Cửa sổ tâm hồn

forgetmenot

✩✩✩
“Cám ơn đã dành thời gian cho tôi”

Cũng một thời gian rồi Jack chưa gặp ông cụ ấy. Trường đại học, các cô gái, sự nghiệp và mưu sống mới là những gì Jack quan tâm.
Thực ra, Jack đã đi khắp đất nước trong hành trình rượt đuổi giấc mơ của mình. Cuộc sống xô bồ khiến Jack hầu như không có thời gian cho hoài niệm và cho gia đình. Anh làm việc vì tương lai của mình và không gì có thể ngăn cản được anh.
Tiếng mẹ nói trong điện thoại, “Ông Belser vừa qua đời đêm qua. Tang lễ được tổ chức vào Thứ Tư.”
Ký ức vụt qua trong Jack như một thước phim, anh ngồi yên lặng và nhớ lại những ngày thơ ấu.
“Jack, con có nghe mẹ nói không?”
“À, vâng, con xin lỗi mẹ. Lâu rồi con không còn nghĩ tới ông cụ nữa. Con xin lỗi, nhưng con cứ nghĩ là ông cụ đã qua đời từ lâu rồi”.
Mẹ Jack kể: “Vậy mà ông ấy chẳng bao giờ quên con. Lần nào mẹ gặp ông ấy cũng hỏi thăm về con đấy. Ông ấy hay nhớ lại những ngày con đứng bên kia hàng rào..."
“Con thích ngôi nhà cũ mà ông ấy ở”
“Con biết không Jack, ông Belser đã xuất hiện và trở thành người dạy dỗ con khi ba qua đời”
“Ông ấy đã dạy con nghề mộc.” Jack nói, “Nếu không có ông, con sẽ không theo nghiệp này. Con cũng được ông dạy những điều mà ông cho là quan trọng… Mẹ, con sẽ đến dự lễ tang”.
Vẫn tất bật như mọi ngày, Jack bắt chuyến bay sớm nhất trở về. Đó là một tang lễ nhỏ, đơn sơ. Ông Belser không có con, hầu hết các anh chị em họ cũng đều đã qua đời.
Vào đêm trước khi trở lại với công việc, Jack và mẹ ghé qua thăm lại ngôi nhà cũ ấy một lần nữa.
Jack đứng trên bậc cửa một hồi, cảm giác như thể mình đang bước vào một thế giới khác, vượt qua không quan và thời gian.
Ngôi nhà vẫn y nguyên như trong trí nhớ của Jack. Mỗi bức tranh, mỗi đồ vật… Bỗng dưng Jack đứng sững lại.
“Sao vậy Jack?”, mẹ hỏi.
“Chiếc hộp đã biến mất.”.
“Hộp nào?”.
“Có một chiếc hộp vàng nhỏ trên bàn. Chiếc hộp ấy bị khóa, trước đây đã rất nhiều lần con hỏi ông ấy có gì bên trong. Ông ấy chỉ trả lời rằng “Đó là thứ ông quý trọng nhất”.
Nó đã biến mất. Mọi thứ trong ngôi nhà vẫn y nguyên ngoại trừ chiếc hộp. Có lẽ ai đó trong nhà Belser đã đem nó đi.
“Từ giờ con sẽ không bao giờ biết được bên trong hộp là gì. Có lẽ con nên đi ngủ thôi. Mai con phải bay chuyến sớm để về nhà”.
Hai tuần trôi qua kể từ cái chết của ông Belser. Một hôm khi đi làm về Jack thấy có giấy nhắn trong hòm thư, viết: “Yêu cầu ký nhận gói hàng. Chúng tôi đến không thấy ai ở nhà. Hãy đến bưu điện trong vòng ba ngày tới”
Sớm hôm sau, Jack đến nhận gói hàng. Đó là một bưu kiện nhỏ cũ kỹ, chữ viết tay khó đọc, nhưng địa chỉ gửi trả làm Jack chú ý: “Ông Harold Belser...”
Jack đem chiếc hộp lên ô tô và mở ra xem. Bên trong chính là chiếc hộp bằng vàng và một bưu thư. Tay Jack run run khi đọc những dòng chữ.
“Khi tôi qua đời, hãy gửi chiếc hộp này và những thứ có bên trong cho Jack Bennett. Đó là thứ quý giá nhất trong đời tôi”.
Có một chiếc chìa khóa nhỏ dính trên bức thư. Tim Jack đập nhanh và mắt ướt lệ, anh cẩn thận mở khóa, thấy bên trong có một chiếc đồng hồ bỏ túi bằng vàng rất đẹp. Lướt những ngón tay trên chiếc vỏ bóng đẹp, Jack mở nắp đồng hồ. Trong đó khắc dòng chữ:
“Jack, Cảm ơn cậu đã dành thời gian cho tôi! - Harold Belser.”
“Điều ông ấy quý trọng nhất là … thời gian của mình” - Jack cầm chiếc đồng hồ một lúc. Rồi anh gọi đến văn phòng để hủy các cuộc hẹn trong hai ngày tới.
“Tại sao?”, Janet, trợ lý của Jack thắc mắc.
“Tôi cần dành thời gian cho con trai tôi” Anh nói. “À này, Janet. Cảm ơn cô đã dành thời gian cho tôi”.
Đặng Thục
Theo INP
(st)
 

