shopoga
✩✩
83. SỰ TÍCH TRẦU CAU
Ngày xưa ở xã Thọ Sơn
Ý Trời đã định nên câu tục truyền
Mở màn câu chuyện Cau Trầu
Nên duyên chồng vợ mặn nồng trăm năm
Đó là câu chuyện Họ Cao
Đi vào huyền sử biết bao đẹp lành
Thủy chung, chung thủy một lòng
Anh em trọn đạo nghĩa tình chung đôi
Trầu, Cau, cùng với Đá Vôi
Thuần phong mỹ tục đẹp đôi châu trần
Gương soi để lại cho đời
Bài học vô giá sáng ngời muôn thu
Ngày xửa ngày xưa ở vào thời Hạ Hùng Vương đời thứ nhất Hùng Vân Lang, ở Châu Huyện Phú Vang, Xã Thọ Sơn. Có hai anh em họ Cao sanh đôi cùng họ với các Vua Hùng. Một người tên Tân, một người tên Lang, không may cha mẹ chết sớm hai anh em tựa vào nhau mà sống, cũng vì cùng mang họ Trời cùng họ Vua Hùng, Vua Hùng cho người mời về ban cho vàng bạc giúp đở, hai anh em họ Cao từ đấy không còn khốn khổ cực nhọc chăm lo học hành.
Ở lối xóm dân làng thường nhầm lẫn không biết người nào là anh người nào là em vì giống nhau như hai giọt nước, điều làm cho dân làng kính mến là hai anh em họ Cao thương yêu nhau hết mực chia bùi sẻ ngọt làm gì cũng có nhau.
Cha Tân và Lang trước khi chết có gởi gắm cho một người bạn thân Đạo Sĩ họ Lưu.
Đạo sĩ Họ Lưu nhớ lời người bạn gởi gắm bằng tìm đến nhà hai anh em họ Cao, nhưng chỉ chấp nhận một Tân làm đệ tử, nhưng anh em Tân và Lang không muốn chia lìa nhau, nhưng lời dặn của Cha là phải theo thầy học Đạo. Nhưng Đạo Sĩ họ Lưu chỉ thu nhận có một người. Tân đành phải chia tay với em, nhưng Lang quyết không rời xa anh đòi đi theo cho bằng được. Đạo Sĩ họ Lưu thấy tình nghĩa anh em họ Cao như vậy không biết làm sao đành phải nhận luôn hai người.
Đạo Sĩ họ Lưu có một cô con gái khá xinh đẹp, nói về Đức Hạnh thời ít ai bằng, cùng lứa tuổi với hai anh em họ Cao.
Tân học đâu nhớ đó rất thông minh. Lang không thể nào bì kịp. Đạo Sĩ họ Lưu nhờ tu luyện nên con mắt khác thường nhìn thời biết người nào anh người nào em.
Con gái Đạo Sĩ tên Duyên không có con mắt tu luyện như Cha nên thường nhầm lẫn Tân và Lang điều nầy làm cho cô hết sức bực mình, cô thường phàn nàn giống chi mà giống như in, khó mà biết được người nào anh người nào em. đôi lúc cô ngâm thơ.
Muốn chọn một người kết trăm năm
Phân biệt khác nhau, thật khó khăn
Trời sanh xuống thế, hai giọt nước
Biết chọn người nào, mãi băn khoăn
Để tìm hiểu người nào là anh người nào là em, một hôm Duyên bày ra một mẹo nhỏ mời hai anh em dùng bữa. Nhưng cô chỉ dọn một bát cháo với một đôi đũa, đứng sau khe vách Duyên nghe người tên Tân nói em ăn đi anh không đói, người tên Lang nói anh ăn đi lấy sức để học cũng gần đến ngày thi rồi đấy, hai anh em nhường qua nhường lại không ai chịu ăn bát cháo. Lúc nầy cô đã biết Tân là anh Lang là em. Cô thấy hai anh em không ai chịu ăn bằng bưng thêm một bát nữa. Từ đó cô thường gọi tên để tránh đi sự nhầm lẫn.
Ở đời sống gần nhau lâu ngày sanh tình cảm và Cô đã chọn Tân làm đối tượng để gần gũi Tân vốn rất thông minh và có tài làm thơ Tân cũng đã có cảm tình với Duyên.
