn xa khuyên can Vua Ngô Hạp Lư không nên tiến đánh Việt Trung Nguyên. Vì Việt Trung Nguyên không dễ đánh chiếm được đâu. Ngũ Viên khuyên can gì Hạp Lư cũng không nghe. Trực tiếp chỉ huy 25 vạn quân phải nói là dốc toàn lực lượng quân Ngô quyết chiếm lấy cho được Bắc Văn Lang. Tức là Việt Trung Nguyên. Không Ngờ Doãn Thường nhà quân sự thiên tài đánh bại ba đạo quân xâm lược quân Ngô tiêu diệt hơn 20 vạn quân làm cho Vua Ngô Hạp Lư choáng váng kinh khiếp. Hạp Lư nghĩ đến thua trận thê thảm, thời căm hận Doãn Thường tận xương tỷ.

Nói về Ngô, Sở vốn từ lâu hiềm khích với nhau nay nghe Hạp Lư Vua Ngô bị Việt Vương Doãn Thường đánh bại đi tiêu hơn 20 vạn quân. Liền nghĩ Hạp Lư thất trận thê thảm, Nước Ngô suy yếu. Liền đem quân xâm lấn đánh nước Ngô.

Hạp Lư nghe Sở tiến đánh thời vô cùng lo sợ. Vì hiện giờ không còn đủ sức chống trả lại nước Sở. Phương Bắc hiện nay hàng trăm nước nhỏ lớn nhưng nước Sở là mạnh nhất. Có hơn trăm nước thuộc quốc tùng phục.

Hạp Lư càng nghĩ càng sợ cũng may có Ngũ Viên là một tướng tài bên cạnh. Lại có mối thù với Sở thù Vua Sở cái tội giết Cha giết Anh.

Đúng là:

Sói ăn chẳng được con Lân

Còn thêm thương tích gãy chân què giò

Cọp rình sát cạnh bên nhà

Lao ra chụp nuốt hết đà trở tay

Hạp Lư vận mệnh còn may

Ngũ Viên xây chuyển giải vây an toàn.

Nói về Ngũ Viên nghe quân Sở tiến đánh nước Ngô thời sôi gan nhớ đến mối thù giết Cha giết Anh. Bằng khóc lóc mà tâu với Hạp Lư rằng:

Nước Việt Trung Nguyên tuy đáng hận, nhưng không có đem quân xâm lược Nước Ngô còn Nước Sở thời khác lúc nào cũng có ý nuốt Nước Ngô Ta. Mối đại họa của Nước Ngô ta chính là con cọp Nước Sở. Không phải con Cọp Việt Trung Nguyên. Xin Đại Vương cho tôi đem quân đánh Sở. Trước là trừ đi hậu họa xâm lăng. Sau là Tôi trả hận mối thù nhà.

Hạp Lư nghe xong rồi nói:

Sáng mai sẽ bàn.

Qua ngày hôm sau Ngũ Viên và Hạp Lư lại vào yết kiến Hạp Lư. Hạp Lư nói:

Nhờ sức hai người quân binh Ngô Ta khôi phục lại được hơn nửa, đủ sức chống trả lại với Sở. Nhưng chẳng biết dùng ai làm đại tướng được.

Ngũ Viên và Bá Hi đồng thanh đáp:

Tùy ý Đại Vương. Dẫu ai làm Đại Tướng chúng tôi cũng xin hết sức.

Hạp Lư nghĩ thầm:

Ngũ Viên và Bá Hi là người Nước Sở, nếu họ báo thù xong, thời khi nào chịu ra sức giúp cho mình nữa.

Nín lặng không nói gì mà chỉ thở dài. Ngũ Viên hiểu ý nói với Hạp Lư rằng:

Đại Vương sợ Nước Sở lắm quân nhiều tướng hay sao?

Hạp Lư nói:

Chính thế.

Ngũ Viên nói:

Tôi xin tiến cử một người chắc chắn đánh được Sở.

Hạp Lư hớn hở hỏi:

Nhà ngươi định tiến cử ai? Tài người ấy thế nào?

Ngũ Viên nói:

Người ấy họ Tôn tên Vũ, cũng là người Nước Ngô Ta.

Hạp Lư nghe nói Tôn Vũ là người Nước Ngô thời có ý mừng rỡ. Ngũ Viên lại tâu rằng:

Người nầy tinh thông thao lược, có làm ra mười ba thiên Binh Pháp. Mà không mấy ai biết đến người có tài như vậy quả thật hiếm thấy trên đời. Hiện nay người ấy ở ẩn tại La Phù Sơn.

Hạp Lư nói:

Nhà ngươi thử triệu đến đây cho ta.

Ngũ Viên nói:

Người nầy không phải là người tầm thường. Phải đem lễ vật đến đón, thời có thể mới chịu ra giúp.

Hạp Lư y lời, cho người lấy mười nén hoàng kim. Một ngọc bích. Năm viên dạ minh châu. Sai Ngũ Viên đến La Phù Sơn gặp Tôn Vũ.

Ngũ viên vào yết kiến Tôn Vũ. Ngũ Viên nói:

Hạp Lư nghe danh Tôn Tiên Sanh từ lâu. Lòng vô cùng ngưỡng mộ, sai Ngũ Viên tôi đến gặp Tiên sanh, giãi bày những tình ý kính mến của Hạp Lư.

Tôn Vũ thấy lễ vật toàn là những thứ quý hiếm. Biết Hạp Lư thật sự có lòng cầu mình ra giúp. Liền đi theo Ngũ Viên đến Thiên Đô vào yết kiến Hạp Lư.

Hạp Lư nhìn thấy Tôn Vũ khác người biết là một nhân vật kỳ tài hiếm có. Liền xuống thềm chào đón niềm nở mời Tôn Vũ vào cung mời ngồi. Để kiểm chứng tài Tôn Vũ. Hạp Lư hỏi về binh pháp. Hạp Lư hỏi đến đâu Tôn Vũ đáp trôi chảy đến đó. Hạp Lư lấy làm mừng lắm. Tôn Vũ lấy trong người ra một cuốn Binh Thơ gồm 13 thiên binh pháp dâng lên cho Hạp Lư.

Hạp Lư sai Ngũ Viên đọc cả lên một lượt cho triều thần nghe. Ngũ Viên đọc hết một thiên rồi phân tích ngợi khen không ngớt. Mười ba thiên binh pháp ấy như sau:

1) thỉ kế thiên. 2) tác chiến thiên. 3) mưu công thiên.

4) quân hình thiên. 5) binh thế thiên. 6) hư thực thiên.

7) quân tranh thiên. 8) cửu biến thiên. 9) hành quân thiên. 10) địa hành thiên. 11) cửu địa thiên. 12) hỏa công thiên. 13) dụng gián thiên.

Hạp Lư nghe xong khen rằng:

Nghe binh pháp nầy thời biết cái tài Thông Thiên Triệt Địa của Tôn Tiên Sanh. Nhưng chỉ tiếc thay Ta đây nước nhỏ quân ít, thời biết làm thế nào?

Tôn Vũ nói:

Binh pháp của Tôi không những biết mượn sức mạnh của trời đất. Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ để đánh giặc mà còn biết sử dụng dân chúng ô hợp. Cho đến đàn bà con gái. Cũng làm nên quân binh hùng mạnh đánh tan quân giặc.

* * *



PHẦN 18

Hạp Lư nghe Tôn Vũ nói đàn bà con gái cũng đánh giặc được, thời vỗ tay cười nói rằng:

Sao Tiên Sanh nói viển vông quá vậy. Lẽ nào đàn bà con gái cũng tập trận được?

Tôn Vũ nói:

Đại Vương cho tôi nói viễn vông, thời Đại Vương cho phép tôi luyện tập các cung nữ. Nếu không được thời Tôi xin chịu tội.

Hạp Lư liền truyền đem ba trăm cung nữ giao cho Tôn Vũ luyện tập.

Tôn Vũ nói:

Xin Đại Vương chọn cho hai người làm đội trưởng thời hiệu lệnh mới có thể thi hành được.

Hạp Lư lại truyền gọi hai nàng Sủng Cơ xinh đẹp đến nói với Tôn Vũ rằng:

Đây là hai Sủng Cơ yêu thích nhất của ta. Không biết có làm đội trưởng được không?

Tôn Vũ nói:

Làm được. Nhưng việc binh tất phải có thưởng phạt thời hiệu lệnh mới được nghiêm chỉnh. Đây không phải là luyện tập chơi để coi mà luyện tập thật. Nếu không chấp hành mệnh lệnh thời cũng bị chém đầu như thường. Xin Đại Vương cho lập một người Chấp Pháp. Thưởng phạt công minh. Một người làm quân tuyên bố hiệu lệnh. Đại Vương lập ra hai người làm chủ hai đội trống. Làm chủ hai đội thanh la. Và mấy người làm Nha Tướng để chỉ huy cầm gươm giáo đứng trước hai đội quân binh điều hành hai đội quân của mình theo hiệu lệnh. Và chọn ra mấy tướng đứng trên đàn giám sát cho trọng sự thể.

Hạp Lư làm theo Tôn Vũ chọn ra tất cả. Tôn Vũ chia đám cung nữ ra làm hai đội. Tả Đội, Hửu Đội.