forgetmenot

✩✩✩
Chắp cánh ước mơ​

Có một cậu bé lớn lên trong trại mồ côi luôn mơ ước được bay như chim trên trời. Cậu quả tình không hiểu tại sao những con vật ở Thảo cầm viên lại bay được. “ Tại sao mình không bay được nhỉ?”. Cậu tự hỏi: “Chẳng lẽ mình có gì đó bất thường chăng?”
Sống gần trại trẻ mồ côi có một chú bé bị liệt đôi chân. Ước muốn duy nhất của chú chỉ là được đi và chạy nhảy như bao bạn bè đồng trang lứa. Trong đầu chú luôn nặng trĩu câu hỏi: “Sao mình không giống như các bạn ấy nhỉ?”.
Một hôm, cậu bé mồ côi đến công viên chơi và tình cờ gặp chú bé tật nguyền đang ngồi nghịch cát. Cậu lân la đến gần làm quen và hỏi xem chú bé kia có khi nào mong muốn được bay lượn như chim không.
“Không!” - chú bé bị liệt trả lời - “Nhưng mình luôn muốn biết cảm giác đi và chạy giống như các bạn nó như thế nào”.
“Có gì vui đâu!” - cậu bé muốn bay như chim đáp. “À này, đằng ấy với mình kết bạn với nhau nhé, được không?”
“Được chứ, mình cũng thích thế”.
Thế rồi hai chú bé ngồi chơi với nhau hàng giờ liền, chúng nhìn nhau, nét mặt rạng ngời niềm vui.
Góc công viên chốc chốc lại rộ lên những tràng cười giòn tan. Cuộc vui dừng lại khi cha của chú bé bị liệt mang xe lăn đến đón con về. Cậu bé luôn ao ước bay được như chim chạy đến bên người cha và nhón chân lên thì thầm điều gì đó vào tai ông.
“Được đấy!” - người cha gật đầu.
Xong, cậu bé chạy về phía người bạn mới của mình và bảo: “Đằng ấy là người bạn duy nhất của mình. Ước gì mình có thể làm gì đó để giúp đằng ấy đi và chạy được như mình. Tuy nhiên, mình nghĩ điều này thì mình có thể làm được”.
Dứt lời, cậu xoay người lại và bảo bạn trèo lên lưng mình. Và rồi cậu chạy trên bãi cỏ công viên. Những bước chân ban đầu còn ngắn ngủi, chệnh choạng, về sau mỗi lúc một nhanh thoăn thoắt. Trên lưng, người bạn tật nguyền ôm ghì lấy cổ cậu. Như được tiếp thêm sức mạnh, đôi chân cậu lướt chạy bừng bừng, cho tới lúc gió tạt mạnh vào mặt hai đứa trẻ.
Người cha đứng lặng nhìn theo cả hai, mắt rưng rưng. Đứa con không đi được của ông đang giang rộng đôi cánh tay, vùng vẫy trong gió, và luôn miệng thét to: “Con đang bay, bố ơi. Con đang bay!”.
(st)
 
Chắp cánh ước mơ​


Có một cậu bé lớn lên trong trại mồ côi luôn mơ ước được bay như chim trên trời. Cậu quả tình không hiểu tại sao những con vật ở Thảo cầm viên lại bay được. “ Tại sao mình không bay được nhỉ?”. Cậu tự hỏi: “Chẳng lẽ mình có gì đó bất thường chăng?”
Sống gần trại trẻ mồ côi có một chú bé bị liệt đôi chân. Ước muốn duy nhất của chú chỉ là được đi và chạy nhảy như bao bạn bè đồng trang lứa. Trong đầu chú luôn nặng trĩu câu hỏi: “Sao mình không giống như các bạn ấy nhỉ?”.
Một hôm, cậu bé mồ côi đến công viên chơi và tình cờ gặp chú bé tật nguyền đang ngồi nghịch cát. Cậu lân la đến gần làm quen và hỏi xem chú bé kia có khi nào mong muốn được bay lượn như chim không.
“Không!” - chú bé bị liệt trả lời - “Nhưng mình luôn muốn biết cảm giác đi và chạy giống như các bạn nó như thế nào”.
“Có gì vui đâu!” - cậu bé muốn bay như chim đáp. “À này, đằng ấy với mình kết bạn với nhau nhé, được không?”
“Được chứ, mình cũng thích thế”.
Thế rồi hai chú bé ngồi chơi với nhau hàng giờ liền, chúng nhìn nhau, nét mặt rạng ngời niềm vui.
Góc công viên chốc chốc lại rộ lên những tràng cười giòn tan. Cuộc vui dừng lại khi cha của chú bé bị liệt mang xe lăn đến đón con về. Cậu bé luôn ao ước bay được như chim chạy đến bên người cha và nhón chân lên thì thầm điều gì đó vào tai ông.
“Được đấy!” - người cha gật đầu.
Xong, cậu bé chạy về phía người bạn mới của mình và bảo: “Đằng ấy là người bạn duy nhất của mình. Ước gì mình có thể làm gì đó để giúp đằng ấy đi và chạy được như mình. Tuy nhiên, mình nghĩ điều này thì mình có thể làm được”.
Dứt lời, cậu xoay người lại và bảo bạn trèo lên lưng mình. Và rồi cậu chạy trên bãi cỏ công viên. Những bước chân ban đầu còn ngắn ngủi, chệnh choạng, về sau mỗi lúc một nhanh thoăn thoắt. Trên lưng, người bạn tật nguyền ôm ghì lấy cổ cậu. Như được tiếp thêm sức mạnh, đôi chân cậu lướt chạy bừng bừng, cho tới lúc gió tạt mạnh vào mặt hai đứa trẻ.
Người cha đứng lặng nhìn theo cả hai, mắt rưng rưng. Đứa con không đi được của ông đang giang rộng đôi cánh tay, vùng vẫy trong gió, và luôn miệng thét to: “Con đang bay, bố ơi. Con đang bay!”.
(st)
thật là cảm động! một tình bạn đẹp, một gam màu đẹp hiện diện giữa cuộc đời này
 