Trời đã khuya nhưng Tân vẫn chăm chú học khi nhìn ra cửa sổ khung cảnh thật là yên tỉnh ánh trăng vằng vặc sáng linh linh Tân liền ngâm bài thơ.
Trăng tròn trăng sáng lung linh
Người tròn người cũng đẹp xinh lạ lùng
Trăng tròn hạ thấp xuống trần
Người tròn người cũng âm thầm nhả tơ
Làm cho người mãi ước mơ
Ngày đêm trông đợi bên kia con thuyền
Trăng tròn mười sáu trăng thề
Trăng soi đỉnh núi trăng đùa gió mây
Nhìn trăng lòng đã đắm say
Mơ con chim mộng về bay đầu giường
Khi đó Duyên chưa ngủ nghe Tân làm thơ hay quá, lời thơ có ý tỏ tình với mình, liền làm thơ đáp trả
Gió đưa mây, thời mây theo gió
Trăng đã tròn trăng sáng chờ duyên
Chờ người thi sĩ ngắm trăng
Cho mai với trúc chung nhau đường đời
Cần chi kẻ đợi người chờ
Thương nhau thời đến ngại gì mà lo
Lời thơ qua lại càng ngày càng khắn khít, đúng là đôi trai tài gái sắc hai người như nam châm luôn hút lấy nhau.
Đạo sĩ họ Lưu thấy mình tuổi cũng đã lớn, lại thấy Tân thông minh khác thường con đường tương lai rộng mở nên an lòng gả Duyên cho Tân.
Tân và Duyên nên nghĩa vợ chồng hai người thường quấn quít bên nhau không bao lâu Đạo Sĩ làm nhà cho vợ chồng Tân ở cách đó không xa chỉ độ vài trăm mét, còn Lang thời ở với thầy.
Nói về Đạo Sĩ họ Lưu thấy vợ chồng Tân thường quấn quít bên nhau thương yêu nhau hết mực thời cảm thấy hài lòng, nghĩ mình tuổi cũng đã xế chiều muốn đi đó đi đây luận bàn học đạo mở rộng kiến thức, bằng kêu hai vợ chồng Tân đến dạy bảo rằng hai con ở nhà chăm lo cho nhau Cha muốn đi vân du một chuyến có thể nói vài tháng đến vài năm Đạo Sĩ họ Lưu dặn dò xong thời lên đường vân du.
Nói về Tân từ ngày lấy vợ Tân tuy thương em nhưng không chăm sóc như trước nữa. Lang không biết vì sao trong lòng nổi lên bao nỗi buồn đôi lúc đầy chán nản.
Nói về Lang thấy thầy đi vân du không biết chừng nào trở về bằng qua nhà Tân chung sống với anh.
Một hôm Tân và Lang lên kinh đô xem rõ ngày ứng thí đến tối mịt mới về. Lang về trước còn Tân bận chút việc mới về sau. Lang vừa về tới nhà thời Duyên vợ Tân từ trong nhà chạy ra ôm chầm lấy Lang nói anh thay đồ đi cho em giặt. Thấy chị dâu nhầm lẫn bằng xô chị dâu ra nói chị nhầm rồi em là Lang không phải anh Tân. Đến lúc nầy Duyên vợ Tân mới phát hiện là không phải chồng mình cả hai người ngượng nghịu vô cùng xấu hổ.
Xui rủi làm sao lúc ấy thời Tân cũng đã về chứng kiến từ đầu đến cuối.
Từ đó Tân không còn chăm sóc đến Lang nữa và cố ý tránh né không muốn gặp mặt Lang. Lang biết anh mình buồn vì chuyện hôm rồi, để cho chị dâu phải lầm. Lang không muốn chuyện ấy xảy ra như thế nữa bằng bỏ nhà ra đi, để lại những dòng thơ.