Tả Cơ thống lĩnh Tả Đội.

Hửu Cơ thống lĩnh Hữu Đội.

Hai đội quân đều mặc binh phục và cầm binh khí.

Tôn Vũ truyền dạy binh pháp tập luyện, truyền đi truyền lại rất nhiều lần.

Tôn Vũ tuyên bố hiệu lệnh có ba điều:

1: Không được hỗn loạn hàng ngũ.

2: Không được cười nói rầm rì.

3: không được cố ý làm trái hiệu lệnh.

Nếu vi phạm không chấp hành là tội chém.

Tôn Vũ giản đi giản lại cho tất cả hai đội quân binh cung nữ nhớ. Và hẹn sáng mai hôm sau tất cả đều hội tại giáo trường để tập trận.

Đầu canh năm ngày hôm sau. Hai đội cung nữ đều đến giáo trường để tập trận. Mời Hạp Lư lên đài ngồi xem. Cung Nữ người nào cũng mình mặc áo giáp, đầu đội mũ trụ. Tay phải cầm kiếm, tay trái cầm Mộc.

Tả Cơ và Hữu Cơ thời mặc trang phục như Tướng Quân mỗi người chỉ huy một đội quân. Chờ Tôn Vũ thăng trường điều khiển chỉ bảo lần nữa và bày trận thế. Lại truyền hai lá cờ vàng đưa cho Tả Cơ và Hữu Cơ đứng trước hai đội quân binh phất cơ làm hiệu lệnh. Tả Cơ và Hữu Cơ phất cờ chỉ đâu thời hai đội cung nữ phải chấp hành theo hiệu lệnh mà duy chuyển.

Tôn Vũ hạ lệnh rằng:

Hễ thấy hồi trống thứ nhất, thời hai đội đều đứng cả dậy. Nghe hồi trống thứ hai thời Tả Đội phất cờ tiến quân về phía hữu. Hữu đội phất cờ tiến quân về phía tả. Nghe hồi trống thứ ba, thời cả hai đội ào ào xông tới như thể là đánh với nhau. Hễ nghe thấy hiệu lệnh Thanh La thời lui quân ra trở về vị trí cũ.

Các cung nữ nghe Tôn Vũ truyền dạy hiệu lệnh đều bụm miệng cười.

Tôn Vũ chỉ kiếm ra lệnh. Tức thời hồi trống thứ nhất nổi lên. Các cung nữ kẻ ngồi người đứng không được đều nhau.

Tôn Vũ thấy vậy nói:

Hiệu lệnh không rõ là tội thuộc người ra lệnh. Diễn tập không đúng là tội quân, tướng. Chấp hành không nghiêm chỉnh là tội cả người ra hiệu lệnh lẫn tướng chỉ huy, cả binh sĩ.

Tôn Vũ liền chỉ kiếm truyền lệnh cho viên quan ra hiệu lệnh một lần nữa. Viên Cổ quân liền đánh một hồi trống lệnh các cung nữ đều đứng dậy nhưng nghiêng bên nầy ngã bên kia xiêu vẹo đổ xô vào nhau rồi nổi lên cười như trước.

Tôn Vũ thấy vậy liền vén hai tay áo, cầm lấy dùi đánh trống ra hiệu lệnh. Tả Cơ và Hữu Cơ cũng như cung nữ đều cười ô lên tất cả. Tôn Vũ nổi giận hai mắt trợn ngược, tóc dựng lên đầu liền gọi viên Chấp Pháp đến.

Viên Chấp Pháp đến quỳ trước mặt. Tôn Vũ nói:

Hiệu lệnh đã rõ. Diễn tập không đúng. Quân sĩ không nghiêm. Cứ theo pháp thời nên trị như thế nào? Tội gì?

Viên Chấp Pháp nói:

Nên chém.

Tôn Vũ nói:

Quân sĩ không thể giết hết được. Ta nên trị tội hai viên đội trưởng.

Tôn Vũ liền cho người bắt hai đội trưởng là Tả Cơ và Hữu Cơ đem ra chém để làm gương.

Các Nha Tướng trông thấy Tôn Vũ hầm hầm nổi giận thời không dám trái lệnh bắt trói Tả Cơ và Hữu Cơ đem ra chém.

Hạp Lư ngồi trên đài trông thấy vội sai Bá Hi cầm cờ xuống nói với Tôn Vũ rằng:

Đại Vương biết tài dụng binh của Tôn Tiên Sanh rồi Tả Cơ và Hữu Cơ là hai người nâng khăn sửa túi của Đại Vương. Đại Vương rất sùng ái hai người ấy. Thiếu hai người ấy Đại Vương ăn không ngon, xin Tôn Tiên Sanh tha cho.

Tôn Vũ nói:

Việc quân không phải là việc đùa. Tôi đã chịu mệnh làm tướng rồi. Thời khi ở trong việc quân thời phải có kỷ cương tuyệt đối. Dẫu có mệnh Vua cũng không thể phá hủy kỷ cương đó được. Nếu theo mệnh Vua tha cho kẻ có tội thời làm sao cho quân sĩ phục.

Tôn Vũ liền truyền lệnh chém ngay Tả Cơ và Hữu Cơ đem bêu đầu trước hàng quân. Các cung nữ đều sợ run cầm cập không dám ngẩng đầu nhìn.

Tôn Vũ lại chọn hai người khác ở trong hai đội ấy ra làm hai đội trưởng Tả Đội và Hữu Đội. Rồi cho người nổi trống ra hiệu lệnh. Hồi trống thứ nhất: Tất cả đều đứng dậy cả. Hồi trống thứ hai: Tất cả đều theo hiệu lệnh hai đội quân Tả, Hữu tiến quân vòng quanh đúng luật, đúng phép. Hồi trống thư ba: Hai đội quân giao chiến, rồi chuyển sang hợp chiến tiến lùi theo lệnh trống. Hiệu lệnh Thanh La nổi lên: Thời hai đội quân cùng lui quân lùi lại. Ba trăm cung nữ, hai đội quân lúc tả lúc hữu, lúc tiến lúc lùi, đều đúng khuôn phép không sai chút nào, trông đẹp mắt vô cùng. Càng diễn tập càng khí thế không khác gì hai đội quân tinh nhuệ của nam nhân. Ai nấy đều im lặng như tờ xem diễn tập không ai là không thám phục cho cái tài của Tôn Vũ.

Đến lúc nầy Tôn Vũ mới sai Viên Chấp Pháp đến tâu với Hạp Lư rằng:

Quân đội đã được chỉnh tề, không khác gì hai đội quân tinh nhuệ của nam nhân, tùy ý Đại Vương điều khiển. Bấy giờ dẫu Đại Vương bảo nhảy vào đống lửa cũng không ai dám lui tránh.

Hạp Lư tuy biết tài Tôn Vũ, nhưng vì quá thương Tả Cơ và Hữu Cơ. Nên có ý không muốn dùng Tôn Vũ nữa.

Ngũ Viên nói với Hạp Lư rằng:

Đại Vương muốn đánh Sở làm bá chủ thiên hạ, mong tìm được người Tướng giỏi. Nay Đại Vương đã tìm được mà Đại Vương muốn bỏ không dùng. Thời ngôi Bá Chủ của Đại Vương khó mà thực hiện được. Hơn nữa vị Tướng tài cần nhất là phải một người quả quyết. Đã làm thời không ai có thể ngăn cản nổi. Đã đánh thời tất thắng quân địch sẽ thua. Nếu không có Tôn Vũ thời ai là người dám vượt sông Hoài, sông Tứ, đến sông Hán băng qua nghìn dặm mà đánh Sở bây giờ. Gái đẹp dễ có. Chứ tướng giỏi khó tìm có thể nói khắp thiên hạ tìm đâu ra vị tướng tài như Tôn Vũ. Nay Đại Vương thương hai nàng ấy. Mà bỏ mất một tướng giỏi thời chẳng khác nào tiếc đám cỏ xấu. Mà bỏ mất đám lúa tốt không đáng tiếc lắm sao. Mong đại Vương nghĩ lại.

Hạp Lư nghe Ngũ Viên giải bày liền tỉnh ngộ bằng phong cho Tôn Vũ làm thượng tướng quân. Hiệu là Quân Sư giao phó cho việc đánh Sở. Một hôm Ngũ Viên hỏi Tôn Vũ rằng:

Phải tiến đánh quân Sở từ chỗ nào? Bắt đầu từ đâu?

Tôn Vũ nói:

Phàm việc binh, trước hết phải giữ gìn mặt trong. Cũng như làm cho nội lực hùng hậu. Rồi mới có thể đánh mặt ngoài. Gồm thâu những nước nhỏ, mở rộng đất đai cũng như lương thực quân binh. Tiến đánh nước lớn hùng mạnh như Nước Sở. Tôi nghe nói em Vương Liêu là Yểm Dư đang ở nước Từ. Chúc Dung đang ở nước Chung Ngô. Hai người ấy đều muốn báo thù. Lúc nào cũng tìm cách lật đổ triều chính Đại Vương. Muốn làm nên nghiệp lớn nay Ta phải trừ bỏ hai người nầy, thời Nước Ngô mới trụ vững. Nhân cơ hội Yểm Dư ở Nước Từ. Chúc Dung ở nước Chung Ngô. Ta Gồm thâu nước Chung Ngô và Nước Từ. Quân Ngô hùng mạnh khi ấy sẽ tiến đánh quân Sở.