forgetmenot

✩✩✩
Bài ngữ pháp cho bạn trẻ

Hãy sống ở thể chủ động, tránh xa thể thụ động. Nghĩ nhiều đến những gì mà bạn có khả năng làm được hơn là những gì có thể xảy đến cho bạn.

Hãy sống ở cách khách quan. Hãy quan tâm đến thực tế cuộc sống đúng với những gì đang thật sự diễn ra, hơn là mong muốn chuyện đời sẽ xảy ra như bạn mơ ước.

Hãy sống ở thì hiện tại, can đảm trực diện đối đầu với công việc ngày hôm nay. Không luyến tiếc quá khứ, cũng đừng lo lắng vớ vẩn đến tương lai.

Hãy sống ở ngôi thứ nhất, nghiêm khắc tự kiểm điểm mình hơn là đi bới móc những sai sót, lỗi lầm của thiên hạ.

Hãy sống ở số ít, lắng nghe lời phê bình xuất phát từ lương tâm mình hơn là thích thú với những lời tán thưởng của đám đông.

Và nếu như phải chọn một động từ thì hãy chọn lấy động từ yêu thương.

Yesterday is History, Tomorrow is Mystery, Today is a gift, That's why it's called Present.
(Hôm qua là Lịch sử, Ngày mai là bí ẩn, Hôm nay là một món quà, Đó là lý do tại sao nó được gọi là Hiện tại.)
 
Câu chuyện của bác sĩ Michael J.Collins (Trích Đèn nóng thép lạnh)

"Vậy sao anh không thôi hành động như thể anh là nạn nhân? Hãy dẹp lòng cao ngạo của mình và hãy bắt đầu hành động như một bác sĩ, không phải như một quan tòa".

Matt Wilk

TTO - Một bác sĩ trẻ học được rằng phần quan trọng nhất trong công việc xảy ra bên ngoài phòng mổ. Là bác sĩ phẫu thuật nối chi, không phải lúc nào tôi cũng tinh tế và giỏi ăn nói. Tôi có thể dùng đôi tay để giúp bệnh nhân nhưng chuyện ăn nói thì chịu.

Có lẽ do trong quá trình được đào tạo, chúng tôi không học về cảm xúc. Chúng tôi tập trung vào thao tác và hành động. Suốt 4 năm nội trú ở trung tâm Mayo tại Rochester, Minnesota, dao mổ được coi như là biểu tượng của phòng phẫu thuật mà chúng tôi gọi là "đèn nóng và thép lạnh". Chúng tôi thay khớp gối, xếp xương, nối chi.

...Jason Withers là một thợ mộc 36 tuổi, bị lưỡi cưa cắt mất 4 ngón tay phải. Anh là bệnh nhân đầu tiên của tôi trong năm nội trú thứ hai. "Xin bác sĩ giúp tôi - anh nài nỉ tôi trong phòng cấp cứu - Tôi phải làm việc". Giống tôi, anh có vợ và con nhỏ. Giống tôi, anh làm việc với đôi bàn tay. "Bác sĩ có làm được gì không? - anh hỏi tôi nước mắt ràn rụa - Bác sĩ có gắn ngón tay lại được cho tôi không?".

Đồng nghiệp của anh đã nhặt những ngón tay và để trong bao nước đá. Vết thương khá phẳng. Tất cả các ngón tay có vẻ tốt ngoại trừ ngón trỏ, hầu hết da và mô đều bị rách. Tuy nhiên, như là một mệnh lệnh: phải cố nối lại cả bốn ngón tay.

Tôi chích thuốc giảm đau cho Jason, làm vệ sinh vết thương và bắt đầu cho kháng sinh. Sau đó tôi đưa anh đi chụp X - quang. "Anh không hút thuốc chứ?" - tôi hỏi.

"Có", anh bảo anh hút khoảng 1 gói rưỡi một ngày.

Vậy là căng rồi đây. Bác sĩ Matt Wilk, cây đại thụ của khoa nối chi của Trung tâm Mayo, cực ghét làm phẫu thuật nối chi cho bệnh nhân hút thuốc. Tỉ lệ thất bại của các bệnh nhân này cao hơn của bệnh nhân không hút thuốc. "Thật là buồn khi chúng ta thức cả đêm để nối chi cho anh chàng nào đó để rồi anh ta làm hỏng hết khi hút thuốc" - Matt thường lặp đi lặp lại không chỉ 1 lần.