Thương anh thương biết là bao
Nhưng vì giống quá chị dâu nhận lầm
Làm cho anh phải u buồn
Lòng em đau đớn vô cùng đớn đau
Thôi thì em phải ra đi
Để cho anh chị an vui cuộc đời
Chim trời các nước chim trời
Tìm Cha tìm Mẹ cõi bờ bên kia
Lang đi mãi đi mãi mấy ngày đường thời tới một con sông lớn nước chảy xiết không thể lội qua, xung quanh không có nhà dân, chỉ nghe tiếng sóng vỗ lao xao không ngừng. Lang ngồi cúi gục trên bờ tủi buồn số phận con người cô đơn. Lang ôm mặt khóc, khóc mãi, khóc mãi đến nỗi dân làng từ xa vẫn nghe. Sáng hôm sau Lang chỉ là một cái xác không hồn lần lần hóa đá.
Nói về Tân thấy Lang vắng bóng mấy ngày nay trong lòng cảm thấy bất an bằng vào phòng Lang nhìn thấy phong thơ để trên giường. Đọc xong bài thơ Tân nghĩ phận làm anh mà không lo cho em được để bao chuyện đáng tiếc xảy ra. Nỗi lòng ray rứt cuối cùng Tân nói với vợ em ở nhà tự lo cho bản thân, anh phải đi tìm Lang.
Thế là Tân rời khỏi nhà, để vợ ở lại một mình lên đường đi tìm Lang. Đi được mấy ngày thời đến một con sông lớn nước chảy xiết không có cách gì qua được. Tân bằng đi dọc theo bờ sông mục đích gặp người nào thời hỏi thăm có thấy người nào giống mình đi qua đây không. Tân mệt lã hai chân đã mỏi đến bên hòn đá ngồi đấy chờ có thuyền qua sông.
Trong lúc đang ngồi chờ thời gặp một người dân đi qua Tân hỏi thăm có người nào giống mình đi qua sông không?
Người dân trả lời cách đây mấy hôm có một người đến đây không biết có chuyện gì ngồi khóc, khóc mãi khóc mãi hóa thành tảng đá, tảng đá cạnh ông đang ngồi đấy. Tân nghe xong ôm mặt khóc ròng thì ra tản đá chính là em của mình.
Tân ôm tảng đá khóc mãi khóc mãi người nông dân bỏ đi không muốn nhìn cảnh ấy, Tân khóc mãi cho đến lúc tắt thở chết lúc nào mà Tân cũng không biết, chỉ còn con sóng nhấp nhô tiếng nước chảy cuồn cuộn dưới lòng sông.
Tân chết hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời bên cạnh tản đá.
Nói về vợ Tân ở nhà chờ mãi ngày qua tháng lại không thấy chồng về, nhớ chồng lại sống cô đơn. Vợ Tân quyết đi tìm chồng nên cũng bỏ nhà ra đi. Theo người ta chỉ Duyên đi mãi đi mãi cho đến một hôm trước mặt Duyên là con sông rộng lớn, Duyên vợ của Tân cũng mệt lã người. Duyên nhìn thấy một cây mọc thẳng lên trời bên cạnh tảng đá, cơ may gặp người dân đi tới Duyên mừng quá hỏi thăm có thấy người nào đi tìm em không? Người dân nói không biết vì sao cách đây không lâu có một người trai trẻ ôm tảng đá ngồi khóc khóc mãi rồi hóa thành cây mọc thẳng lên trời chính là cây kia nói xong người ấy bỏ đi.
Duyên nghe xong thời bật khóc chạy tới ôm cây không nhánh chỉ có lá như đuôi phụng mọc thẳng lên trời như tìm Cha tìm Mẹ họ của chàng là họ Cao họ của Trời, chàng đã dẫn em đi tìm Cha Trời Mẹ Trời. Duyên ôm cây có lá như đuôi phụng mọc thẳng lên trời khóc khô cả nước mắt, khóc cho đến kiệt sức rồi chết hóa thành loại cây dây bám vào ôm chặt lấy thân cây như không muốn tách rời.
Dân Làng ngậm ngùi bằng lập miếu để thờ giọi là Miếu Thảm Sầu tiếng đồn từ đó lan xa. Ai cũng muốn đến thắp nén hương. Miếu Thảm Sầu rất linh tiếng đồn xa hơn nữa.