Ngũ Viên khen phải bằng tâu với Hạp Lư. Hạp Lư nói:

Nước Từ, nước Chung Ngô đều là nước nhỏ Ta sai sứ đến bảo bắt hộ, tất họ phải theo lời.

Hạp Lư liền một người sang Nước Từ bắt Yểm Dư. Một người sang nước Chung Ngô bắt Chúc Dung.

Vua Từ là Chương Vũ không nở để cho Yểm Dư chết, mới mật sai người báo cho Yểm Dư trốn đi. Trên đường chạy trốn Yểm Dư gặp được Chúc Dung. Hai người bàn nhau chạy sang Nước Sở.

Văn Hóa Phương Bắc ở vào thời điểm ấy là thứ văn hóa độc hại cạnh tranh tiêu diệt lẫn nhau. Không kẻ gì đến anh em dòng họ. Nói gì đến người dưng vì cái lợi mà bất chấp tất cả. Anh Em ruột thịt chém giết tàn sát lẫn nhau mà cho là chính nghĩa, như Anh Em Chú Bác Vua Ngô chẳng hạn. Nói chung là hầu hết văn hóa các nước Phương Bắc là như vậy. Phương Nam mất đi Văn Hóa Cội Nguồn. Văn Hóa Phương Bắc tràn sang làm hại.

* * *
 

shopoga

✩✩

PHẦN 19

Nói về Yểm Dư và Chúc Dung chạy sang Nước Sở.

Sở Chiêu Vương mừng nói:

Hai Công Tử ấy đều là thù sâu oán hận Hạp Lư. Ta nhân lúc họ cùng khốn mà biết thu nạp, giúp ta đánh Ngô.

Bèn cho hai Công Tử Yểm Dư và Chúc Dung ở đất Thư Thành Thao luyện binh mã chống lại Nước Ngô.

Hạp Lư nghe Nước Từ. Nước Chung Ngô thả Yểm Dư, Chúc Dung trốn chạy sang Nước Sở, thao luyện binh mã chống trả lại Nước Ngô. Hạp Lư vô cùng tức giận bằng khởi binh chinh phạt. Có cớ nuốt lấy Nước Từ, Nước Chung Ngô. Hạp Lư bằng sai Tôn Vũ đem quân đi đánh. Vua Từ Chương Vũ đánh không lại Tôn Vũ bằng chạy sang Nước Sở.

Tôn Vũ lại đem quân sang đánh Nước Chung Ngô. Nước Chung Ngô đánh không lại bị Tôn Vũ bắt sống đem về nạp cho Vua Ngô Hạp Lư trị tội. Quân binh Nước Từ, Nước Chung Ngô quy hàng đầu nhập vào quân Ngô rất đông có hơn 3 vạn. Quân Ngô vơ vét tất cả lương thực Nước Từ. Nước Chung Ngô. Làm cho Nước Ngô mạnh về quân lực, mạnh về lương thực đủ sức đánh Nước Sở.

Tôn Vũ từ khi thôn tính Nước Từ, nước Chung Ngô ngày đêm thao luyện quân binh. Bất ngờ bí mật khởi binh đánh Thư Thành. Làm cho Yểm Dư, Chúc Dung trở tay không kịp. Yểm Dư, Chúc Dung ngày đêm luyện tập quân sĩ. Bỗng nghe quân Ngô tiến đánh thời quân Ngô đã tiến tới Thư Thành rồi. Quân Ngô tràn vào Thư Thành như nước vỡ bờ.

Yểm Dư, Chúc Dung thúc quân binh chống trả. Yểm Dư, Chúc Dung đánh không lại. Tôn Vũ giết chết Yểm Dư, Chúc Dung. Chiếm lấy Thư Thành quân Sở đầu hàng vô số. Quân Ngô càng thêm hùng mạnh lớn lên như thổi.

Hạp Lư như diều gặp gió đánh đâu thắng đó. Thừa thắng Hạp Lư muốn tiến vào Sính Đô (Kinh Đô Nước Sở).

Tôn Vũ nói với Hạp Lư rằng:

Thời Cơ chưa đến, lại thêm quân binh đang mỏi mệt chưa thể chiếm lấy Nước Ngô được.

Ít hôm sau Tôn Vũ rút quân về. Ngũ Viên hiến kế rằng:

Phàm ít mà thắng được nhiều. Yếu mà thắng được mạnh là tất phải hiểu cái lẽ “dĩ vật đãi lao”. Tấn Điệu Công ngày xưa chia làm ba đạo quân, thay phiên nhau mà đánh làm cho Sở phải khó nhọc. Mới đánh được Sở ở Đất Tiêu, Đất Ngư. Kẻ cầm quyền ở Nước Sở ngày nay đều là những phường ngu dốt không biết gì. Xin Đại Vương chia làm ba đạo quân để sang quấy nhiễu Nước Sở. Cứ thay phiên nhau mà quấy phá. Quân Sở ồ ạt kéo đến, thời quân Ta lại rút về. Quân Sở rút về thời quân Ta lại tiến đánh. Cứ thay đổi nhau đánh nước Sở không cho Nước Sở được yên. Khiến cho Sở Chiêu Vương tinh thần mệt mỏi. Quân Binh chiến đấu không còn hăng say. Bất ngờ quân Ta dồn toàn lực lượng, tấn công thần tốc. Tức là phá vỡ được thế trận liên kết phòng thủ của quân Sở. Quân Ta tiến vào Sính Đô tiêu diệt Sở Chiêu Vương.

Hạp Lư khen phải, chia làm 3 đạo quân. Thi nhau tiến quân sang quấy nhiễu bờ cõi Nước Sở. Chiếm lấy các Quận Huyện tấn công ồ ạt làm như tiến đánh Sính Đô. Sở Chiêu Vương lo sợ ăn ngủ không yên. Sở Chiêu Vương thấy quân Ngô ồ ạt kéo sang tấn công liền đốc toàn lực ra tiêu diệt quân Ngô. Quân Ngô lại rút quân về. Quân Binh tướng tá quân Sở mệt mỏi vô cùng.

Đây nói về Việt Vương Doãn Thường tuy đánh bại quân Ngô làm cho Hạp Lư kinh hồn bạt vía. Doãn Thường không lấy đó làm tự đắc mà có ý cầu hòa với quân Ngô. Doãn Thường là một nhà quân sự chính trị kỳ tài. Sợ Hạp Lư trả thù thời bất lợi cho Nước Việt Trung Nguyên. Phương Bắc Hạp Lư đánh vào. Phương Nam Hùng Vương đánh ra, thời Nước Việt Trung Nguyên khó mà chống đỡ. Doãn Thường bằng sai sứ cầu hòa mang vàng bạc châu báu dâng lên Hạp Lư. Hạp Lư vì thế mà gỡ lại thể diện thua đau thua đớn.

Hạp Lư nói:

Thế ra Nước Việt Trung Nguyên cũng biết sợ Nước Ngô Ta.

Hạp Lư Vua Ngô tuy căm hận Việt Vương Doãn Thường nhưng cũng nén lòng không gây sự nữa. Việt Vương Doãn Thường vì thế mà ngăn chặn nổi quân Văn Lang ngày đêm tấn công ra Bắc Văn Lang, tức là Việt Trung Nguyên.

LÚC BẤY GIỜ Nước Văn Lang chỉ còn lại Trung Văn Lang, Nam Văn Lang. Cuộc chiến Nam Bắc Văn Lang phải nói là vô cùng khốc liệt. Hết năm nầy đến năm khác. Hai bên tổn tướng hao quân dân chúng khổ sở vô cùng.

Hùng Việt Vương: Tuân Lang. Lên ngôi Quốc Vương 40 năm tuổi trên 90 đầu óc tuy còn linh hoạt nhưng không bằng như khi còn trẻ nên giải quyết tình hình đất nước không được trôi chảy. Tình hình đất nước càng thêm hỗn loạn. Đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng. Vương, Quan mỗi người mỗi ý không thống nhất với nhau. Luật pháp luôn thay đổi, những gì có lợi cho dân thời Vương, Quan không thực hiện. Mà chỉ thực hiện những gì Luật Pháp thay đổi có lợi cho Vương, Quan mà thôi. Dân Chúng vì thế ngày càng bất mãn cho thể chế phi dân chủ Độc Tài Độc Trị, thể chế xin cho bất lợi cho cuộc sống của dân.