Tôi thương cảm cho Jason biết bao. Tôi quyết định phải có lòng tin vào bệnh nhân. Tôi bảo anh: "Anh phải bỏ hút thuốc. Trước hết, hút thuốc là điều tệ nhất mà người ta có thể làm với bản thân mình. Thứ hai, nó làm nghẽn các mạch máu. Giả sử chúng tôi phẫu thuật nối các ngón tay cho anh thành công và làm máu lưu thông tốt qua các chỗ nối thì công sức của chúng tôi sẽ đổ sông đổ biển ngay lập tức nếu anh hút chỉ một điếu thuốc. Các mạch máu sẽ co thắt và các ngón tay sẽ chết".

Ngồi trong phòng cấp cứu, nhìn tôi, Jason móc túi lấy ra 1 gói thuốc, anh ném lên sàn. "Bác sĩ, nếu các anh nối ngón tay lại giúp tôi, tôi sẽ không bao giờ hút thuốc nữa". Tôi đã tin anh.

Như tất cả các ca nối ngón đứt lìa, buổi phẫu thuật kéo dài... vô tận. Hai thầy trò chúng tôi, với những dụng cụ vi phẫu, miệt mài qua kính hiển vi hàng 6 giờ. Ngón trỏ của Jason tổn thương quá nhiều không thể nối, còn các ngón khác đều cứu được, các mạch máu các dây thần kinh được nối liền, các gân và dây chằng được phục hồi. Hai ngày sau các ngón tay vẫn còn không cảm giác, bầm và tối màu. Hai lần/ngày tôi đến thay băng và kiểm tra vết mổ.

Vào ngày thứ tư, các ngón tay trông hồng hào ra. Ngày thứ năm thì có vẻ các ngón tay đã phục hồi tốt. Mười ngày sau khi phẫu thuật, Jason về nhà.

Ngày hôm sau, tôi nhận được cuộc gọi hốt hoảng của vợ anh. "Có gì xảy ra. Các ngón tay trông thật thảm hại. Xin bác sĩ kiểm tra". Tôi nói cô đưa Jason đến phòng cấp cứu ngay. Vợ Jason nói đúng. Các ngón tay lạnh băng và đen. Tôi thấy mệt mỏi vô cùng: "Jason, tôi thật rất tiếc!"

Anh ta không trả lời chỉ cúi gằm. Môi anh mím chặt. Tôi thoáng nghĩ: "Không thể thế được. Anh ta không thể ngốc nghếch như vậy!" - "Jason - tôi gần như thầm thì - anh không hút thuốc lại chứ?".
Anh ta không trả lời.

Tôi lắc đầu. Chúng tôi đều hiểu chuyện gì đã xảy ra. Càng nghĩ, nỗi thất vọng càng biến thành cơn giận. Sao anh ta ngốc nghếch vậy. Có phải tôi đã hơn 50 lần khuyến cáo anh về tác hại. Hàng giờ miệt mài của chúng tôi và hàng chục ngàn đôla chi phí đã bỏ ra cho ca mổ.

Chúng tôi đưa Jason trở lại phòng mổ và những gì làm được là cắt hết tế bào chết, chỉ chừa lại phần tay cụt. Bác sĩ Wilk không nói gì nhiều. Tôi chờ đợi cơn giận của ông giáng xuống. Tôi vẫn điều trị cho Jason, nhưng lòng tôi phẫn nộ và tôi thay băng cho anh với tất cả sự lạnh lùng. Thái độ của tôi muốn nói rằng tôi đã vì anh và anh phản bội lòng tin của tôi.

Cuối cùng, bác sĩ Wilk gọi tôi ra riêng.

"Mike - ông hỏi - Anh có bao nhiêu ngón tay trên bàn tay phải?"

Bối rối, tôi trả lời "năm"

"Bao nhiêu ngón tay trên bàn tay phải của Jason?"

"Chỉ ngón cái"

"Vậy sao anh không thôi hành động như thể anh là nạn nhân? Hãy dẹp lòng cao ngạo của mình và hãy bắt đầu hành động như một bác sĩ, không phải như một quan tòa. Ừ, anh ta đã làm việc ngu xuẩn. Nhưng có phải chúng ta chỉ có trách nhiệm đối với những bệnh nhân sáng suốt thôi không? Đừng làm khó anh ta nữa. Anh ta phải sống với niềm đau này suốt đời rồi. Anh ta chịu đủ đau đớn rồi".

Tôi sững sờ, hoang mang. Phải mất một lúc lâu để tôi hiểu được rằng bác sĩ Wilk muốn nói rằng con người cần sự giúp đỡ của nhau chứ không phải sự phán xét.

Hôm sau, khi gặp Jason, tôi xin lỗi anh vì đã không biết cảm thông. Lúc đầu anh không trả lời. Sau một lúc, anh nói: "Tôi biết sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa lúc này. Tôi biết tôi sẽ tàn tật cả đời". Anh bặm môi, tia mắt cương nghị: "Tôi bỏ hút thuốc vĩnh viễn".