Nói về Đạo Sĩ họ Lưu một thời gian vân du luận bàn học đạo trở về nhà vô cùng kinh ngạc vì không còn ai nhà cửa vắng tanh tụi nó đi đâu kìa. Đạo Sĩ bằng tìm tòi trong nhà chợt nhìn thấy bài thơ Lang ra đi để lại cho anh, bằng hình dung hiểu ra tất cả thì ra là thế chúng nó đã bỏ nhà ra đi. Đạo Sĩ nhờ mọi người tìm kiếm nhưng không thấy, chỉ nghe thấy tiếng đồn về Miếu Thảm Sầu bằng thưa lại với Đạo Sĩ.
Đạo Sĩ họ Lưu bằng lên đường tìm đến Miếu Thảm Sầu thấy một Tảng Đá, cạnh Tảng Đá có một cây không nhánh, lá như đuôi phụng mọc thẳng đứng lên trời Đạo Sĩ biết đó là con rể của mình. Ông nhìn cây dây bám chặt vào thân cây như muốn không rời nhau Đạo Sĩ không cầm được giọt nước mắt đúng là cặp đôi Chung Tình. Đạo Sĩ bằng kể lại tất cả cho người dân nghe về câu chuyện hai anh em họ Cao cùng con gái của ông. Dân làng nghe xong vô cùng cảm động bằng đổi tên Miếu Thảm Sầu thành Miếu Chung Tình ở gần ven sông.
Một năm sau trời hạng rất dữ, sông, suối, cạn kiệt cây cỏ đều cháy khô duy cây và dây quấn quít ôm chặt bám lấy nhau bên cạnh tản đá vẫn xanh mượt tình yêu thủy chung chiến thắng sự khắc nghiệt, dù cho hoàn cảnh nào. Mọi người đến dâng hương cho đây là điềm lạ.
Một hôm Hùng Vân Lang ngự giá đi ngang qua xứ đó nhìn thấy dân chúng khá đông vái lạy một cây không nhánh mọc thẳng lên trời xanh tốt thời lấy làm lạ trong khi trời nắng hạn chang chang cây cỏ bị cháy khô bằng nói với quan tướng đưa Trẩm đến đó xem. Đến nơi Vua nhìn thấy một ngôi Miếu hỏi dân thời được biết đây là Miếu Chung Tình. Vua nghe xong lấy làm kinh ngạc.
Lạc tướng bằng kêu một người dân đến hỏi dân kể cho Lạc Tướng cùng Vua Hùng nghe. Nghe xong Vua Hùng lấy làm cảm động. Vua Hùng liền bước đến Tảng Đá, nhìn cây mọc thẳng lên trời, vạch lá nhìn xem dây lạ khắp mọi chỗ đúng là dây lạ cây lạ nói với quan Lạc Tướng rằng Trẫm chưa nhìn thấy bao giờ. Khanh cho người trèo lên hái quả Vua cho bổ ra và ném thử thấy vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thời liền biến ra một vị là lạ ở đầu lưỡi vừa ngon vừa ngọt vừa thơm cay.
Vua lại lấy cả ba thứ nhai với nhau thật bất ngờ cảm thấy trong người nóng bừng lên, như có hơi men, môi đỏ tươi như máu, mọi người thấy thế đều kinh ngạc. Vua bảo đúng là họ rồi, anh em nhà họ Cao cùng với Trẫm có sự liên quan mật thiết. Với câu chuyện Thắm Tình anh em, trọn nghĩa vợ chồng, thật đáng để cho đời suy tôn học hỏi.
Từ đó Vua Hùng ra lệnh trồng ra cho nhiều trước là chữa được nhiều thứ bệnh, sau là nêu gương cho hậu thế, anh em thương yêu như thể tay chân. Cũng như nói lên tình yêu chung thủy. Từ đó Bách Việt Văn Lang đi vào cúng kiến nghi lễ phải có Trầu, Cau, Vôi. Nhất là tục lệ kết duyên cưới hỏi. Phải có đủ ba món Trầu, Cau, và Vôi. Nói lên tình yêu thủy chung gắn bó sống chết có nhau. Về sau có người trong lễ cưới hỏi chỉ dùng có Trầu, Cau không có Vôi. Vì người ta cho rằng bạc như Vôi. Làm cho mối tình Tân và Duyên đầy cảm động và cũng đầy nước mắt. Câu chuyện sự tích Trầu, Cau, đến đây là hết.