Hùng Việt Vương: Tuân Lang. Không những không cũng cố được sức mạnh đoàn kết dân tộc vì Văn Hóa Cội Nguồn nền Quốc Đạo không còn. Vương, Quan Đạo Đức xuống cấp trầm trọng tất cả là do Lạc Cội mất Nguồn mà ra. Một dân tộc đã Lạc Cội mất Nguồn, thời mạnh ai nấy lo chia bè rẽ phái không mấy ai nghĩ đến non sông Tổ Quốc nữa. Mối nguy mất nước càng ngày càng hiện rõ. Văn Hóa Cội Nguồn không còn. Thời Nước Văn Lang bao trùm lấy một màng u minh không còn ánh sáng Quyền con người Công Bằng Bình Đẳng lấy dân làm gốc nữa. Mà chỉ thấy bóng đêm Ai vì quyền lợi nấy bành trướng chủ nghĩa Cá Nhân Độc Tài Độc Trị khủng bố tinh thần dân chúng. Đàn áp bóc lột thậm tệ. Công Bằng Bình Đẳng chỉ là lời nói để mà nghe. Ở vào thời điểm Vương Quan chỉ biết bạo hành. Thời dân chúng cũng đi vào hỗn loạn. Tạo ra thời cơ cho các thế lực phản động. Như Cha Con doãn Thường, nổi lên cướp lấy Bắc Văn Lang. Được dân Bắc Văn Lang ủng hộ đi theo thế lực Cha Con Doãn Thường ngày càng lớn mạnh. Bắc Văn Lang không những không chiếm lại được. Trung Văn Lang cũng khó giữ yên khi quân Việt Trung Nguyên lớn mạnh chiếm lấy lần Trung Văn Lang, khi Bắc Văn Lang đã rơi vào Phương Bắc.

Sau khi Việt Vương Doãn Thường đánh bại quân Ngô xâm lược, thời uy tín Việt Vương Doãn Thường tăng lên gấp mười lần, được dân chúng Bắc Văn Lang sùng bái cho Việt Vương Doãn Thường là Chính Vương anh Hùng vĩ đại. Thay thế Niên Đại Hùng Vương kéo dài hơn mấy nghìn năm. Đã bị xơ cứng tha hóa. Doãn Thường là con Cáo Già, sức mạnh Doãn Thường là tay chơi chữ sử dụng ngôn luận tài tình. Những từ ngữ nào đẹp đẻ thời làm của mình. Những từ ngữ nào xấu xa thời trao cho thể chế Độc Tài Độc Trị Vua Hùng. Dân chúng vì thế luôn ủng hộ Doãn Thường chiếm ưu thế hoàng toàn về mặt chính trị. Sự đóng tuồng kích bác, công kích Hùng Việt Vương Tuân Lang, trên khắp mọi mặt Lao Động, Văn Hóa, Nghệ Thuật thậm chí cả trong Đồng Bóng, xin xăm, bói quẻ, mê tín dị đoan. Chuyện có nói không, chuyện không nói có. Đã đạt đến trình độ như thật như thiệt. Làm cho dân chúng Bắc Văn Lang chán ghét Hùng Việt Vương Tuân Lang nổi dậy chống Vua Hùng. Vì thế Bắc Văn Lang khó mà lấy lại được nữa.

Việt Vương Doãn Thường thành công trên sự nghiệp nói láo, nói xấu, Thắng xung Vua thua cho là Giặc nên sự nghiệp không tồn tại được lâu. Con Cáo Già dù tài tình che dấu cái đuôi tới đâu cuối cùng cũng lộ ra. Khi dân chúng phát hiện cái đuôi của loài Yêu Tinh Quỉ Dữ thời mọi chuyện đã rồi. Dân chúng Bắc Văn Lang chỉ biết ngậm đắng nuốt cay với mô hình thể chế Độc Tài Độc Trị kiểu mới. Những gì Cha Con Doãn Thường nói chỉ là cái bánh vẽ để nghe để nhìn không đi vào cuộc sống được. Làm cho xã hội chậm phát triển dân chúng trở nên ngu dốt. Đạo Đức xuống cấp kết cuộc trở thành nô lệ Phương Bắc. Thời Chu Nguyên Vương Nhà Chu. Bắc Văn Lang trở thành đất Phương Bắc, Trung Nguyên Trung Thổ phương Bắc không cách gì lấy lại được nữa thảm thay.

Quốc Tổ Vua Hùng dựng lên nước Văn Lang hùng mạnh rộng lớn không phải bằng gươm đao giáo mác. Mạnh được yếu thua thắng là vua thua là giặc. Mà là dựng lên nước Văn Lang rộng lớn bằng con đường Văn Hóa cội Nguồn. Trở thành nền quốc Đạo dân tộc. Hiến Pháp Văn Lang. Nhờ nền Quốc Đạo dân tộc mà nhà nước Văn Lang kéo dài Độc Lập 2701 năm 79 năm dựng nước văn Lang 2622 năm thừa kế giữ nước Văn Lang. Nền Quốc Đạo Văn Lang. Chính là nền Văn Hiến Văn Lang. Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Pháp Văn Lang. Nền quốc Đạo trị quốc Có một không hai trên trái đất. Đã đi vào thất truyền. Và trở lại sau năm nghìn năm cũng chẳng khác gì mùa xuân đi qua mùa xuân trở lại văn Hóa Cội Nguồn biến mất. Văn Hóa Cội Nguồn trở lại. Biến hiện theo chu kỳ cũng như mùa xuân qua đi mùa xuân trở lại không có gì là lạ cả.

* * *



PHẦN 20

Đây nói về Vua Ngô Hạp Lư Phương Bắc ở bên kia sông Dương quân lực hùng mạnh nhận định thời cơ đánh Sở đã đến. Nước Sở cũng ở Phương Bắc giáp ranh đông Bắc Văn Lang, bên kia sông Dương, sau nầy là sông Trường Giang. Sính Đô Nước Sở gần Sông Hán.

Nước Ngô Vua Hạp Lư với chiêu bài ly gián cắt đứt quan hệ giữa Việt Trung Nguyên với Sở, bằng cho người sang Phương Nam bên kia sông Dương tức là Nước Việt Trung Nguyên mượn quân đánh Sở. Mục đích là cắt đứt giao tình giữa Nước Sở và Việt Trung Nguyên. Nếu Nước việt Trung Nguyên giúp quân Ngô chinh phạt Sở thời làm cho quân Ngô thêm mạnh. Lại không lo Nước Việt Trung Nguyên thừa cơ hội đánh Nước Ngô. Cũng như cắt đức giao hảo giữa Việt Trung Nguyên và Sở.

Việt Vương Doãn Thường quá hiểu thâm tâm hiểm độc của Hạp Lư một mũi tên bắn trúng hai con chim. Cái lợi gồm thâu về cho Ngô tất cả, vì hiểu như thế Việt Vương Doãn Thường không đáp ứng lời yêu cầu mượn quân của Hạp Lư tùy cơ ứng biến.

Ở vào thời điểm nầy Quân Ngô đã trở nên hùng mạnh. Có thể nói chinh Đông phạt Tây không khó là nhờ có Tôn Vũ và Ngũ Viên.

Hạp Lư sai Tôn Vũ, Ngũ Viên, Bá Hi chỉ huy đánh Sở đã chiếm được Đất Lục, Đất Tìm. Chỉ chờ quân Việt Trung Nguyên kéo đến là đánh thẳng vào Sính Đô chiếm lấy Nước Sở. Không ngờ Doãn Thường không chịu tuyệt giao với Sở nên không chịu phát binh giúp Hạp Lư đánh Sở.

Hạp Lư tức sôi gan quát tháo ầm ĩ:

Chưa thể đánh thẳng vào Sính Đô tiêu diệt Sở được.

Định kéo quân đánh Việt Trung Nguyên lần nữa. Tôn Vũ can rằng:

Năm nay tinh tuế Việt Trung Nguyên rất là hưng thịnh ta đánh Nước Việt Trung Nguyên tất không lợi.

Hạp Lư nhớ đến cái thù thua nhục nhã trước đây nên không nghe lời Tôn Vũ kéo đại binh tràn sang Việt Trung Nguyên. Cướp phá dân lành, cướp lấy của cải. Vàng ngọc Trâu, Bò, Dê, Lợn, Gà, Vịt, Lúa gạo, Muối, Mắm, Vải lụa. Nhiều vô số kể. Coi như một cuộc ra quân thắng lợi về ăn cướp.

Chính nghĩa quân Ngô chính là đây

Cướp đêm chưa đã lại cướp ngày

Đại Vương đại cả lòng gian ác

Giết người cướp của chẳng gớm tay.

Hạp Lư nhìn vào Bắc Văn Lang Việt Trung Nguyên nói:

Thằng xảo trá Doãn Thường Kia. Ngươi chỉ gạt được người dân Bắc Văn xưng là chính Vương. Như thật ra ngươi cũng chỉ là phường ăn cướp. Ngươi ăn cướp bắc Văn Lang của các Vua Hùng. Có ngày Ta sẽ chiếm lấy Bắc Văn Lang. Cướp dân chúng đất đai của ngươi. Cho ngươi đầu lìa khỏi cổ linh hồn ngươi cũng chỉ là một con quỉ đầu thai. Chính Vương con khỉ gì.

Hạp Lư cho quân cướp lấy của cải dân chúng Việt Trung Nguyên nhiều vô số rồi rút quân về nước. Trong lúc đàm đạo.

Tôn vũ nói riêng với Ngũ Viên rằng:

Đất Phương Nam Văn Lang. Tuy không còn Văn Hóa Cội Nguồn nền Quốc Đạo dân tộc. Nhưng truyền thống anh linh Tiên Rồng chưa biến mất. Cha Con Doãn Thường tuy có nguồn gốc từ Phương Bắc. Nhưng đã trải qua nhiều đời thành dân Văn Lang. Nên được dân Văn Lang suy tôn ủng hộ. Không phải dễ đánh chiếm như Phương Bắc đâu. Truyền thống anh linh Tiên Rồng không thể nào tưởng tượng được. Hơn mấy nghìn năm Phương Bắc biết bao lần xâm lược nhưng đều bị đánh bại. Có đi không có ngày về.