Chúng tôi bắt đầu vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Quá trễ để lấy lại bàn tay cho anh, nhưng chúng tôi vẫn có thể giúp anh làm lại cuộc đời.

"Jason - tôi nói - Đó là một bước khởi đầu tốt". Tôi tự hỏi trong tất cả những sự thật tôi đã học trong nghề của mình, có phải đây là một bài học dễ bị lãng quên.

LẠI TÚ QUỲNH (dịch từ ReadersDigest)
(st)
 

forgetmenot

✩✩✩
Một cậu bé da đen sạm gầy trơ xương, quần áo tả tơi đuổi theo chiếc xe tải to lớn chở đầy quà cứu trợ. Mọi người không khỏi xúc động, chuẩn bị phát quà thì bị ngăn cản.

Bài học về sự cho đi rút ra sau chuyến từ thiện
” Khi thấy mọi người quay vào xe lấy quà để tặng cho một em bé da đen đói rách đang đuổi theo xe, một tình nguyện viên trong đoàn bất ngờ quát lớn: “Các anh định làm gì vậy? Bỏ xuống!”
Mọi người không khỏi bất ngờ trước hành động kì quặc của chàng trai tình nguyện viên người Mỹ. “Chúng ta đến đây để giúp mọi người kia mà?” Họ nghĩ thầm.
Tình nguyện viên người Mỹ quay nói tiếp với cậu bé da đen:“Chào em, tụi anh đã đi rất xa để đến đây. Trên xe có rất nhiều thứ, em có thể giúp anh chuyển chúng xuống không? Tụi anh sẽ trả công cho em”.
Trong khi đứa trẻ còn đang lưỡng lự, thì các cậu bé khác đã chạy tới trước chiếc xe. tình nguyện viên người Mỹ cũng đề nghị giống như vậy với chúng.
Một đứa trong nhóm xung phong khuân thùng bánh bích quy xuống xe.
“Rất cám ơn em đã giúp anh, đây là phần thưởng cho em – một thùng bánh bích quy và một cái chăn bông được trao cho cậu bé – Không còn ai sẵn lòng giúp đỡ bọn anh nữa sao?”
Những đứa trẻ lập tức trèo lên xe và trong tích tắc hàng hóa đã nằm ngay ngắn dưới mặt đất. Các tình nguyện viên nhanh chóng trao cho mỗi em một phần quà cứu trợ.
Một đứa trẻ đến muộn vô cùng thất vọng khi nhìn thấy cái thùng xe tải trống rỗng. Em không biết mình phải làm gì để được nhận quà.
“Hãy nhìn xem, mọi người đang rất mệt mỏi. Thật tuyệt vời nếu em có thể tặng mọi người một bài hát.” Tình nguyện viên người Mỹ gợi ý.
“Cám ơn em, bài hát thật tuyệt!” Chàng trai vừa nói vừa trao cho cậu bé một phần quà.
Trước các hành động của tình nguyện viên Mỹ, nhóm chúng tôi không khỏi trầm tư, suy nghĩ…
Đêm đó, các tình nguyện viên đã có dịp trò chuyện cùng nhau. Anh bạn người Mỹ nói:
“Thật xin lỗi vì thái độ của tôi ban sáng, tôi không nên lớn tiếng như thế”.
Nhưng các bạn biết không: nghèo không phải là cái tội, nhưng nếu những đứa trẻ ấy nhận được sự
giúp đỡ của mọi người một cách quá dễ dàng, rất có thể chúng sẽ hình thành lối nghĩ: dùng sự nghèo đói của mình để mưu sinh, chứ không cố gắng phấn đấu để vươn lên.
Lúc ấy, chúng sẽ càng nghèo khổ hơn. Đó không phải là lỗi do chúng ta gây ra hay sao?”
Đừng cho đi một cách quá dễ dãi!
Câu chuyện trên gợi nhắc cho nhiều người về triết lý viên kẹo: Mỗi ngày bạn đều cho một đứa trẻ ăn kẹo. Bạn làm điều ấy rất thường xuyên và vui vẻ. Đứa trẻ ấy cũng có vẻ rất yêu bạn. Mỗi ngày thấy bạn, nó đều cười tươi và chạy đến nhận kẹo.
Nhưng rồi một ngày, bạn xoa đầu nó và bảo: “Hết kẹo rồi”. Bỗng dưng bạn thấy nó rất khác. Nó gào ầm lên rằng bạn keo kiệt, bạn xấu xa. Hoặc nó đi khắp nơi để nói xấu bạn.
Triết lý viên kẹo có nghĩa là khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm.
Và khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn.
Với nhiều người, cho dù bạn có cho họ kẹo mỗi ngày, thì họ cũng chỉ nhớ mỗi một ngày mà bạn đã không cho.