Ngày xưa ở xã Thọ Sơn
Ý Trời đã định nên câu tục truyền
Mở màn câu chuyện Cau Trầu
Nên duyên chồng vợ mặn nồng trăm năm
Đó là câu chuyện Họ Cao
Đi vào huyền sử biết bao đẹp lành
Thủy chung, chung thủy một lòng
Anh em trọn đạo nghĩa tình chung đôi
Trầu, Cau, cùng với Đá Vôi
Thuần phong mỹ tục đẹp đôi châu trần
Gương soi để lại cho đời
Bài học vô giá sáng ngời muôn thu
Ngày xửa ngày xưa ở vào thời Hạ Hùng Vương đời thứ nhất Hùng Vân Lang, ở Châu Huyện Phú Vang, Xã Thọ Sơn. Có hai anh em họ Cao sanh đôi cùng họ với các Vua Hùng. Một người tên Tân, một người tên Lang, không may cha mẹ chết sớm hai anh em tựa vào nhau mà sống, cũng vì cùng mang họ Trời cùng họ Vua Hùng, Vua Hùng cho người mời về ban cho vàng bạc giúp đở, hai anh em họ Cao từ đấy không còn khốn khổ cực nhọc chăm lo học hành.
Ở lối xóm dân làng thường nhầm lẫn không biết người nào là anh người nào là em vì giống nhau như hai giọt nước, điều làm cho dân làng kính mến là hai anh em họ Cao thương yêu nhau hết mực chia bùi sẻ ngọt làm gì cũng có nhau.
Cha Tân và Lang trước khi chết có gởi gắm cho một người bạn thân Đạo Sĩ họ Lưu.
Đạo sĩ Họ Lưu nhớ lời người bạn gởi gắm bằng tìm đến nhà hai anh em họ Cao, nhưng chỉ chấp nhận một Tân làm đệ tử, nhưng anh em Tân và Lang không muốn chia lìa nhau, nhưng lời dặn của Cha là phải theo thầy học Đạo. Nhưng Đạo Sĩ họ Lưu chỉ thu nhận có một người. Tân đành phải chia tay với em, nhưng Lang quyết không rời xa anh đòi đi theo cho bằng được. Đạo Sĩ họ Lưu thấy tình nghĩa anh em họ Cao như vậy không biết làm sao đành phải nhận luôn hai người.
Đạo Sĩ họ Lưu có một cô con gái khá xinh đẹp, nói về Đức Hạnh thời ít ai bằng, cùng lứa tuổi với hai anh em họ Cao.
Tân học đâu nhớ đó rất thông minh. Lang không thể nào bì kịp. Đạo Sĩ họ Lưu nhờ tu luyện nên con mắt khác thường nhìn thời biết người nào anh người nào em.
Con gái Đạo Sĩ tên Duyên không có con mắt tu luyện như Cha nên thường nhầm lẫn Tân và Lang điều nầy làm cho cô hết sức bực mình, cô thường phàn nàn giống chi mà giống như in, khó mà biết được người nào anh người nào em. đôi lúc cô ngâm thơ.
Muốn chọn một người kết trăm năm
Phân biệt khác nhau, thật khó khăn
Trời sanh xuống thế, hai giọt nước
Biết chọn người nào, mãi băn khoăn
Để tìm hiểu người nào là anh người nào là em, một hôm Duyên bày ra một mẹo nhỏ mời hai anh em dùng bữa. Nhưng cô chỉ dọn một bát cháo với một đôi đũa, đứng sau khe vách Duyên nghe người tên Tân nói em ăn đi anh không đói, người tên Lang nói anh ăn đi lấy sức để học cũng gần đến ngày thi rồi đấy, hai anh em nhường qua nhường lại không ai chịu ăn bát cháo. Lúc nầy cô đã biết Tân là anh Lang là em. Cô thấy hai anh em không ai chịu ăn bằng bưng thêm một bát nữa. Từ đó cô thường gọi tên để tránh đi sự nhầm lẫn.
Ở đời sống gần nhau lâu ngày sanh tình cảm và Cô đã chọn Tân làm đối tượng để gần gũi Tân vốn rất thông minh và có tài làm thơ Tân cũng đã có cảm tình với Duyên.