Ngũ Viên nói:

Tôi cũng nghĩ như vậy nên khuyên Đại Vương không nên đánh chiếm Việt Trung Nguyên Bắc Văn Lang. Đại Vương không nghe sít chút nữa thời bỏ mạng nơi xứ người lại đi tiêu hơn 20 vạn quân. Có thể nói Bắc Văn Lang Việt Trung Nguyên là miếng mồi quá béo bở. Ai mà không muốn chiếm lấy. Đại Vương cũng như bao nhiêu vị Vương khác cũng tham vọng vô bờ bến. Không chiếm lấy được Việt Trung Nguyên thời ăn không ngon ngủ không yên.

Tôn Vũ nói:

Sau bốn mươi năm nữa, nước Việt Trung Nguyên sẽ cường thịnh. Thời Nước Ngô sẽ đi vào Suy Vong. Các Nước Phương Bắc sẽ tùng phục Việt Trung Nguyên. Khi Nước Việt Trung Nguyên xác nhập về Phương Bắc. Mà Quốc Tổ Vua Hùng đã nói trước cách đây mấy nghìn năm. Quốc Tổ Hùng vương là Chí Tôn Thiên Đế đầu thai. Khai ra nền Quốc Đạo Văn Lang thậm thâm vi diệu nhưng rất tiếc đã bị thất truyền. Vì thời ấy chữ viết thô sơ nên không lưu chép để lại kinh luân được. Nếu không thất truyền Văn Hóa Cội Nguồn thời Phương Bắc không những không làm gì nổi Phương Nam, mà còn bị Phương Nam khống chế.

Đây nói về Sở Chiêu Vương. Quyết tâm tiêu diệt Nước Ngô. Vì Nước Ngô không tùng phục Nước Sở mà còn dòm ngó Sở. Văn Hóa Phương Bắc là thứ Văn Hóa chiến tranh Văn Hóa của sự tham lam bành trướng. Văn Hóa của sự tranh Bá tranh Hùng. Mạnh được yếu thua, thắng xưng Vua, thua cho là Giặc. Lúc nào cũng muốn thôn tính chiếm đoạt nước khác. Cướp lấy tài sản vàng bạc châu báu đem về làm của riêng cho mình. Nói về sự giàu có Nước Ngô cũng phải kể là một nước có nhiều châu báu nên nước Sở luôn dòm ngó Nước Ngô. Chờ có cơ hội là thôn tính Nước Ngô chiếm đoạt đất đai tài sản.

Không ngờ nước Ngô có nhiều nhân tài ra đời như Tôn Vũ, Ngũ Viên làm cho Nước Ngô hùng mạnh nhanh chóng. Không những quân Sở thua liên miên trong các cuộc giao tranh đụng độ. Mà còn bị quân Ngô chiếm lấy nhiều đất đai quan trọng của nước Sở.

Sở Chiêu Vương lấy làm tức lắm. Bằng sai Quan lệnh nước Sở là Nang Ngõa theo lệnh của Sở Chiêu Vương đem quân đánh Ngô chiếm lấy lại những đất đã bị quân Ngô chiếm đóng. Như đất Lục, đất Tiền địa thế chiến lược quan trọng của nước Sở không những về mặt lúa gạo, mà cả về quân sự.

Hạp Lư sai Tôn Vũ, Ngũ Viên đem quân chận đánh nghinh chiến. Với tài năng điều binh khiển tướng của Tôn Vũ và Ngũ Viên. Nang Ngõa đánh không lại quân Sở bị quân Ngô đánh cho tan tác. Lại tiến quân chiếm thêm đất Sào, bắt được tướng Sở là Can Phồn đem về giao nạp cho Hạp Lư.

Hạp Lư không lấy đó làm vừa lòng nói rằng:

Có đánh chiếm lấy được bao nhiêu đất Sở đi nữa. Bắt được bao nhiêu tướng Sở đi nữa. Nhưng chưa chiếm được Sính Đô thời cũng vô công.

Ngũ Viên nói:

Đại Vương đừng lo. Thần lúc nào cũng không quên được Sính Đô đâu. Chỉ vì Nước Sở đang cường thịnh không nên khinh thường quân địch. Dẫu nước Sở hiện tại không được lòng các thuộc quốc. Nhưng các trấn chư hầu thuộc quốc chưa ai ghét cả. Thần nghe nói Nang Ngõa là vị quan tham ô chỉ biết vàng bạc châu báu, hể thấy ai có báu vật thời chiếm cho bằng được. Các nước thuộc quốc nước Sở cũng sẽ sinh biến. Lúc nầy Đại Vương nên luyện tập binh mã, tích lũy lương thực. Chờ thời cơ một số thuộc quốc bất mãn nước Sở là khởi binh tấn công diệt Sở.

Hạp Lư cho là phải. Để có đủ binh hùng tướng mạnh có cả hai mặt Bộ Binh và Thủy Binh. Hạp Lư giao cho Tôn Vũ luyện tập Thủy Quân. Còn Ngũ viên thời luyện tập Bộ Binh. Cũng như ngày nào cũng cho quân thám báo dọ thám tình hình Nước Sở. Nắm bắt thông tin thật chính xác.

Trong khi ấy ở Phương Nam quân Văn Lang và Quân Việt Trung Nguyên ngày đêm đánh nhau dữ dội. Giành nhau từng tất đất. Lại nói về Việt Vương Doãn Thường thấy tình hình Phương Bắc Nhà Chu càng ngày càng mất đi quyền lực, mà quyền lực đều nằm hết các Trấn chư Hầu hùng mạnh như Tề, Tấn, Sở.

Nhất là Sở đang lúc hưng thịnh. Mà Sở lại đánh chiếm nước Ngô. Hạp Lư vì thế mà khởi binh diệt Sở những trận giao tranh xảy ra kinh hồn. Việt Vương Đoãn Thường yên tâm Bắc không còn sợ Ngô vì Ngô – Sở đang giao tranh với nhau giành nhau từng tất đất.

Việt Vương Doãn Thường cho rằng đây là lúc dốc toàn lực lượng tấn công vào Trung Văn Lang chiếm lĩnh các Châu Bộ, Quận, Huyện. Bằng bổ sung lực lượng cho ba cánh quân đang trấn giữ không cho quân Văn Lang tiến đánh ra Bắc. Mà còn tổng động binh thôn tính Trung văn Lang.

Hùng Việt Vương Tuân Lang được tin báo là Quân Bắc Việt, Việt Trung Nguyên tổng tấn công vào Trung Văn Lang. Hùng Việt Vương Tuân Lang lấy làm lo bằng thu bạo quân binh chuẩn bị cho trận chiến, khi cần thiết điều động quân binh bổ sung vào Quân Văn Lang đang trấn giữ Bắc Trung Văn Lang.

Có thể nói đây là cuộc nội chiến lớn nhất kể từ khi khai lập nước Văn Lang Đất nước Văn Lang chia cắt Nam – Bắc, tàn sát lẫn nhau bởi do mất Cội mất Nguồn mà ra. Cuộc chiến đẫm máu đầy đau thương chẳng lấy gì làm vinh dự. Nhưng người ngoài cuộc thời sáng, chẳng hạn như bậc tu Tiên Đắc Đạo, thời ngán ngẫm cho cuộc nội chiến Đồng Bào Bách Việt tương tàn lẫn nhau nên các bậc Tu Tiên Đắc Đạo chẳng muốn giúp bên nào mà chỉ biết thở than cho kiếp nạn Văn Lang. Còn Việt Nam con Cháu Tiên Rồng chúng ta ngày nay thời sao. Hãy xem lại cuộc chiến Nam – Bắc phân tranh. Nếu không khéo đi đến hòa hợp dân tộc, thời không khác gì thời xưa đánh nhau cho hung cuối cùng cũng dâng hai tay Việt Trung Nguyên cho nhà Chu Phương Bắc. Còn Việt Nam thì sao? Không thể làm thế dâng nước Việt Nam cho bành trướng Trung Quốc?

* * *



PHẦN 21

Lại nói về Phạm Đổ Chinh sau khi bị Văn Khánh đánh bại rút tàn binh chạy về Lộc Điền củng cố lực lượng trấn giữ Bàu Sen núi Bà. Những cuộc giao tranh quân Nam – Bắc hết năm nầy đến nam khác xương trắng chất chồng khắp nơi. Phạm Đỗ Chinh được lệnh tiếp nhận thêm 10 vạn quân, mười tướng tài tổng tấn công vào Trung Văn Lang chiếm lấy Bạch Lang Châu, Tiên Châu, Vân Châu. Hầu làm cho quân Văn Lang khiếp sợ lôi kéo dân chúng Trung Văn Lang về với Việt Trung Nguyên. Phạm Đỗ Chinh được lệnh ngày đêm thao luyện quân binh chuẩn bị cho cuộc đại tấn công vào Trung Văn Lang. Với thế mạnh nhiều tướng tài quân binh lên tới gần 20 vạn Phạm Đỗ Chinh như con hổ mọc cánh.