26_vafp.jpg


“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”. (Ảnh minh họa)

Giống như câu chuyện kể về chuyến
từ thiện ở trên, dường như những đứa trẻ nghèo khổ ở vùng đất ấy đã quen với việc được mọi người giúp đỡ bằng cách phân phát thức ăn, nhu cầu yếu phẩm hay tiền bạc mỗi khi đến đây.
Cho nên chúng ngang nhiên đứng trên đường chờ những chuyến xe thiện nguyện đến phát quà và đuổi theo để nhận quà vì biết chắc rằng, chỉ cần có xe cứu trợ đến chúng sẽ có những thứ mình cần.
Điều này vô hình trung khiến cho những đứa trẻ hình thành thói quen ỷ lại, trông chờ vào sự
giúp đỡ của người khác.
Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ con, bởi chúng là những trang giấy trắng với nhận thức còn non nớt, người ta vẽ lên những trang giấy ấy màu sắc gì, chúng sẽ mang những điều học được ấy đi theo suốt cuộc đời.
Chính vì vậy mà tình nguyện viên người Mỹ đã yêu cầu những đứa trẻ da đen khuân hàng hóa, hay hát một bài để nhận được thù lao là những phần quà cứu trợ chứ kiên quyết không cho không chúng.
Bởi anh không muốn những đứa trẻ ấy nhận được sự
giúp đỡ của mọi người một cách quá dễ dàng, rất có thể chúng sẽ hình thành lối nghĩ: dùng sự nghèo đói của mình để mưu sinh, chứ không cố gắng phấn đấu để vươn lên...

Theo phunugiadinh/Thế giới trẻ
 

minhthienbtv

Moderator

Với nhiều người, cho dù bạn có cho họ kẹo mỗi ngày, thì họ cũng chỉ nhớ mỗi một ngày mà bạn đã không cho.
Theo phunugiadinh/Thế giới trẻ

Rút kết được rằng ở một số môi trường, hoàn cảnh thì có thể người ta sẽ không nhớ bạn tốt như thế nào, giỏi như thế nào, người ta sẽ chỉ nhớ những lần sai, lần xấu, những lần lỡ lầm của bạn mà thôi.
Vậy nên muốn nhiều người nhớ đến hay biết đến thì làm nhiều trò xấu lên :troll:
đùa thôi nhé :v
 

forgetmenot

✩✩✩
Chuyện về cậu bé nhặt sao biển

Một người đàn ông đang đi dạo trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Bãi biển rất đông người, nhưng ông chỉ chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó và ném xuống biển. Khi đến gần, ông phát hiện, cậu bé đang nhặt những con sao biển bị cuốn lên bờ và lần lượt ném trở về phía biển.
Vì cảm thấy thắc mắc về hành động của cậu bé, ông tiến đến và hỏi:
“Chào cháu, chú thắc mắc không biết cháu đang làm gì?”.
“Cháu đang đưa những con sao biển này trở về với đại dương. Chú có thấy không, bây giờ thủy triều đang xuống và tất cả những con sao biển này đã bị xô dạt lên bờ. Nếu như cháu không đưa chúng trở về biển thì chúng sẽ chết ngay ở đây vì thiếu ôxy”.
“Chú hiểu rồi. Nhưng có hàng ngàn con sao biển ở trên bãi biển này và còn nhiều bờ biển khác, làm sao cháu có thể nhặt hết được, điều đó thật thiếu thực tế?”
Nghe người đàn ông nói vậy, cậu bé mỉm cười rồi cúi xuống nhặt con sao biển khác, ném trở lại biển và quay lại nhìn người đàn ông:
“Nhưng cháu có thể giúp được con sao biển này”
Có lẽ, trên đời này có rất nhiều chuyện thiếu thực tế hoặc dù cho bạn có thể đối mặt với nhiều thử thách, thất bại, hoặc việc bạn muốn làm thực sự “vô vọng” nhưng mọi thứ sẽ thay đổi, nếu bạn vẫn cố gắng từng chút một.
(st)
 
Cửa sổ

Trên chiếc giường ở sát khung cửa sổ duy nhất của căn phòng, người bệnh nằm đó được phép ngồi dậy 1 giờ đồng hồ mỗi ngày. Người bệnh thứ hai, trên một chiếc giường gần đó, phải nằm hoàn toàn. Họ rất thường nói chuyện với nhau. Họ nói về vợ con, về gia đình, về tổ ấm, về nghề nghiệp và những khó khăn của mình...
Mỗi buổi chiều, khi người đàn ông ở chiếc giường gần cửa sổ được phép ngồi dậy, anh ấy ngồi đó, hướng ra ngoài cửa sổ và tả cho người bạn cùng phòng của mình cảnh tượng diễn ra bên ngoài.