Trời đã khuya nhưng Tân vẫn chăm chú học khi nhìn ra cửa sổ khung cảnh thật là yên tỉnh ánh trăng vằng vặc sáng linh linh Tân liền ngâm bài thơ.
Trăng tròn trăng sáng lung linh
Người tròn người cũng đẹp xinh lạ lùng
Trăng tròn hạ thấp xuống trần
Người tròn người cũng âm thầm nhả tơ
Làm cho người mãi ước mơ
Ngày đêm trông đợi bên kia con thuyền
Trăng tròn mười sáu trăng thề
Trăng soi đỉnh núi trăng đùa gió mây
Nhìn trăng lòng đã đắm say
Mơ con chim mộng về bay đầu giường
Khi đó Duyên chưa ngủ nghe Tân làm thơ hay quá, lời thơ có ý tỏ tình với mình, liền làm thơ đáp trả
Gió đưa mây, thời mây theo gió
Trăng đã tròn trăng sáng chờ duyên
Chờ người thi sĩ ngắm trăng
Cho mai với trúc chung nhau đường đời
Cần chi kẻ đợi người chờ
Thương nhau thời đến ngại gì mà lo
Lời thơ qua lại càng ngày càng khắn khít, đúng là đôi trai tài gái sắc hai người như nam châm luôn hút lấy nhau.
Đạo sĩ họ Lưu thấy mình tuổi cũng đã lớn, lại thấy Tân thông minh khác thường con đường tương lai rộng mở nên an lòng gả Duyên cho Tân.
Tân và Duyên nên nghĩa vợ chồng hai người thường quấn quít bên nhau không bao lâu Đạo Sĩ làm nhà cho vợ chồng Tân ở cách đó không xa chỉ độ vài trăm mét, còn Lang thời ở với thầy.
Nói về Đạo Sĩ họ Lưu thấy vợ chồng Tân thường quấn quít bên nhau thương yêu nhau hết mực thời cảm thấy hài lòng, nghĩ mình tuổi cũng đã xế chiều muốn đi đó đi đây luận bàn học đạo mở rộng kiến thức, bằng kêu hai vợ chồng Tân đến dạy bảo rằng hai con ở nhà chăm lo cho nhau Cha muốn đi vân du một chuyến có thể nói vài tháng đến vài năm Đạo Sĩ họ Lưu dặn dò xong thời lên đường vân du.
Nói về Tân từ ngày lấy vợ Tân tuy thương em nhưng không chăm sóc như trước nữa. Lang không biết vì sao trong lòng nổi lên bao nỗi buồn đôi lúc đầy chán nản.
Nói về Lang thấy thầy đi vân du không biết chừng nào trở về bằng qua nhà Tân chung sống với anh.
Một hôm Tân và Lang lên kinh đô xem rõ ngày ứng thí đến tối mịt mới về. Lang về trước còn Tân bận chút việc mới về sau. Lang vừa về tới nhà thời Duyên vợ Tân từ trong nhà chạy ra ôm chầm lấy Lang nói anh thay đồ đi cho em giặt. Thấy chị dâu nhầm lẫn bằng xô chị dâu ra nói chị nhầm rồi em là Lang không phải anh Tân. Đến lúc nầy Duyên vợ Tân mới phát hiện là không phải chồng mình cả hai người ngượng nghịu vô cùng xấu hổ.
Xui rủi làm sao lúc ấy thời Tân cũng đã về chứng kiến từ đầu đến cuối.
Từ đó Tân không còn chăm sóc đến Lang nữa và cố ý tránh né không muốn gặp mặt Lang. Lang biết anh mình buồn vì chuyện hôm rồi, để cho chị dâu phải lầm. Lang không muốn chuyện ấy xảy ra như thế nữa bằng bỏ nhà ra đi, để lại những dòng thơ.