Lại nói về Bạch Lang Châu, Chủ Tướng Võ Hầu, ba cha con Tri Phủ Thạch Trung Sơn, tiêu diệt quân loạn tặc phản loạn chiếm lấy lại Bạch Lang Châu. Từ đó về sau ra sức củng cố thành Bạch Lang Châu mỗi năm một thêm kiên cố, Võ Hầu mấy lần tiến quân ra Bắc đánh chiếm các quận huyện Việt Trung Nguyên như Huyện Lộc Điền, Huyện Thuận An, Huyện Lâm Khê. Nhưng chiếm được rồi lại mất hao quân tổng tướng. Nam Bắc phân tranh cứ thế kéo dài hơn 15 năm dân chúng Bách Việt Văn Lang khốn khổ vô cùng.

Thơ rằng:

Khốn khổ nào hơn khổ chiến tranh

Đói khổ chồng lên lẫn tòng quân

Sa trường ngã gục phơi thân xác

Nội chiến tương tàn Nam Bắc chinh

Vinh nhục, nhục vinh đường mây khói

Đồng Bào tàn sát bóng u minh

Phải chăng quốc nạn do mất gốc

Lạc Nguồn lạc lối biến Yêu Tinh.

Một hôm Võ Hầu cùng các tướng lĩnh nhìn lên bầu trời thấy có điềm khác lạ chẳng lành. Võ Hầu liền cho mời Đạo Sĩ đến xem cho một quẻ.

Đạo Sĩ bói xong một quẻ nói:

Bẩm chủ Tướng quẻ nầy không tốt nhưng Thiên Cơ không nói trước được.

Đạo Sĩ liền ngâm bài thơ:

Từ thuở Cha Ông mở đất trời

Trảm yêu, diệt quỉ khắp nơi nơi

Mặt trời Quốc Giáo ôi lặng mất

Văn Lang tăm tối họa đầy vơi

Ráng giữ lòng Trung vì Tổ Quốc

Siêu sanh Thiên Giới mãi dạo chơi

Huyền cơ đã thế đành phó thác

Chết sống do trời chỉ thế thôi.

Võ Hầu cũng các tướng lĩnh nghe Đạo Sĩ ngâm bài thơ nhưng không hiểu gì cả. Võ Hầu cùng các Tướng Lĩnh bàn về những câu thơ kỳ lạ thời có quân thám báo từ biên ải vào báo:

Bẩm chủ tướng. Quân loạn tặc phản loạn đã vượt qua Lâm Khê hình như là chúng tiến đánh Bạch Lang Châu chúng Ta.

Võ Hầu nghe báo liền tức tốc một mặt cho người đến Tiên Châu báo cáo cho Văn Khánh thống soái biết một mặt triệu cha con Tri Phủ Thạch Trung Sơn đến. Dân chúng Bạch Lang Châu nghe tin quân loạn tặc phản loạn Bắc Việt sắp kéo đến đánh chiếm châu thành thời xào xáo cả lên. Tri Phủ Thạch Trung Sơn phát loa kêu gọi dân chúng trong thành Bạch Lang châu bình tỉnh.

Qua ngày hôm sau Các Quan Tướng cùng cha con Tri Phủ Thạch Trung Sơn ở trên thành nhìn thấy xa xa hướng Bắc khói bụi mịt mù không bao lâu thời thấy quân loạn tặc phản loạn đông như kiến ước lượng trên dưới 20 vạn quân, khi còn cách thành Bạch Lang Châu không xa thời đạo quân loạn tặc phản loạn Việt Trung Nguyên chia làm ba đạo quân bao vây thành Bạch Lang Châu. Dựng trại liên hoàn chuẩn bị cho cuộc tấn công đánh chiếm thành Bạch Lang Châu.
 

shopoga

✩✩
Trong khi ấy quân binh Bạch Lang Châu chỉ hơn tám vạn nhìn thấy quân loạn tặc phản loạn đông như kiến thời lo lắng không yên. Không đợi lâu Phạm Đỗ Chinh cho người đến Bạch Lang Châu khiêu chiến. Ở trên thành cha con Tri Phủ Thạch Trung Sơn nhìn thấy kẻ đến khiêu chiến dẫn theo một nghìn quân là một trung niên theo cờ xí thời biết đó là một trong những trấn chư hầu theo Việt Vương Doãn Thường Vua Hoa Việt trông có vẻ khỏe mạnh hung tợn.

Thạch Trung Sơn nói:

Quân loạn tặc phản loạn từ xa kéo tới, ta phải đánh thắng trận đầu làm nhụt nhuệ khí quân loạn tặc đi.

Võ Hầu nói:

Có tướng nào ra lấy đầu thằng loạn tặc đó không?

Võ Hầu vừa lên tiếng hỏi, thời có một vị tướng lên tiếng nói:

Bẩm chủ tướng để thằng giặc cỏ đó cho tôi.

Người vừa lên tiếng ấy chính là Thạch Công. Thạch công nghĩ đến cảnh vợ bị quân loạn tặc phản loạn làm nhục hiếp dâm làm cho tan nhà nát cửa thời sôi máu muốn bằm nát quân loạn tặc phản loạn ra tương liền xin ra trận đầu chém giết cho đã tay.

Thạch Công điểm một nghìn quân mở cửa thành ra trận Thạch Công phi ngựa tới quát:

Xem đường đao của ta đây.

Thạch Công chém một nhát xuống đầu tướng giặc. Tướng giặc múa trường giáo chống đỡ choang đinh tai nhức óc quân Bạch Lang Châu đánh trống dộng chiêng ầm ĩ quân phản loạn cũng không kém khua trống khua chiêng dậy trời. Thạch Công cùng tướng giặc đánh nhau trên 50 hiệp bất phân thắng bại.

Tướng giặc vua Hoa Việt bất ngờ quay ngựa bỏ chạy, Thạch Công rượt ngựa theo Vua Việt Hoa liền ném lên không một vật tức thời khói đen mù trời pha lẫn chất gây mê Thạch Công hít phải liền xây xẩm mặt mày Vua Hoa Việt đão ngựa nhanh như chớp chém Thạch Công một nhát chết ngay tại chỗ.

Quân loạn tặc phản loạn thắng thế ào ào xông tới chém quân Bạch Lang Châu như chém chuối. Ở trên thành Thạch Trung Sơn thấy con tử nạn thét lên một tiếng oại máu ngã ngụy. Thạch Kế, Thạch Thừa không khỏi kinh hoàng.

Võ Hầu không ngờ tướng giặc lợi hại như vậy chưa biết phải làm sao. Thời có một tướng lên tiếng nói:

Để tôi ra giết thằng giặc ấy cho.

Người lên tiếng chính là Nguyên Tôn Chí. Nguyên Tôn Chí dẫn theo một trăm kỵ binh phi ngựa nhanh ra thành xáp chiến. Quân Bạch Lang Châu lấy lại khí thế chống trả đánh quân loạn tặc phản loạn tơi bời. Vua Hoa Việt biết không đánh lại Nguyên Tôn Chí bằng quay ngựa chạy dài. Nguyên Tôn Chí không đuổi theo mà thu quân vào thành.

Qua hôm sau quân loạn tặc đến khiêu chiến. Tướng lĩnh của quân loạn tặc phản loạn không phải là Vua Hoa Việt mà là một tướng khác trông có vẻ oai phong lắm. Lúc nầy Thạch Trung Sơn hầu như khôi phục công lực trở lại nghĩ đến cảnh quân loạn tặc phản loạn giết chết Thạch Công xác còn phơi thây ngoài chiến trường chưa lấy xác được bằng nói:

Bẩm chủ tướng, chủ tướng để ba cha con tôi ra băm nát quân thù trả hận cho con tôi.

Võ hầu nói:

Tri Phủ đại nhân hết sức cẩn thận.

Ba cha con Tri Phủ Thạch Trung Sơn thống lĩnh hơn một nghìn quân binh mở cổng thành lao ra đối mặt với quân phản loạn. Thạch Trung Sơn tuy lớn tuổi nhưng oai phong lẫm liệt phi ngựa tới chỉ mặt tướng loạn tặc phản loạn hét lớn:

Ngươi là dân tộc Bách Việt Văn Lang sao phản bội lại các Vua Hùng.

Tướng giặc nhìn lên trời cười ha hả:

Thằng Trung Sơn ngu ngốc kia nghe cho rõ đây không ai phản lại các Vua Hùng, mà chỉ trừ khử những tham ô quan lại mà thôi.

Thạch Trung Sơn quát:

Ngươi nói không phản bội các Vua Hùng sao ngươi theo cha con Doãn Thường làm phản.

Tướng giặc nói:

Thằng Trung Sơn ngu ngốc kia. Doãn Thường tôn thờ Quốc Tổ Vua Hùng, ta không theo Việt Vương Doãn Thường thời ta theo ai. Hùng Việt Vương Tuân Lang tuy là dòng dõi Vua Hùng nhưng lại không làm theo lời dạy Quốc Tổ, Độc Tài, Độc Trị làm hại dân tộc Văn Lang.

Thạch Trung Sơn quát:

Các ngươi là loài ác Quỉ nói một đường làm một nẻo các ngươi chỉ gạt dân chúng gạt ta sao nổi.