Đó cũng là khoảng thời gian hạnh phúc mà người đàn ông ở chiếc giường bên kia được hưởng, thế giới được mở ra sống động với anh ấy, qua những hoạt động, màu sắc mà anh được nghe tả lại. Ô cửa sổ nhìn ra một công viên bên một dòng sông thơ mộng. Những con vịt, những con thiên nga nhẹ nhàng di chuyển trên mặt nước trong khi trẻ con chơi đùa trên những chiếc thuyền đủ hình dạng, màu sắc từng cặp tình nhân tay trong tay dạo bước giữa những bồn hoa đủ loại đủ màu ở đằng xa hơn nữa, người ta có thể nhìn thấy cả đường chân trời rực hồng trước hoàng hôn...
Khi người ngồi diễn tả không sót một chi tiết những gì anh ta có thể nhìn thấy thì người nằm nhắm mắt lại và tưởng tượng.
Ngày lại ngày qua đi. Một buổi sáng, y tá mang nước rửa mặt đến cho họ nhưng phát hiện ra rằng người đàn ông trên chiếc giường gần cửa sổ đã chết. Anh ấy đã ra đi một cách nhẹ nhàng trong giấc ngủ của mình.
Cô đã vô cùng đau buồn, gọi nhân viên bệnh viện đến mang xác anh ấy đi. Một không khí nặng nề bao trùm căn phòng. Sau đó, người đàn ông vẫn phải nằm trên giường ngỏ ý muốn được lại gần cửa sổ. Y tá nhiệt tình kéo chiếc giường của anh sát lại chiếc giường bên cửa sổ. Sau khi chắc chắn anh đã được an toàn, cô để anh lại một mình.
Chậm chạm, khó khăn, anh tự mình di chuyển bằng khuỷu tay đến sát bên cửa sổ, nhướn người để nhìn ra bên ngoài. Nhưng, thật bất ngờ, tất cả những gì mà anh có thể nhìn được qua ô cửa sổ chỉ là một bức tường trống trơn!
Khi y tá quay lại, anh hỏi thăm cô về người bạn bệnh nhân cùng phòng, người mà vẫn hằng ngày mở ra một thế giới tươi đẹp và nên thơ cho anh ta qua những miêu tả của mình về cảnh quan bên ngoài ô cửa sổ.
Cô y tá cho biết, người đàn ông đó bị mù. Anh đã lặng đi, trong sự xúc động khôn tả.

Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ.
(st)
 

forgetmenot

✩✩✩
Hai thiên thần

Hai thiên thần đi chu du duới hình dạng của những người nghèo khó dừng chân ở một ngôi nhà khá giả.

Hai thiên thần xin gia đình kia cho ở lại nhờ qua đêm nhưng gia đình đó rất khiếm nhã, tỏ vẻ khó chịu và bảo hai thiên thần vào nhà kho mà ở. Khi hai thiên thần dọn dẹp chỗ ngủ trên sàn lạnh, thiên thần lớn tuổi hơn trông thấy một cái lỗ trên sàn nhà và ra tay sửa lại nó. Thiên thần nhỏ hơn hỏi tại sao, thiên thần lớn trả lời: “Mọi việc không phải luôn luôn như chúng ta thấy!”

Đêm hôm sau, hai thiên thần dừng chân ở một gia đình nghèo và lại xin ở nhờ qua đêm. Hai vợ chồng bác nông dân túng thiếu về tài sản nhưng có thừa lòng hiếu khách nên đã mời hai thiên thần bữa ăn đạm bạc và mời họ ngủ trên giường.

Sáng sớm hôm sau, hai thiên thần thấy hai vợ chồng bác nông dân buồn rười rượi. Con bò duy nhất cung cấp sữa cho gia đình họ đã chết. Thiên thần nhỏ tuổi hết sức sửng sốt về việc đó và kết tội : "Gia đình thứ nhất rất giàu có, xấu bụng thì người lại giúp họ. Gia đình này nghèo khó nhưng hiếu khách thì ngài lại bắt con bò của họ phải chết".

"Mọi việc không phải luôn như chúng ta thấy" - Thiên thần lớn chỉ nói vậy.

Khi hai thiên thần lại tiếp tục lên đuờng, thiên thần lớn mới nói : "Khi chúng ta ở trong nhà kho của gia đình giàu có, ta để ý thấy có một kho vàng dưới cái lỗ ở nền nhà kho, nhưng chủ nhà lại thô lỗ và keo kiệt nên ta hàn cái lỗ đó lại, họ sẽ không bao giờ thấy đuợc vàng. Còn tối qua khi chúng ta đang ngủ trên giường nhà bác nông dân nghèo, thần chết đã tới và nói phải đem vợ bác nông dân đi. Ta đã đưa con bò của nhà bác nông dân ra thay thế, và may mắn là thần chết đã chấp nhận con bò. Mọi thứ không phải luôn như chúng ta thấy !"

Thế đấy, mọi chuyện nếu như nghe bằng tai và thấy bằng mắt chưa hẳn đã là sự thật. Hãy lắng nghe và nhìn bằng trái tim và lý trí, như thế mới rõ được sự thật là thế nào.
(st)
 

KiM__

✩✩✩
Thanks 4get đã chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa và nhân văn về cuộc sống :yy36: :yy20:
 

forgetmenot

✩✩✩
Một chút trong cuộc đời​

Một chút những viên đá nhỏ có thể tạo thành một ngọn núi lớn.

Một chút những bước chân có thể đạt đến ngàn dặm.

Một chút hành động của tình yêu thương và lòng khoan dung cho thế giới những nụ cười tươi tắn nhất.

Một chút lời an ủi có thể làm dịu bớt những đau đớn to tát.

Một chút ôm siết ân cần có thể làm khô đi những giọt nước mắt.

Một chút ánh sáng từ những ngọn nến có thể làm cho đêm không còn tối nữa.

Một chút ký ức, kỷ niệm có thể hữu ích cho nhiều nǎm sau.

Một chút những giấc mơ có thể dẫn đường cho những công việc vĩ đại.

Một chút khát vọng chiến thắng có thể mang đến thành công.