Thương anh thương biết là bao
Nhưng vì giống quá chị dâu nhận lầm
Làm cho anh phải u buồn
Lòng em đau đớn vô cùng đớn đau
Thôi thì em phải ra đi
Để cho anh chị an vui cuộc đời
Chim trời các nước chim trời
Tìm Cha tìm Mẹ cõi bờ bên kia
Lang đi mãi đi mãi mấy ngày đường thời tới một con sông lớn nước chảy xiết không thể lội qua, xung quanh không có nhà dân, chỉ nghe tiếng sóng vỗ lao xao không ngừng. Lang ngồi cúi gục trên bờ tủi buồn số phận con người cô đơn. Lang ôm mặt khóc, khóc mãi, khóc mãi đến nỗi dân làng từ xa vẫn nghe. Sáng hôm sau Lang chỉ là một cái xác không hồn lần lần hóa đá.
Nói về Tân thấy Lang vắng bóng mấy ngày nay trong lòng cảm thấy bất an bằng vào phòng Lang nhìn thấy phong thơ để trên giường. Đọc xong bài thơ Tân nghĩ phận làm anh mà không lo cho em được để bao chuyện đáng tiếc xảy ra. Nỗi lòng ray rứt cuối cùng Tân nói với vợ em ở nhà tự lo cho bản thân, anh phải đi tìm Lang.
Thế là Tân rời khỏi nhà, để vợ ở lại một mình lên đường đi tìm Lang. Đi được mấy ngày thời đến một con sông lớn nước chảy xiết không có cách gì qua được. Tân bằng đi dọc theo bờ sông mục đích gặp người nào thời hỏi thăm có thấy người nào giống mình đi qua đây không. Tân mệt lã hai chân đã mỏi đến bên hòn đá ngồi đấy chờ có thuyền qua sông.
Trong lúc đang ngồi chờ thời gặp một người dân đi qua Tân hỏi thăm có người nào giống mình đi qua sông không?
Người dân trả lời cách đây mấy hôm có một người đến đây không biết có chuyện gì ngồi khóc, khóc mãi khóc mãi hóa thành tảng đá, tảng đá cạnh ông đang ngồi đấy. Tân nghe xong ôm mặt khóc ròng thì ra tản đá chính là em của mình.
Tân ôm tảng đá khóc mãi khóc mãi người nông dân bỏ đi không muốn nhìn cảnh ấy, Tân khóc mãi cho đến lúc tắt thở chết lúc nào mà Tân cũng không biết, chỉ còn con sóng nhấp nhô tiếng nước chảy cuồn cuộn dưới lòng sông.
Tân chết hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời bên cạnh tản đá.
Nói về vợ Tân ở nhà chờ mãi ngày qua tháng lại không thấy chồng về, nhớ chồng lại sống cô đơn. Vợ Tân quyết đi tìm chồng nên cũng bỏ nhà ra đi. Theo người ta chỉ Duyên đi mãi đi mãi cho đến một hôm trước mặt Duyên là con sông rộng lớn, Duyên vợ của Tân cũng mệt lã người. Duyên nhìn thấy một cây mọc thẳng lên trời bên cạnh tảng đá, cơ may gặp người dân đi tới Duyên mừng quá hỏi thăm có thấy người nào đi tìm em không? Người dân nói không biết vì sao cách đây không lâu có một người trai trẻ ôm tảng đá ngồi khóc khóc mãi rồi hóa thành cây mọc thẳng lên trời chính là cây kia nói xong người ấy bỏ đi.
Duyên nghe xong thời bật khóc chạy tới ôm cây không nhánh chỉ có lá như đuôi phụng mọc thẳng lên trời như tìm Cha tìm Mẹ họ của chàng là họ Cao họ của Trời, chàng đã dẫn em đi tìm Cha Trời Mẹ Trời. Duyên ôm cây có lá như đuôi phụng mọc thẳng lên trời khóc khô cả nước mắt, khóc cho đến kiệt sức rồi chết hóa thành loại cây dây bám vào ôm chặt lấy thân cây như không muốn tách rời.
Dân Làng ngậm ngùi bằng lập miếu để thờ giọi là Miếu Thảm Sầu tiếng đồn từ đó lan xa. Ai cũng muốn đến thắp nén hương. Miếu Thảm Sầu rất linh tiếng đồn xa hơn nữa.