Thạch Trung Sơn phi ngựa tới chém tướng giặc một đạo như trời gián. Tướng giặc múa trường giáo lên chống đỡ. Hai bên đánh nhau cát bụi mịt mù. Đao qua Giáo lạ đinh tai nhức óc. Thạch Kế sợ Cha yếu thế bằng phi ngựa tới liên thủ cùng Thạch Trung Sơn quyết hạ gục tên tướng giặc phản loạn.

Lúc ấy Phạm Đỗ Chinh cũng ra trận hai bên Phạm Đỗ Chinh rất nhiều Tướng Lĩnh trong đó có một tướng lĩnh nổi tiếng là Thần Xạ Tiễn Trường Lê. Chưa bao giờ bắn sai mục tiêu thấy hai cha con Thạch Trung Sơn sắp hạ gục Đổ Mục liền dương cung bắn Thạch Trung Sơn một phát.

Thạch Trung Sơn trúng tên ngã nhào, Thạch Kế lao tới cứu Cha thoát khỏi trận địa. Tướng giặc Đổ Mục phi ngựa lao theo chém tới tấp. Thạch Thừa phi ngựa tới chậm đánh. quân Văn Lang Bạch Lang Châu. Cùng quân loạn tặc phản loạn Việt Trung xáp chiến hai bên thi nhau ngã gục chiến trường.

Vang lừng nội chiến dậy Văn Lang

Sát khí vùng lên thịt nát tan

Thi nhau ngã gục hồn phách tán

Chính nghĩa là đâu tiếng khóc than.

Nói về Thạch Thừa, Thạch Kế thu quân vào trong thành, Thạch Trung Sơn vì trúng tên quá nặng chất độc phát tán liền qua đời. Võ Hầu biết không thể nào đánh bại được quân loạn tặc phản loạn bằng cố thủ giữ thành không xuất binh tham chiến nữa. Cho người báo tin đến Tiên Châu tình hình nguy cập vô cùng. Văn Khánh đang xem qua mật thơ Võ Hầu gởi đến.

Thời có quân thám báo vào báo:

Bẩm Thống soái. Tình hình Âu Tây Châu, tình hình Quang Hải Châu vô cùng nguy cập. Quân phản loạn Việt Trung Nguyên đang ráo riết công phá thành.

Thống Soái Văn Khánh vô cùng lo lắng. Thời có quân vào báo:

Hai mươi vạn quân Văn Lang tiếp viện đã đến.

Văn Khánh như trút gánh nặng vì quân Việt Trung Nguyên quá mạnh con số lên sáu mươi vạn quân quyết sang bằng Trung Văn Lang.

Lại nói về Võ Hầu sau khi cho người theo đường bí mật đem mật thơ báo cáo tình hình Bạch Lang Châu cho Văn Khánh thống soái biết. Cố thủ thành chờ quân Văn Lang đến giải tỏa sự bao vây của quân loạn tặc phản loạn Việt Trung Nguyên.

Phạm Đổ Chinh ngày nào cũng cho người đến Bạch Lang Châu khiêu chiến. Nhưng Võ Hầu vẫn làm thinh biết rằng ngày nào cũng có quân loạn tặc phản loạn đến khiêu chiến chửi rủa. Nào là quân Văn Lang hèn nhát, nào là con rùa rụt cổ.

Mùa thu tháng 8 trời mát mẻ rất thuận lợi cho hỏa công công phá thành. Nhưng Phạm Đỗ Chinh chưa tìm ra kế sách công phá thành bằng phương cách nào đạt hiệu quả cao nhất. Vì Võ Hầu thủ thành vô cùng chắc chắn. Phạm Đổ Chinh đang moi óc hầu tìm ra kế sách công phá thành. Thời bỗng có chiếu chỉ của Việt Vương Doãn Thường từ kinh đô Xích Quỉ Việt Trung Nguyên đến. Mật thư chiếu chỉ như sau: Ra lệnh công phá thành hai ngày sau có nội ứng bên trong mở cửa thành cho quân ta tiến vào tiêu diệt sạch bọn chúng chiếm cứ Bạch Lang Châu.

Doãn Thường không những là nhà quân sự, chính trị thiên tài mà còn tạo lên mạng lưới bí mật, gọi là mạng lưới mật vụ. Mạng lưới mật vụ hoạt động bí mật xâm nhập vào nội bộ Quan Phủ. Mua chuộc Quan Phủ, giả làm dân trà trộn vào trong các nội thành mà không một ai phát giác được. Mạng lưới bí mật nầy rất được đào tạo công phu võ nghệ cao cường thế lực đen, chỉ một mình Doãn Thường biết và điều khiển bí mật nầy mà thôi.

Những Quan, Tướng Việt Trung Nguyên chỉ cần bất mãn chính sách do Việt Vương Doãn Thường đưa ra liền bị thế lực bí mật đen thủ tiêu ngay. Tai mắt Việt Doãn Thường khắp mọi nơi, khắp mọi ngõ ngách. Nhờ mạng lưới thế lực đen nầy mà ngôi vị Việt Vương vững như bàn thạch. Theo lệnh của Việt Vương Doãn Thường. Phạm Đổ Chinh ra lệnh cho quân binh tấn công thành ngày đầu tấn công ít ngày sau tấn công phá thành mạnh nhất là khi màn đêm buông xuống.

Trong lúc nửa đêm bỗng trên thành quân binh bạch Lang Châu hỗn loạn. Cửa thành mở toan ra thời cơ đã tới Phạm Đỗ Chinh cùng hai phó Soái là Trường Lê cùng Võ Bị điều động quân binh ập vào thành, quân Bạch Lang Châu trở tay không kịp bị quân loạn tặc phản loạn chém xối xả. Trận tử chiến xảy ra cho tới sáng, hơn 8 vạn quân Bạch Lang Châu đi tiêu.

Lại nói về Võ Hầu, cùng hai phó tướng là Nguyên Tôn Chí và Trương Hoài điều quân binh chống trả lại quân loạn tặc phản loạn công phá thành mỗi lúc một dữ dội. Bỗng thấy quân binh hỗn loạn không biết chuyện gì xảy ra.

Thạch Thừa la lớn:

Có quân nội phản.

Bỗng một quân binh Văn Lang múa đao chém tới Thạch Thừa. Thạch Thừa bất ngờ bị chém bay đầu. Võ Hầu thất kinh múa đại đao chém tới người giết Thạch Thừa nhưng người nầy võ công cao cường thoáng cái mất dạng.

Nguyên Tôn Chí, Trương Hoài thấy quân loạn tặc phản loạn tràn vô thành như nước vỡ bờ nói:

Chủ Tướng chúng ta mau trốn đi kẻo không còn kịp.

Võ Hầu cùng hai phó tướng giết vội mấy tên lính loạn tặc, mặc áo chúng vào giả làm lính loạn tặc trốn thoát ra khỏi thành nhắm hướng Tiên Châu phi ngựa tới.

Nói về Văn Khánh đóng đô ở Tiên Châu trên 15 năm. Thống Soái Tổng chỉ huy cả ba đạo quân chủ lực đóng ở Quang Hải Châu, Âu Tây Châu, Bạch Lang Châu. Văn Khánh được tin quân loạn tặc phản loạn sắp mở đợt tấn công tiến đánh Trung Văn Lang với sức mạnh đánh phủ đầu chưa tường có trước nay.

Văn Khánh tuy lo lắng nhưng nghĩ: Mình có nhiều tướng tài. Nhất là chủ tướng Lương Minh cũng như Chủ Tướng Lưu Hà uy dũng oai phong đã lập nhiều công lớn đánh bại quân loạn tặc phản loạn nhiều trận. Lương Minh nên duyên vợ chồng với Xuân Thu con gái út Tri Phủ Anh Kỳ. Con trai lớn chủ tướng Lưu Hà nên duyên chồng vợ với Xâm Cẩm chị của Xuân Thu. Nữ tướng Ba Ra nên duyên cùng Anh Võ, nữ tướng Hê Na nên duyên với Anh Quyền.

Những cặp nam nữ xinh đẹp văn võ song toàn này đã từng sống chết bên nhau hơn 10 năm rồi còn gì. Văn Khánh nghĩ cuộc giao tranh Nam Bắc luôn đụng độ với nhau. Nhưng chưa lần nào căng thẳng như lần nầy. Văn Khánh thống soái ăn không ngon ngủ không yên than ngắn thở dài. Thời cũng đủ biết cuộc diện đang xảy ra phức tạp nguy hiểm khó khăn đến mức độ nào.

Văn Khánh nghe Tin quân Việt Trung Nguyên tấn công dồn dập chiếm lĩnh các quận huyện dễ như trở bàn tay nghe tin Bạch Lang Châu thất thủ về tay quân loạn tặc phản loạn thời lấy làm kinh hãi: Quân loạn tặc phản loạn mạnh đến thế sao?

Văn Khánh chưa tìm ra kế sách gì để đối phó, thời có quân vào báo:

Chủ Tướng Võ Hầu cùng hai phó tướng trốn thoát khỏi Bạch Lang Châu, đến đây phụng chỉ thọ tội.

Văn Khánh cho mời ba người vào rồi hỏi đầu đuôi thất thủ Bạch Lang Châu, một cách cặn kẽ.