Đó là những cái "một chút" nhỏ bé có thể mang đến niềm vui hạnh phúc lớn nhất cho cuộc sống của chúng ta.

Và bây giờ chúng mình sẽ cùng gặp những ai đã trao tặng cho chúng mình những cái một chút trong cuộc đời để nói với họ rằng: "Cảm ơn bạn vì tất cả những một chút mà bạn đã giúp đỡ cho tôi".
(st)
 

ATM

✩✩✩✩
Tiếng nói của cuộc sống

Xin chào! Tôi là cuộc sống đây. Hôm nay tôi sẽ cố giải quyết một số vấn đề bạn đang gặp phải để bạn đừng than trách tôi nữa…

Nếu bạn bị tắc đường và kẹt xe, đừng thất vọng. Còn rất nhiều người trên thế giới này, mà đối với họ, lái xe là một niềm mơ ước không thể thực hiện .

Nếu bạn cảm thấy học hành thật chán ngán. Hãy nghĩ đến những người cả đời không được đi học.

Nếu bạn thất vọng vì một chuyện tình cảm đang đến hồi tan vỡ. Hãy nghĩ đến những người chưa bao giờ biết yêu thương và được yêu thương là như thế nào.

Nếu bạn buồn vì một cuối tuần nữa lại sắp trôi qua. Hãy nghĩ đến những người phụ nữ ở môi trường làm việc khắc nghiệt, phải làm việc 12 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần để nuôi con.

Nếu bạn cảm thấy mất mát và tự hỏi mình cuộc sống là gì và có mục đích gì? Hãy nghĩ đến những người bệnh tật, biết trước mình không còn sống được bao lâu nữa, và không còn cơ hội để tự hỏi mình nữa.

Nếu bạn cảm thấy khủng khiếp khi là nạn nhân của những trò đùa ác ý, những sự nhỏ mọn… của người khác. Hãy nhớ: Thế vẫn chưa là gì đâu, vì tồi tệ hơn nữa là khi bạn có thể là chính những người đó!

Và nếu như bạn trông chờ vào một cuộc sống luôn thuận buồm xuôi gió, không còn lo âu phiền muộn thì bạn thật sự đang quá mơ mộng rồi đó. Bởi một lẽ đơn giản, những điều đó là một phần của cuộc sống, và ở một góc độ nhất định, chúng đã góp phần tạo nên cuộc sống của chúng ta.

Hãy biết cách để tích cực hóa những vấn đề tiêu cực, bạn sẽ thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao.

(báo Mực Tím)
 

forgetmenot

✩✩✩
Chàng trai đi cầu hôn

Chuyện kể rằng có một chàng trai rất thích cô con gái của một ông chủ nông trại, lấy hết can đảm, cuối cùng cậu đã quyết định tới nông trại đó để cầu hôn.

Ông chủ nông trại nhìn cậu một lượt, rồi nói: "Chúng ta hãy tới chỗ bãi cỏ, ta sẽ thả ra 3 con bò đực ra, nếu cậu tóm được bất cứ đuôi con bò nào, ta sẽ gả con gái cho cậu".

Khi tới bãi cỏ, cậu rất nóng lòng, háo hức chờ đợi ông thả con bò đầu tiên ra. Đợi một lúc, cánh cửa mở ra, một chú bò to khỏe đủng đỉnh đi ra, lần đầu tiên cậu thấy con bò to đến vậy. Cậu nghĩ "Vẫn còn 2 cơ hội nữa, bỏ qua lần đầu tiên này thôi" - rồi cậu đứng qua một bên cho con bò chạy qua.

Cánh cửa lần nữa lại mở, con bò thứ hai chạy ra. Nhưng lần này lại là một con bò khổng lồ, trông rất hung dữ. Nó đứng một chỗ cào chân xuống đất, và gầm gừ mấy tiếng. Cậu ồ lên: "Thật là quá đáng sợ, dù con phía sau có thế nào, có khi cũng không đáng sợ bằng con này" - Thế rồi cậu chạy ngay ra phía hàng rào tránh, và đợi con bò thứ hai chạy qua.

Cơ hội cuối cùng, chú bò thứ 3 được thả ra. Vừa nhìn thấy con bò, chàng thanh niên đã sáng mắt lên vui vẻ: Con bò thứ ba rất nhỏ và gầy - cậu thầm nghĩ lần này chắc chắn bắt được đuôi bò. Cậu vội lao ra đến bên con bò - nhưng trớ trêu thay con bò này không có đuôi.

Ông chủ trại xuất hiện, lên tiếng: "Rất tiếc, cậu quá nhút nhát và tâm lý đợi chờ may mắn nên cậu đã bỏ lỡ hai cơ hội."

Bài học là: Nếu không chắc chắn rằng cơ hội lần sau là tốt nhất, thì hãy chớp lấy cơ hội ngay khi có thể!.

(truyện ngụ ngôn)
 
thinh thoang áp lực bực tức mà được đọc bài viết như thê này thât là tôt. cảm ơn bạn. bài viêt rât hưu ich.
.
 

Thống kê

Chủ đề
100,676
Bài viết
467,452
Thành viên
339,833
Thành viên mới nhất
duythinh2222
Top