Nói về Đạo Sĩ họ Lưu một thời gian vân du luận bàn học đạo trở về nhà vô cùng kinh ngạc vì không còn ai nhà cửa vắng tanh tụi nó đi đâu kìa. Đạo Sĩ bằng tìm tòi trong nhà chợt nhìn thấy bài thơ Lang ra đi để lại cho anh, bằng hình dung hiểu ra tất cả thì ra là thế chúng nó đã bỏ nhà ra đi. Đạo Sĩ nhờ mọi người tìm kiếm nhưng không thấy, chỉ nghe thấy tiếng đồn về Miếu Thảm Sầu bằng thưa lại với Đạo Sĩ.
Đạo Sĩ họ Lưu bằng lên đường tìm đến Miếu Thảm Sầu thấy một Tảng Đá, cạnh Tảng Đá có một cây không nhánh, lá như đuôi phụng mọc thẳng đứng lên trời Đạo Sĩ biết đó là con rể của mình. Ông nhìn cây dây bám chặt vào thân cây như muốn không rời nhau Đạo Sĩ không cầm được giọt nước mắt đúng là cặp đôi Chung Tình. Đạo Sĩ bằng kể lại tất cả cho người dân nghe về câu chuyện hai anh em họ Cao cùng con gái của ông. Dân làng nghe xong vô cùng cảm động bằng đổi tên Miếu Thảm Sầu thành Miếu Chung Tình ở gần ven sông.
Một năm sau trời hạng rất dữ, sông, suối, cạn kiệt cây cỏ đều cháy khô duy cây và dây quấn quít ôm chặt bám lấy nhau bên cạnh tản đá vẫn xanh mượt tình yêu thủy chung chiến thắng sự khắc nghiệt, dù cho hoàn cảnh nào. Mọi người đến dâng hương cho đây là điềm lạ.
Một hôm Hùng Vân Lang ngự giá đi ngang qua xứ đó nhìn thấy dân chúng khá đông vái lạy một cây không nhánh mọc thẳng lên trời xanh tốt thời lấy làm lạ trong khi trời nắng hạn chang chang cây cỏ bị cháy khô bằng nói với quan tướng đưa Trẩm đến đó xem. Đến nơi Vua nhìn thấy một ngôi Miếu hỏi dân thời được biết đây là Miếu Chung Tình. Vua nghe xong lấy làm kinh ngạc.
Lạc tướng bằng kêu một người dân đến hỏi dân kể cho Lạc Tướng cùng Vua Hùng nghe. Nghe xong Vua Hùng lấy làm cảm động. Vua Hùng liền bước đến Tảng Đá, nhìn cây mọc thẳng lên trời, vạch lá nhìn xem dây lạ khắp mọi chỗ đúng là dây lạ cây lạ nói với quan Lạc Tướng rằng Trẫm chưa nhìn thấy bao giờ. Khanh cho người trèo lên hái quả Vua cho bổ ra và ném thử thấy vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thời liền biến ra một vị là lạ ở đầu lưỡi vừa ngon vừa ngọt vừa thơm cay.
Vua lại lấy cả ba thứ nhai với nhau thật bất ngờ cảm thấy trong người nóng bừng lên, như có hơi men, môi đỏ tươi như máu, mọi người thấy thế đều kinh ngạc. Vua bảo đúng là họ rồi, anh em nhà họ Cao cùng với Trẫm có sự liên quan mật thiết. Với câu chuyện Thắm Tình anh em, trọn nghĩa vợ chồng, thật đáng để cho đời suy tôn học hỏi.
Từ đó Vua Hùng ra lệnh trồng ra cho nhiều trước là chữa được nhiều thứ bệnh, sau là nêu gương cho hậu thế, anh em thương yêu như thể tay chân. Cũng như nói lên tình yêu chung thủy. Từ đó Bách Việt Văn Lang đi vào cúng kiến nghi lễ phải có Trầu, Cau, Vôi. Nhất là tục lệ kết duyên cưới hỏi. Phải có đủ ba món Trầu, Cau, và Vôi. Nói lên tình yêu thủy chung gắn bó sống chết có nhau. Về sau có người trong lễ cưới hỏi chỉ dùng có Trầu, Cau không có Vôi. Vì người ta cho rằng bạc như Vôi. Làm cho mối tình Tân và Duyên đầy cảm động và cũng đầy nước mắt. Câu chuyện sự tích Trầu, Cau, đến đây là hết.