Võ Hầu nói:

Bẩm Nguyên Soái. Không hiểu từ lúc nào quân loạn tặc phản loạn đã cấy người vào ở trong thành và chính quân loạn tặc làm nội ứng nầy mở cửa thành cho quân loạn tặc phản loạn Việt Trung Nguyên tràn vào nên Bạch Lang Châu mới thất thủ nhanh chóng như vậy.

Văn Khánh nghi ngờ nói:

Phải có hơn trăm quân loạn tặc phản loạn lẫn lộn trong quân ta hạ gục quân binh trấn giữ cổng thành, mới thực hiện nổi kế sách nội công ngoại ứng.

Nguyên Tôn Chí nói:

Những quân binh làm nội ứng không phải quân tầm thường mà là đại cao thủ Võ Lâm. Kinh công thượng đẳng thấy đó mất đó chỉ một đường đao là giết chết Thạch Thừa.

Văn Khánh nghe xong lấy làm kinh hãi cho cái tài Ma Quỉ quân phản loạn Việt Trung Nguyên. Văn Khánh bằng dâng sớ tâu lên Hùng Việt Vương Tuân Lang rằng: Chinh Bắc thống soái thần là Văn Khánh. Rất sợ hãi cúi đầu trước Quốc Vương Bệ Hạ. Thần tự nghĩ “Thần đã nỗ lực hết mình suốt chặng đường 15 năm”. Cố sức tấn công ra Bắc, giành lại những tất đất mà quân loạn tặc phản loạn Việt Trung Nguyên đã cướp lấy, nhưng chẳng được là bao. Nay quân loạn tặc phản loạn Việt Trung Nguyên thế lực bỗng mạnh lên như nước thủy triều thêm lên mấy mươi vạn quân nữa. Thần nghĩ “Nếu không thắng được quân loạn tặc phản loạn Việt Trung Nguyên”. Thời phụ lòng ủy thác của Bệ Hạ. Nhưng hiện giờ với số quân ít ỏi không thể ngăn chặn nổi khi quân Bắc Việt Trung Nguyên tổn tấn công. Phàm những việc lớn lao như thế đều phải dâng tấu sớ lên Quốc Vương Bệ Hạ định liệu giải quyết. Dù gì đi nữa Thần lúc nào cũng tận tụy xin dốc lòng đến chết mới thôi. Đến như thành bại được mất là do định mệnh tại Trời vậy. Xin Bệ Hạ soi xét chỉ thị dạy bảo Thần để Thần tùy cơ ứng biến một còn một mất với quân loạn tặc phản loạn Việt Trung Nguyên.

Hùng Việt Vương xem xong sớ tâu Thống Soái Văn Khánh lấy làm kinh hãi. Liền chuyền tay cho các Quan đại Thần xem. Các Đại Thần xem xong ai nấy đều biến sắc mặt.

Hầu Tôn Vương tâu rằng:

Muôn Tâu Quốc Vương Bệ hạ. Tên loạn tặc phản loạn Doãn Thường đã có dã tâm lớn từ lâu hầu nuốt trọn Văn Lang thời đại Hùng Vương lập lên thời đại Việt Trung Nguyên. Nếu không đánh tan thế lực loạn tặc thời e rằng Trung Văn Lang cũng khó giữ nổi. Liều thuốc lấy dân làm gốc của Doãn Thường tuy là lừa đảo dân chúng, nhưng cũng hiệu quả tác dụng vô cùng e rằng dân chúng Bách Việt Trung Văn Lang ngã theo tên loạn tặc Quỉ yêu nầy, nếu mưu đồ đánh chiếm Trung Văn Lang.

Hùng Việt Vương Tuân Lang cũng nhận định được tình hình nầy bằng hỏi:

Các khanh có diệu kế gì không?

Lạc Hầu Vương tâu rằng:

Muôn tậu quốc Vương Bệ Hạ. Bệ Hạ một mặt chỉnh đốn lại Vương, Quan, Tướng lĩnh, Châu Phủ, Quận, Huyện loại trừ những tham quan làm hại dân. Thay thế những Vương, Quan có năng lực lãnh đạo ổn định lòng dân. Hai là Bệ Hạ giảm bớt thu thế những năm hạn hán thiên tai. Ba chiêu mộ hiền tài ra giúp nước. Bốn là mở ra thi cử tuyển chọn nhân tài hàng năm những thí sinh thật sự có năng lực bổ sung vào các Quận Huyện không phải là cha truyền con nối. Năm là bồi dưỡng đức tài hàng năm cho các Vương Quan, Tướng lĩnh, Châu, Huyện. Đó là việc lâu dài, còn trước mắt là cử một người trong vương gia thống lĩnh đại quân, hiệp lực cùng thống soái Văn Khánh chống trả lại quân loạn tặc phản loạn Việt Trung Nguyên. Nếu Quốc Vương Bệ Hạ làm được năm điều nói trên một cách triệt để cũng như phái Vương Gia thống lĩnh đại quân dẹp tan quân loạn tặc, thời Trung Văn Lang không dễ gì Việt Trung Nguyên Chiếm lĩnh nổi. Thần mấy năm nay chú tâm nghiên cứu về Quốc Tổ cũng như thời Thượng Hùng Vương. Thần thấy rằng Quốc Tổ khai dựng lên nước Văn Lang không phải bằng con đường chinh chiến thắng cho là Vua, thua cho là Giặc. Mà là bằng con đường Văn Hóa Cội Nguồn, dựa trên quyền con người khai lập lên nhà nước Văn Lang, Nhà Nước Pháp Quyền. Nhà nước của Dân do Dân và vì Dân. Có lẽ tên loạn tặc phản loạn Doãn Thường đã nghiên cứu kỷ về Quốc khai sinh ra nước Văn Lang một Nhà Nước đa sắc Tộc, nhà nước hợp chủng tộc nhà nước của một trăm Lĩnh Chúa. Sống chung trong một ngôi nhà chung NỀN QUỐC ĐẠO DÂN TỘC. Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Pháp mới thật là Quốc Vương của nước Văn Lang. Quốc Vương là người Đại Trung Thành với nền Văn Hiến tối cao ấy. Nếu không phải thế thời không thể nào đoàn kết được Bách Việt Văn Lang một trăm bộ lạc lâu dài được như vậy. Nhưng đáng tiếc là tất cả đi vào thất truyền, nhưng không vì thế mà không noi gương theo Quốc Tổ được. Năm điều nói trên thần rút ra từ hiểu biết về Quốc Tổ.

Nhờ làm theo năm điều cơ bản trị quốc an dân của Lạc Hầu Vương niên đại Hùng Vương truyền xuống thêm được năm đời, tới đời Hùng Duệ Vương, Huệ Lang thời kết thúc niên đại Hùng Vương 258 trước công nguyên nối truyền được 41 đời thượng Hùng Vương 23 đời, Hạ Hùng Vương 18 đời. Kéo dài độc lập 2701 năm. 79 năm dựng nước thời Quốc Tổ. 2622 năm thời thừa kế giữ nước con cháu.

Quốc Tổ Vua Hùng khai dựng lên đất nước Văn Lang vô cùng rộng lớn chia đất nước Văn Lang ra thành 15 bộ cho cả ba miền Nam – Trung – Bắc. Sau mở rộng nước Văn Lang lên tới 21 bộ.

1- Bộ Giao Chỉ

2- Bộ Nhật Nam

3- Bộ Cửu Chân

4- Bộ Hợp Phố

5- Bộ Nam Hải

6- Bộ Uất Lân

7- Bộ Thương Ngô

8- Bộ Ninh Hải

9- Bộ Vũ Ninh

10- Bộ Việt Thường

11- Bộ Lục Hải

12- Bộ Tân Hưng

13- Bộ Cửu Đức

14- Bộ Bình Văn

15- Bộ Văn Lang.


Nước Văn Lang sau mở rộng lên đến 21 bộ:

Bắc Văn Lang:

1- Bộ Giao Chỉ

2- Bộ Cửu Chân

3- Bộ Nhật Nam

4- Bộ Hợp Phố

5- Bộ Nam Hải

6- Bộ Uất Lân

7- Bộ Thương Ngô


Trung Văn Lang:

1- Bộ Ninh Hải

2- Bộ Chu Diên

3- Bộ Lục Hải

4- Bộ Cửu Đức

5- Bộ Vũ Định

6- Bộ Dương Tuyền

7- Bộ Hoài Hoan


Nam Văn Lang:

1- Bộ Văn Lang

2- Bộ Bình Văn

3- Bộ Tân Hưng

4- Bộ Phú Lộc

5- Bộ Vũ Ninh

6- Bộ Việt Thường

7- Bộ Hồ Nam


Ở vào thời Thượng Hùng Vương các Châu Thành chỉ đắp cho có hình thức phần lớn thành hàng rào lũy tre tới thời Hạ Hùng Vương các Châu Thành mới đắp kiên cố hơn, nhất là các đời cuối Hạ Hùng Vương. Các Châu Thành thời đó không phải xây bằng đá gạch, mà chỉ xây đắp theo cách thông dụng lũy hào, hào lũy. Ngoài hào, trong lũy. Thành lũy đắp bằng đất cọng với cọc tre. Hàng năm thường tu bổ vì thành bằng đất mưa bão làm hư hỏng xuống cấp.

* * *
 
Top